![]() |
Hoa hậu Mỹ 2019 |
![]() |
Hoa hậu Mỹ 2019 |
Điều khiến nhiều người tò mò là ngôi làng này từng là một làng nghèo cấp tỉnh, người dân rất chân chất. Việc được sống trong ngôi biệt thự lớn đúng là một giấc mơ của người dân nơi đây.
Tất cả là do người đàn ông giàu có tên Trần Sinh bỏ tiền ra, đầu tư xây dựng cho dân.
![]() |
Doanh nhân Trần Sinh sinh năm 1962 trong một gia đình 5 người con. |
Doanh nhân Trần Sinh sinh năm 1962 trong một gia đình 5 người con. Cha mất từ nhỏ, mẹ là người hết lòng yêu thương chăm sóc con trai. Hoàn cảnh khó khăn khiến Trần Sinh hết lòng học hành, mong ước được vào trường đại học. Trần Sinh trở thành học sinh có thành tích xuất sắc, là niềm tự hào của dân làng và mẹ.
Năm 1984, Trần Sinh tốt nghiệp khoa Kinh tế Đại học Bắc Kinh. Trước đó, do quá khó khăn, mẹ ông và dân làng phải đi vay mượn khắp nơi mới có đủ tiền cho ông đi tàu lên thành phố nhập học.
Ra trường, ông tìm được công việc ổn định khiến dân làng và mẹ đẻ rất tự hào.
Tuy nhiên, công việc lặp đi lặp lại khiến Trần Sinh cảm thấy nhàm chán, ông quyết định tìm hướng đầu tư mới, bắt đầu tự kinh doanh. Trong vài năm, số tiền Trần Sinh kiếm được khiến nhiều người mơ ước. Không dừng lại ở đó, ông quyết định tiếp tục làm giàu nhờ bước sang ngành nghề mới.
Ông nhìn ra tiềm năng trong ngành bất động sản và lại một lần nữa bỏ vốn đầu tư. Chỉ trong vòng 3 năm, Trần Sinh đã sở hữu khối tài sản hàng trăm triệu USD và trở thành đại gia kinh doanh bất động sản ở thành phố Trạm Giang, đồng thời là triệu phú đầu tiên ở ngôi làng nơi ông sinh ra.
Thế nhưng, vì muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh của mình, ông quyết định chuyển sang kinh doanh đồ uống và lập công ty riêng. Trải qua quá trình thử nghiệm, những lon nước táo đầu tiên của công ty đã được ra mắt. Sản phẩm của công ty ông được người tiêu dùng đón nhận.
Dù vậy, ông vẫn chưa thực sự hài lòng. Trần Sinh quyết định đầu tư sang lĩnh vực thịt lợn sạch. Ông cùng một người em của mình quyết định mở công ty chuyên cung cấp thịt lợn sạch và một lần nữa được đón nhận nhiệt tình.
![]() |
Những ngôi biệt thự doanh nhân Trần Sinh xây cho người dân trong làng |
Tháng 8/2009, ông và người em của mình còn thành lập “Trường dạy nghề bán thịt lợn” để đào tạo những tài năng chăn nuôi lợn chuyên nghiệp và những người bán thịt chất lượng cao.
Thương hiệu thịt lợn chất lượng của Trần Sinh cũng ngày càng lớn mạnh. Để mở rộng hoạt động kinh doanh, ông còn tham gia vào lĩnh vực thương mại điện tử và trở thành doanh nghiệp kinh doanh và chăn nuôi lợn nội địa lớn, nổi tiếng khắp nơi.
Khi sự nghiệp thăng hoa, Trần Sinh không quên những khó khăn mình đã trải qua. Ông nhớ về ngôi làng và những người dân đã quyên góp tiền giúp ông đi học. Ông đã từng tự nhủ sau này khi thành công sẽ trả ơn dân làng.
Năm 2014, Trần Sinh chia sẻ: "Tôi không thể có được thành công ngày hôm nay nếu không có sự ủng hộ của dân làng. Tôi sẽ tặng mỗi gia đình một biệt thự rộng 300m2, giúp cả làng thoát nghèo. Đây là phần thưởng tôi muốn dành tặng cho lòng tốt của họ".
Trần Sinh không chỉ chi tiền xây biệt thự, ông còn xây dựng các trường mẫu giáo và trường học địa phương. Ông đồng thời trợ cấp lương cho giáo viên địa phương bằng tiền của mình, hi vọng có thể thu hút nhiều giáo viên giỏi.
Không chỉ giúp dân làng có nhà, có điều kiện phát triển học thức, Trần Sinh còn giúp họ trồng cây ăn quả và chăn nuôi lợn. Điều này giúp người dân nơi đây có thêm nguồn thu nhập.
Tuy nhiên, việc xây dựng 258 căn biệt thự cho các hộ gia đình đã khiến người dân nảy sinh tranh cãi. Có người muốn sở hữu hai căn có người lại không biết nên ở căn nào. Điều này khiến cho Trần Sinh hết sức buồn lòng, có khoảng thời gian 2 năm ông không về quê. Chính quyền địa phương đã phải họp người dân để thảo luận, phân chia các căn biệt thự.
![]() |
Doanh Nhân Trần Sinh vẫn đang làm việc chăm chỉ, sự nghiệp ngày càng phát triển và hưng thịnh. |
Vào ngày 4/6/2018, người dân đã tổ chức buổi lễ tân gia lớn để chào mừng cả làng chuyển đến nhà mới. Trần Sinh cùng mẹ và vợ cũng đến dự lễ tân gia. Trước lời mời nồng nhiệt của dân làng, Trần Sinh đã đứng lên phát biểu: "Rồi tôi cũng sẽ già đi, cũng sẽ về với tổ tiên. Với tôi, việc có thể xây dựng biệt thự cho mọi người, giúp người dân nuôi lợn là điều rất hạnh phúc. Tôi hi vọng mọi người có thể chăm lo cho thế hệ con cháu của mình, để họ có điều kiện học hành, phát triển, thành công".
