Hệ thống ứng dụng này gồm app trên điện thoại di động (app Hành trình số) để phục vụ người dân, lái xe cấp cứu, kíp cấp cứu và phiên bản web, bản đồ trên màn hình để phục vụ hoạt động điều hành, quản lý của Trung tâm Cấp cứu thành phố và Sở Y tế Đà Nẵng.
Ngoài ra, hiện nay trên từng xe cấp cứu cũng đã được doanh nghiệp tài trợ lắp đặt máy tính bảng giúp việc triển khai hệ thống ứng dụng hiệu quả hơn, rút ngắn thời gian gọi xe cấp cứu.
Theo đại diện Sở TT&TT Đà Nẵng, ứng dụng giúp người dân, du khách có thể đặt yêu cầu; theo dõi được hành trình xe cấp cứu, thời gian dự kiến xe đến…, từ đó có thể chủ động trong xử lý tình huống khẩn cấp. Hệ thống cũng hỗ trợ các cơ quan, đơn vị quản lý có thể theo dõi và quản lý từng nhiệm vụ, lộ trình di chuyển của xe cấp cứu nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành chuyên môn chính xác và thông minh hơn.
Trước đó, hệ thống ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương trên địa bàn thành phố đã được triển khai thí điểm từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 9 năm nay. Sau hơn 1 tháng, đã có gần 2.500 lượt xe cấp cứu được điều hành, quản lý trên hệ thống.
Ngày 21/9, Sở TT&TT, Sở Y tế, Trung tâm cấp cứu thành phố Đà Nẵng và các đơn vị liên quan đã rà soát hệ thống ứng dụng lần cuối, trước khi công bố đưa vào vận hành chính thức hệ thống ứng dụng quản lý, giám sát hành trình xe cứu thương.
![]() |
Sở TT&TT Đà Nẵng hướng dẫn người dân, du khách sử dụng ứng dụng "Hành trình số". |
Theo hướng dẫn của Sở TT&TT Đà Nẵng, người dân hiện đã có thể vào các kho ứng dụng của Google và Apple để tải, cài đặt và sử dụng ứng dụng “Hành trình số”. Qua ứng dụng, người dân có thể yêu cầu, đặt xe cấp cứu với vị trí GPS chính xác, từ đó giúp các xe cấp cứu dễ dàng định vị và đến đúng vị trí yêu cầu trong thời gian ngắn.
Đặc biệt, người dân có thể xem được xe cấp cứu đã xuất phát hay chưa, hành trình di chuyển, ước lượng khoảng cách còn lại... để chủ động trong thời gian chờ cấp cứu. Thông qua ứng dụng, người dân cũng dễ dàng định vị được các vị trí bệnh viện, trạm y tế gần nhất.
Bên cạnh đó, hệ thống còn cho phép người dân góp ý và nhận phản hồi về các xe cấp cứu, kíp cấp cứu ngay trên ứng dụng di động. Từ đó, Trung tâm Cấp cứu thành phố Đà Nẵng có thể cải thiện và nâng cao chất lượng vận hành của hệ thống xe cấp cứu cũng như cung cấp dịch vụ y tế công tốt hơn cho người dân.
Vân Anh
Theo biên bản ghi nhớ hợp tác mới ký kết, thời gian tới Bkav sẽ hỗ trợ Đà Nẵng triển khai dùng thử các giải pháp, ứng dụng chuyển đổi số, nền tảng Big Data xử lý và phân tích dữ liệu lớn.
" alt=""/>Người dân, du khách tại Đà Nẵng đã có thể đặt xe cấp cứu qua ứng dụng di độngĐồng thời, hình thành cơ sở dữ liệu để cung cấp cho hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành và trở thành nguồn dữ liệu có giá trị cho các công cụ phân tích, đánh giá và dự báo đối với lĩnh vực này.
Kế hoạch đặt mục tiêu các đơn vị thuộc lĩnh vực phải chuyển đổi phương thức xuất bản, phát quy hành xuất bản phẩm điện tử theo hướng hiện đại, phù hợp với xu thế hội nhập.
