“Dự kiến, ngày 15/10, Bộ Y tế sẽ ban hành hướng dẫn tiêm vắc xin cho nhóm trẻ em này”, ông Tuyên cho biết.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin, Bộ Y tế phấn đấu trong quý IV/2021 sẽ tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19 cho 95% trên tổng số 8,1 triệu trẻ em từ 12-17 tuổi trên cả nước.
Cùng đó, Bộ Y tế đang rà soát, thống kê số trẻ em từ 3-11 tuổi; đồng thời tiếp cận các nguồn vắc xin, tham khảo ý kiến chuyên môn của các chuyên gia, nhà khoa học để sẵn sàng có hướng dẫn tiêm cho trẻ từ 3-11 tuổi khi có vắc xin.
“Cùng với tiến độ tiêm vắc xin chung trên cả nước, ngành giáo dục, y tế có kế hoạch tổ chức tiêm vắc xin chi tiết cho từng lứa tuổi, từng cấp học, từng bước mở lại môi trường an toàn, đón học sinh quay trở lại trường học”, Thứ trưởng Tuyên cho biết.
![]() |
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, Bộ Y tế đang lên kế hoạch, lộ trình triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 cho trẻ em, trước hết sẽ triển khai tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi. Ảnh: VGP/Đình Nam. |
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở GD-ĐT rà soát, đánh giá, củng cố, hoàn thiện công tác phòng, chống dịch, sẵn sàng mở lại trường học.
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ Chính phủ đã bàn và có Nghị quyết để phấn đấu hết năm 2021 cơ bản kiểm soát dịch trên toàn quốc, đưa lại cuộc sống bình thường mới. Do đó, kế hoạch của ngành giáo dục cũng cần bám sát mục tiêu này.
Bộ GD-ĐT khẩn trương rà soát các quy định đảm bảo an toàn học đường phù hợp với điều kiện hiện nay khi giáo viên, phụ huynh đã được tiêm vắc xin, sắp tới học sinh từ 12-17 tuổi cũng được tiêm.
“Bộ GD-ĐT phải tổ chức tiêm vắc xin sớm và an toàn cho học sinh trong độ tuổi theo quy định của Bộ Y tế. Ngay từ bây giờ, Bộ Y tế phối hợp với Bộ GD-ĐT, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức đăng ký tiêm vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi từ 12-17 tuổi, để khi vắc xin về vào cuối tháng 10, có thể tổ chức tiêm nhanh nhất, an toàn nhất cho các cháu”, Phó Thủ tướng nói.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT chuẩn bị hệ thống giám sát y tế học đường để tất cả học sinh có đầu mối cụ thể theo dõi sức khỏe, bảo vệ cho nhóm học sinh chưa được tiêm vắc xin, bởi trong điều kiện bình thường mới, vẫn có thể xuất hiện ca mắc trong cộng đồng.
“Tinh thần là đến trường phải an toàn, trong trường học là môi trường an toàn. Đặc biệt, ngành giáo dục cần lưu ý đến chăm lo tâm lý học đường, tâm lý học sinh trong và sau mùa dịch”, ông Đam nhấn mạnh.
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: VGP/Đình Nam. |
Phó Thủ tướng cho hay, vừa qua, Bộ GD-ĐT, Bộ TT&TT, các đơn vị viễn thông, đài truyền hình đã nỗ lực xây dựng, triển khai các chương trình dạy học trực tuyến, trên truyền hình, cơ bản đáp ứng được một phần nhu cầu học tập của học sinh, có những điểm tích cực nhất định. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, việc học trực tuyến, học trên truyền hình chỉ là hình thức bổ trợ, không tránh khỏi những tác động không mong muốn.
Do đó, ngành giáo dục phải có kế hoạch, giải pháp bảo đảm hoàn thành năm học theo kế hoạch; bổ trợ, củng cố kiến thức cho học sinh bằng những hình thức phù hợp trong ngắn hạn cũng như trong những năm học tiếp theo.
Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, ngành giáo dục cần sẵn sàng các khâu chuẩn bị để công tác thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học năm 2021-2022, đánh giá kết quả học tập, chất lượng học sinh cũng như tổ chức kết thúc năm học linh hoạt trong mọi tình huống; có phương án dự phòng các hoạt động bổ trợ kiến thức cho học sinh trong thời gian tiếp theo.
Thanh Hùng
Thủ tướng Phạm Minh Chính cho hay Chính phủ sẽ có giải pháp năm học mới đảm bảo an toàn trường học gắn với tiêm vắc xin.
" alt=""/>Chuẩn bị tiêm vắc xin CovidVới cách làm này, việc kết nối giữa người dân và cán bộ, lãnh đạo, công chức nhà nước trở nên trực diện hơn, không còn bất cứ khoảng cách nào. Việc này nhằm đảo bảo sự đồng hành và hỗ trợ của công chức nhà nước với nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính công, từ đó hướng đến sự minh bạch trong các thủ tục.
Lễ ra mắt phần mềm ứng dụng trên điện thoại dịch vụ hành chính công. |
Đây là một bước tiến quan trọng và có ý nghĩa trong việc nâng cao tỷ lệ người dân tham gia thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và cải thiện chất lượng trong việc tiếp nhận phản ánh, góp ý, xây dựng chính quyền của người dân trên địa bàn thông qua mô hình tiếp công dân trực tuyến trên ứng dụng.
Người dân được kết nối chuyên sâu với từng tư vấn viên cụ thể có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực cần tư vấn. Việc kết nối tức thời, luôn có nguồn tư vấn viên đông đảo sẵn sàng trực 24 tiếng/7 ngày. Ứng dụng không chỉ kết nối công chức, đây còn là kênh lắng nghe các ý kiến, góp ý, khiếu nại, phản ánh trực tiếp đến cán bộ lãnh đạo phụ trách, hoặc lãnh đạo địa phương.
Người dân được hướng dẫn chi tiết các thủ tục hành chính công, được đánh giá và nhận xét đối với cán bộ, công chức tư vấn cho mình. Thay thế mô hình tổng đài, đường dây nóng đã lỗi thời và thiếu sự trực diện.
Đối với tư vấn viên, có thể tư vấn bất cứ lúc nào chỉ cần mở chế độ trực tuyến trên smartphone. Nhiều tính năng trên ứng dụng giúp người dân kết nối được tư vấn viên: gọi nhanh cho một tư vấn viên chuyên sâu về lĩnh vực tư vấn; tìm kiếm tư vấn viên theo nhu cầu tư vấn thông qua bộ lọc tìm kiếm; Chọn tư vấn viên yêu thích; Truy lịch sử tư vấn để tái kết nối; Đánh giá tư vấn viên sau khi tư vấn; kết nối cổng đăng ký thủ tục hành chính công trực tuyến mức độ 3, 4.
Tính năng phát triển trong thời gian tới: Đặt lịch hẹn tiếp dân với tư vấn viên; Đăng ký các gói dịch vụ hành chính công trực tuyến.
Các tư vấn viên là những công chức đang làm việc tại quận gồm nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, đô thị, tư pháp hộ tịch, tài nguyên môi trường…
Đức Toàn
" alt=""/>Quận 12: Dùng ứng dụng điện thoại tư vấn, khiếu nại dịch vụ hành chính côngNhư bao hành trình khác, con đường văn chương của Hoàng Khánh Duy không hề bằng phẳng. Anh thổ lộ: “Thách thức lớn nhất không nằm ở ngoại cảnh mà chính từ bản thân. Những lúc mất động lực hay ngại dấn thân, mình đã chọn cách nhìn lại, tự vấn và làm mới bằng việc đọc thêm, cảm nhận sâu hơn. Sự kiên nhẫn và ý chí là những yếu tố giúp mình vượt qua mọi khó khăn, tiếp tục sáng tạo để mang đến những tác phẩm ý nghĩa”.
