Đối với một số người, dường như sự nỗ lực và cố gắng của vợ không bao giờ là đủ. Được voi đòi tiên, chẳng bao giờ quan tâm đến sự vất vả và những cảm xúc của người phụ nữ đầu gối tay ấp, để rồi cái kết sẽ là sự hối hận khôn nguôi.Phản bội vợ vì hộp cơm trưa hoàn hảo của cô đồng nghiệp
Kiên (33 tuổi) chia sẻ trong 3 năm hôn nhân với Oanh, số lần anh được vợ nấu cơm mang đi ăn trưa trên công ty rất ít ỏi.
“Thực ra vợ tôi cũng đề nghị nấu cho chồng nhưng cô ấy chuẩn bị rất sơ sài, thiếu đầu tư. Vợ chỉ chú trọng vấn đề có đủ dinh dưỡng hay không, chứ chẳng đổi món cho phong phú và trình bày đẹp mắt. Do đó tôi không cần nữa”, Kiên nói.
Bất mãn về hộp cơm trưa xấu xí với các món ăn quen thuộc của vợ, Kiên đem lòng tương tư hộp cơm của cô đồng nghiệp trẻ xinh xắn. Cô nàng tên Hương, buổi trưa nào cũng mang cơm đi ăn, đó là một suất cơm thực sự hoàn hảo như trên tạp chí.
Lần nào Kiên cũng chụp ảnh hộp cơm của Hương mang về khoe với vợ nhưng cô đều im lặng chẳng đưa ý kiến. Thế rồi qua câu chuyện hộp cơm, Kiên và Hương thân thiết với nhau lúc nào không hay. Và anh đã phản bội vợ, quan hệ lén lút với nữ đồng nghiệp.
Chỉ sau 3 tháng qua lại, Hương đã mang thai. Cô nàng bắt Kiên ly hôn vợ cưới mình. Kiên suy đi tính lại, thấy Hương vừa trẻ trung lại khéo tay, đảm đang và chịu khó hơn Oanh rất nhiều nên quyết định lật bài ngửa với vợ. Oanh rất sốc song chuyện đã đến bước đường đó, cô thật sự chẳng còn cách nào khác là ký đơn ly hôn.
 |
|
Sự thật chát đắng cho kẻ bội bạc
Vừa ly hôn đã làm đám cưới ngay không phải là chuyện hay ho, Kiên và Hương quyết định đăng ký kết hôn rồi về chung sống. Khi nào con cứng cáp họ sẽ tổ chức tiệc cưới. Vậy nhưng chưa chờ được tới ngày đó thì Kiên đã thấy hối hận vô vàn vì quyết định bỏ vợ cưới người tình.
Anh chia sẻ: “Sau đám cưới, vợ tôi viện cớ bầu bí nên không động tay vào bất cứ việc gì trong nhà, bắt tôi và mẹ chồng phải làm hết. Bị trách móc thì cô ấy lên mạng khóc lóc rùm beng khiến cả nhà tôi phải muối mặt”.
Không đánh mắng được, cũng chẳng thể ly hôn vì vừa mới về chung sống chưa lâu, Kiên đành phải nhịn Hương. Hơn nữa Hương rất giỏi cãi lý, hễ bất đồng quan điểm là Hương mang chuyện lên mạng chia sẻ xin ý kiến. Và Kiên luôn nhận về sự chê trách khi không biết thương vợ bầu, đối xử khắt khe với vợ. Cuối cùng anh đành phải chịu thua.
Từ chỗ không làm việc nhà bao giờ, sau khi kết hôn với Hương thì việc gì cũng đến tay khiến Kiên muốn phát khùng. Thời điểm này anh mới biết khi trước vợ cũ đã vất vả thế nào. Cô vừa bận việc trên công ty, về nhà lại cơm nước, dọn dẹp, chăm sóc con nhỏ, thêm cả mẹ chồng ốm yếu. Lúc trước anh coi những việc ấy không đáng là gì, song bây giờ phải tự tay làm Kiên mới thấy mệt mỏi và cực nhọc ra sao.
Anh cũng nhận ra để có được hộp cơm hoàn hảo thì Hương phải đầu tư không ít công sức và thời gian. Cô nàng lúc ấy độc thân, còn Oanh phải nghỉ ngơi chứ đâu là siêu nhân mà chu toàn tất cả mọi thứ. Cưới Hương cứ tưởng được ăn cơm trưa ngon lành vợ chuẩn bị, sau cùng Kiên chẳng đạt được mong muốn. "Mệt, không có thời gian, anh tự đi mà làm. Anh tưởng nấu cơm nhàn hạ lắm đấy chắc?", Hương đáp lời như thế.