Cụ thể, số lượng xuất bản phẩm điện tử (tính theo đầu sách) chiếm tỷ lệ 12% vào năm 2022 trong tổng số xuất bản phẩm xuất bản hàng năm. 60% nhà xuất bản thực hiện quy trình biên tập, đọc duyệt nội dung trên nền tảng công nghệ số.
Năm 2022, 100% đơn vị thuộc lĩnh vực xuất bản; 70% đơn vị thuộc lĩnh vực in và 90% đơn vị thuộc lĩnh vực phát hành hoàn thành việc kết nối với cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành.
Về phía cơ quan quản lý, kế hoạch đặt mục tiêu 100% thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4; 100% hoạt động quản lý điều hành thực hiện trên môi trường số; 100% chế độ báo cáo, chỉ tiêu báo cáo nghiệp vụ và báo cáo thống kê của các đơn vị xuất bản, in và phát hành phục vụ sự chỉ đạo, điều hành được thực hiện trực tuyến.
Cùng với đó, cơ quan quản lý sẽ thực hiện tiếp nhận xuất bản phẩm lưu chiểu qua tờ khai điện tử; 20% hoạt động thanh tra, kiểm tra thực hiện trên môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.
Phát triển nền tảng dùng chung cho xuất bản và phát hành điện tử
Để thực hiện được các mục tiêu nói trên, kế hoạch đề ra 4 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm. Trong đó, tập trung vào việc thay đổi nhận thức cho cán bộ công chức và người lao động của Cục cũng như trong toàn ngành xuất bản, in và phát hành về chuyển đổi số; nhận thức về đảm bảo an toàn thông tin; Tổ chức hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận, sử dụng các hệ thống nghiệp vụ trên môi trường số nhất là những nguyên tắc đảm bảo an toàn an ninh mạng.
Nâng cấp, xây dựng hạ tầng công nghệ và giải pháp chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin. Trong đó, triển khai Đề án đổi mới Bộ phận một cửa, một cửa liên thông của Bộ; Xây dựng Hệ thống dữ liệu xuất bản, in và phát hành; Liên thông chia sẻ dữ liệu với các Sở TT&TT; Hiện đại hóa trang thiết bị, máy móc, nâng cấp hệ thống mạng LAN của Cục, các phần mềm phục vụ hoạt động công việc cho cán bộ, công chức, đảm bảo tiêu chí để vận hành trên môi trường số.
Hợp tác với các công ty công nghệ đầu tư phát triển các nền tảng (platform) dùng chung cho xuất bản và phát hành điện tử. Ứng dụng công nghệ mới trong xuất bản, đẩy mạnh phát triển định dạng sách nói (audio book), sách thực tế ảo (VR book), thực tế ảo tăng cường (AR), sách đa phương tiện (multimedia book); khuyến khích việc phát triển các thiết bị đọc sách, xem/nghe nội dung số.
Xây dựng và phát triển nền tảng số, dữ liệu số của lĩnh vực xuất bản, in và phát hành. Tổ chức triển khai đầy đủ các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng. Hoàn thành phân loại, xác định, phê duyệt đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin và phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ phù hợp với quy định của pháp luật và tiêu chuẩn quốc gia về an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.
Việc phân loại, xác định và phê duyệt đề xuất cấp độ hệ thống thông tin hoàn thành trước tháng 12 năm nay. Phương án bảo đảm an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ các hệ thống thông tin đang vận hành hoàn thành trước tháng 6/2023.
Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách theo hướng cải cách thủ tục hành chính, đơn giản các điều kiện hoạt động, tạo điểu kiện để lĩnh vực xuất bản, in và phát hành thực hiện chuyển đổi số phù hợp với thực tiễn.
Ngoài ra sẽ xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành xuất bản, in và phát hành đáp ứng yêu cầu của Cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số quốc gia.
Duy Vũ
Người Việt vẫn thích được kết nối trực tiếp với nhân viên chăm sóc khách hàng bên cạnh các hệ thống phản hồi tự động.
" alt=""/>Phát triển nền tảng dùng chung cho xuất bản và phát hành điện tử