Không chỉ thành công với truyện ngắn, bút ký, Hoàng Khánh Duy còn gây ấn tượng trong lý luận phê bình. Với nền tảng nghiên cứu và giảng dạy Văn học, anh đã xuất bản nhiều bài báo, công trình nghiên cứu và tham luận tại các hội thảo trong và ngoài nước. Đề tài của anh luôn được chọn lọc kỹ lưỡng, mang lại những câu chuyện chạm đến tâm hồn độc giả qua chất liệu gần gũi và cảm xúc sâu lắng.
Sinh ra tại miền Tây, anh xem quê hương là điểm tựa tinh thần và nguồn cảm hứng sáng tạo. Những trang viết của anh thấm đượm vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa, con người miền Tây, được chắt lọc từ trải nghiệm thực tế. Anh viết để tri ân quê hương và lan tỏa vẻ đẹp vùng đất này.
Đến năm 2024, Hoàng Khánh Duy đã xuất bản 14 tác phẩm gồm 6 tập truyện ngắn, 2 tập tạp văn, 1 truyện dài thiếu nhi, 3 sách chuyên khảo và 1 tập ký. Không đặt nặng giải thưởng, anh được yêu mến nhờ sự nghiêm túc trong từng trang viết, coi thành công là cảm xúc và sự đồng điệu từ độc giả.
Nuôi khát vọng khám phá non sông
Năm 2024, Hoàng Khánh Duy ra mắt Việt Nam qua cửa sổ con tàu, ghi lại hành trình xuyên Việt bằng tàu hỏa. Anh xem đây là một "trải nghiệm" hơn là "du lịch", bởi chuyến đi giúp anh mở rộng tri thức, cảm nhận sâu sắc vẻ đẹp quê hương và tìm thấy chất liệu văn chương quý giá.
Khánh Duy lần đầu chu du trên chuyến tàu Thống Nhất từ Nam ra Bắc, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất nước qua ô cửa sổ tàu hỏa. Tác phẩm không chỉ là hành trình xuyên Việt mà còn là cơ hội để khám phá sự đa dạng thiên nhiên, văn hóa và con người. Anh gặp gỡ những người dân thân thiện, giàu lòng nhân ái, hiểu thêm về di sản văn hóa cha ông để lại.
Tác phẩm còn gắn kết với văn học và nghệ thuật qua những địa danh như làng Đại Hoàng (Hà Nam) hay Pleiku – những nơi anh tìm đến từ các dòng văn, câu hát. Mỗi điểm dừng chân, Duy lưu giữ cảm xúc bằng những bài viết nhỏ, không nhằm cung cấp tri thức mà lan tỏa tình yêu quê hương.
Dù trải nghiệm nhiều kỷ niệm đẹp, anh vẫn trăn trở về việc nhiều bạn trẻ chưa quan tâm đến giá trị lịch sử của các địa danh như Sông Thạch Hãn, Thành cổ Quảng Trị hay Sông Bến Hải. Anh hy vọng giới trẻ sẽ khám phá những nơi lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử, không chỉ để tìm hiểu mà còn để lan tỏa vẻ đẹp ấy.
Trong tương lai, Hoàng Khánh Duy dự định thử sức với đề tài chiến tranh cách mạng, hy vọng ngợi ca các anh hùng sẽ khơi dậy tinh thần dân tộc và tình yêu đất nước, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Với anh, văn chương không chỉ là nơi lưu dấu cảm xúc mà là cách thể hiện lòng biết ơn lịch sử.
Hoàng Khánh Duy nhắn nhủ: “Dù làm bất cứ công việc gì, hãy đặt sự nghiêm túc và nỗ lực lên hàng đầu. Bản lĩnh và không từ bỏ giấc mơ sẽ giúp bạn biến điều không thể thành có thể”.