“Thú thật tôi không có tình cảm nhiều với người vợ hiện tại. Mọi chuyện đến nông nỗi này bởi vì tôi ham vui nhất thời và do cô ấy mang thai. Sự dễ thương, khéo tay của cô ấy chỉ là vẻ bề ngoài, thực chất người phụ nữ ngang nhiên trở thành kẻ thứ ba chắc chắn không hề đơn giản. Lại thêm chung sống không hòa hợp, tôi cảm thấy chán ngán và hối hận đã bỏ vợ cũ. Tôi không biết rồi cuộc hôn nhân này của mình sẽ đi đến đâu nữa”, Kiên cho hay.
Anh đã đánh mất một người phụ nữ tốt, hết lòng yêu thương, hi sinh cho chồng con. Đó là sự thật chát đắng tận cùng nhưng Kiên buộc lòng phải thừa nhận.
Theo Gia đình & Xã hội

Bắt gặp chị dâu ngoại tình, tôi lặng người khi nghe những lời bao biện
Tôi với bạn gái xa nhau quá lâu không gặp nên đã hẹn nhau đi nhà nghỉ. Nào ngờ, tôi bắt gặp chị dâu và một người đàn ông lạ đi ra…
" alt=""/>Phản bội vợ vì hộp cơm trưa hoàn hảo của cô đồng nghiệp
Điểm tựa cuối cùngKết thúc cuộc điện thoại với người thân, chị L.T.A.N. (SN 1988, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) bật khóc nức nở. Bà ngoại chị vừa qua đời. Đây là lần thứ 2, A.N. hứng chịu nỗi đau mất người thân chỉ trong ít ngày.
Thấy chị gái khóc, 3 đứa nhỏ đang ngồi học cũng òa lên. N. giấu vội nước mắt, chạy đến ôm các em vào lòng, dỗ: “Nín đi! Chị không sao. Không sao nữa rồi”. Vắt đầu qua vai chị, cậu bé 10 tuổi nhìn lên am thờ, nơi đặt di ảnh người đàn ông ngoài 50 rồi khóc nức nở.
Bé nói: “Em nhớ ba và thương ba quá. Ba mất mà em chưa kịp nói với ba lời nào”. Nghe tiếng em nức nở, sự cứng cỏi trong N. tan biến. Chị òa khóc cùng các em.
 |
Di ảnh cha chị N. tại nhà riêng. |
Di ảnh đó là ba của N. Ông nhiễm Covid-19 và mất vào ngày 13/8 chỉ sau ít hôm nhập viện điều trị. 5 đứa em nhỏ cùng cha khác mẹ với N.
Chị kể: “Tình duyên ba tôi lận đận. Cưới ai rồi cũng chia tay, người ta quay đi, để lại con nhỏ. Ngoài tôi và một người em trai đã lập gia đình, ba tôi còn có thêm 5 đứa con nữa là Lê Minh Tài (lớp 12), Lê Minh Đức (lớp 10), Lê Thị Ánh Linh (lớp 8), Lê Minh Trí (lớp 6), Lê Trí Bảo (lớp 5)”.
Đông con, cha chị N. không thể ra ngoài mưu sinh vì “kẹt” ở nhà lo cơm nước, đón đưa 5 đứa nhỏ đi học. Thu nhập chính của gia đình gói gọn trong đôi ba phòng trọ ọp ẹp ông cho thuê phía trước nhà.
 |
Chị N. và 2 đứa em nhỏ vẫn khóc khi nhớ về người cha ra đi vì Covid-19. |
Ngày ông dương tính với Sars-Cov-2, các bé được đưa đi cách ly nên không thể gặp mặt cha. Đến lúc được trở về nhà, cả 5 đứa nhỏ bàng hoàng nhận tin cha mất. Chị N. kể: “Ngày 17/8, tôi nhận tin ba mất nhưng không dám nói cho 5 em biết”.
“Các em thiếu vắng tình thương của mẹ nên thương ba lắm, tôi sợ nói ra, các em sẽ không chịu nổi. Ngày 27/8, khi được nhận tro cốt ba, chúng tôi cũng không dám đem thẳng về nhà mà gửi tạm ở chùa. Chúng tôi đợi các em nguôi ngoai mới thỉnh tro cốt ba về”, chị N. nói thêm.
Thương, nhớ ba chỉ biết khóc
N. nói, chưa bao giờ chị rơi vào hoàn cảnh éo le như bây giờ. Cha mất, chị bất đắc dĩ trở thành chỗ dựa cuối cùng của các em. Thế nhưng, ở quê, chị còn 4 con cần mình chăm sóc, nuôi dưỡng. Chị ước mình có thể phân thân để vẹn toàn cả hai.
“Tôi gửi con cho ba mẹ chồng ở dưới quê rồi lên đây nuôi các em. Dù sao, các con tôi ở quê còn có ông bà nội, chú bác, mấy em ở đây còn ai để trông cậy nữa đâu. Bây giờ, tôi vừa là chị, là mẹ là cha của các em rồi”, N. nói rồi ôm bé nhỏ nhất vào lòng.
 |
Trí Bảo thương nhớ ba nên khóc nhiều. Chị N. liên tục an ủi, thấm nước mắt cho em. |
Thiếu vắng người phụ nữ trong gia đình, cha chị N. đã sớm tập cho các con tự lập, chăm sóc lẫn nhau. Mỗi sáng, khi thức dậy, ông tập cho các con phải tự gấp chăn màn rồi tự đánh răng, rửa mặt, soạn cặp, sách.
Ăn sáng xong, ông chở từng đứa đến trường. Ông đứng trông cho con đi qua cổng, vào lớp rồi mới yên tâm quay xe trở về nhà. Những ngày này, không có ba bên cạnh, các em chị N. cứ thấy trống vắng. Mấy đứa nhỏ lóng ngóng, không buồn ăn, đùa giỡn như trước.
Chị N. kể, mỗi lúc nhớ ba, mấy chị em ôm nhau mà khóc. Ba đứa nhỏ nhất là khóc nhiều hơn cả. Đặc biệt là Trí Bảo. Mỗi lần nghe chị cả nhắc đến ba, Bảo lại cúi đầu, rấm rức khóc một mình.
N. dùng khăn giấy thấm nước mắt cho em, ôm đầu thằng bé vỗ về. Chị tâm sự: “Bảo xa mẹ từ lúc mới 13 ngày tuổi. Từ đó đến nay em không biết mặt mẹ, chỉ biết mỗi ba nên Bảo thương ba lắm. Lúc đi cách ly, người ta cho sữa, Bảo nói: 'Sữa này nhiều canxi, tốt cho ba. Bảo không uống mà để dành, khi nào được về, Bảo đem cho ba'.
Bây giờ, ai cho gì, em cũng dành, nói để cúng cho ba…”, N. vừa nói vừa đưa tay lau nước mắt.
 |
Chị N. nói sẽ cố gắng đùm bọc các em, thay cha nuôi dạy các em nên người. |
Bên cạnh Bảo, Minh Trí cứng cỏi hơn. Khi nghe chị kể về ba, mẹ, Trí chỉ rơi nước mắt chứ không khóc bật thành tiếng. Em nói, em nhớ ba, nhớ những lần ba chở mấy anh em đi chơi, dù không đủ đầy như chúng bạn nhưng rất vui.
“Nhà đông anh em, mỗi lần đi đâu đó chơi, ba đều cho đi hết. Ba không thương ai hơn, cũng không ghét bỏ ai. Lúc còn sống, ba cũng không la mắng chúng em. Ba chỉ mong chúng em học giỏi để sau này không khổ như ba”, Trí chia sẻ.
Gia cảnh khốn khó khiến các em chị N. giỏi tự lập trong cuộc sống cũng như học tập. Các em đều có học lực giỏi, khá. Chị N. nói, sở dĩ các em học giỏi là vì các em thương ba, sợ ba buồn. Thế nên khi mồ côi cha, chị N. lo lắng tương lai các em sẽ mờ mịt theo.
Chị nói: “Ba đi rồi, tương lai sẽ khó khăn lắm. Tuy vậy, chị em chúng tôi sẽ cố gắng đùm bọc nhau mà sống. Sau dịch, tôi sẽ đi làm để lo cho các em. Tôi chỉ mong các em cố gắng học để sau này có việc làm như mong ước của ba trước khi ông nhắm mắt”.
Bài, ảnh: Nguyễn Sơn
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: 1. Ủng hộ qua Báo VietNamNet:Ghi rõ ủng hộ MS 2021.267 (5 bé mồ côi) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 2. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: Tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 028 3818 1436. |

Bốn chị em đi cách ly về, bàng hoàng nhận hũ tro cốt của mẹ
Ôm hũ tro cốt mẹ trên tay, các con ông Đức không tin đó là những gì còn lại của mẹ mình. Các em òa khóc nức nở, không tin đó là sự thật.
" alt=""/>Tiếng nức nở trong ngôi nhà của 5 trẻ mồ côi vì Covid