Hiện nay, người dân trong làng được sống trong những ngôi biệt thự lớn, mọi hộ gia đình đều có cuộc sống sung túc, con cái của họ được học hành tử tế.
Trần Sinh cũng vẫn đang làm việc chăm chỉ, sự nghiệp ngày càng phát triển và hưng thịnh.
Thanh Tú(Theo Sohu/163)
Đậu đại học khi mới 10 tuổi và tốt nghiệp ở tuổi 13, Zhang Yiwen rơi vào khủng hoảng và cô đơn, phải trở về làm trợ giảng cho cha mẹ với mức thù lao bèo bọt.
" alt=""/>Đại gia về quê xây biệt thự tặng cả dân làngChuỗi hoạt động nghệ thuật thường niên Davines Art Series (DAS) số 8 tên gọi Biển sốngcùng dự án Ocean Keeper (Người gìn giữ đại dương) sẽ diễn ra trong 10 ngày (từ 21/10 đến 30/10/2020) tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại (VCCA), 72A Nguyễn Trãi, Hà Nội. Triển lãm giới thiệu các tác phẩm hội hoạ, nhiếp ảnh, sắp đặt đương đại và phim ngắn của những nghệ sĩ tên tuổi và nhiều tác giả trẻ tài năng.
Triển lãm đa phương tiệnBiển sống là một cuộc trưng bày quy mô và phong phú với sự tham gia của các tác giả - tác phẩm thuộc nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, do họa sĩ Lê Thiết Cương giám tuyển.
![]() |
Họa sĩ Lê Thiết Cương làm giám tuyển cho Davines Art Series từ năm 2013 đến nay. |
"Biển sốnglà một dự án nghệ thuật trong chuỗi hoạt động nghệ thuật thường niên Davines Art Series, từ 2013 đến nay đã là lần thứ 8. Ý tưởng của chúng tôi là: Thông qua nghệ thuật để kể một câu chuyện về truyền thống, về văn hóa của người Việt hoặc cất lên một tiếng nói về một vấn đề mà xã hội đang quan tâm, như năm nay là về môi trường biển với tên gọi Người giữ gìn đại dương (Ocean Keeper).
Có nhiều cách để lên tiếng nhưng với nghệ sĩ lên tiếng bằng chính tác phẩm của mình là hay nhất. Tiếng nói của nghệ thuật, của cái đẹp sẽ đối thoại với người xem bằng một cách thức riêng mà không loại hình nào có được. Đó là đối thoại, là trò chuyện của trái tim với trái tim. Cái đẹp của nghệ thuật đương đại không chỉ thuần túy hình thức mà nó phải bao hàm cả nội dung. Nghệ thuật phải gắn liền với những vấn đề của đời sống", họa sĩ Lê Thiết Cương chia sẻ.
Trong số các tác phẩm có tác phẩm nhiếp ảnh của 3 nhiếp ảnh gia (NAG) gạo cội gồm Ngọc Thái, Dương Minh Long, Lê Hồng Linh, tác phẩm tranh của 4 hoạ sĩ Bùi Thu Thuỷ, Quốc Thắng – Bình Nhi và Phạm Trần Quân, đặc biệt là 2 tác phẩm sắp đặt của nghệ sĩ Đỗ Hiệp và Nguyễn Minh Hiếu. Những tác phẩm tranh, ảnh và sắp đặt đều mang đến một thông điệp về vẻ đẹp biển cũng như lời kêu gọi về gìn giữ môi trường biển.
![]() |
Hạ Long (1997) của nhiếp ảnh gia Ngọc Thái. |
Nhiếp ảnh gia Ngọc Thái cả đời đau đáu với ảnh đen trắng, con người và phong cảnh thiên nhiên, đặc biệt là biển – một đề tài lớn trong sự nghiệp của ông. 10 tác phẩm cùng tên Đời biển – Đời ngườiđưa ra một điểm nhìn về cuộc sống của những con người gắn liền với biển: Chợ cá bình minh ở Hạ Long; Ra khơi; Kéo lưới; Thuyền thúng…
![]() |
Lăng Cô (Huế) năm 2001 của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh. |
Ngược với Ngọc Thái, nghệ sĩ nhiếp ảnh Lê Hồng Linh chuyên tâm với ảnh màu. Ông lựa chọn trưng bày 10 tác phẩm trong bộ ảnh Biển gọi,đưa ra cái đẹp để ngụ ý rằng nếu mỗi người không có ý thức giữ gìn biển, môi trường, không biết nghe tiếng gọi của biển, liệu biển còn đẹp không, biển còn sống không?...
![]() |
Một tác phẩm của Dương Minh Long |
Dương Minh Long, một nhiếp ảnh gia của biển cả, người đi nhiều, chụp nhiều. Ông đặc biệt đam mê chụp biển bằng phim cỡ to, có lẽ cái chất mênh mông của đại dương vẫy gọi sự đam mê tái hiện khung cảnh hoành tráng trong ông. Xem 6 tác phẩmBiển nhớcỡ đại và panorama của Dương Minh Long, người ta thấy có vị mặn, có nắng vàng, có gió, có trời xanh mây trắng. Người xem sẽ thấy nhớ biển, thèm biển, yêu biển.
![]() |
Tác phẩm của họa sĩ Bùi Thanh Thủy. |
Bùi Thanh Thủy góp mặt trong triển lãm này với 5 tác phẩm lụa cùng tên Tình biển.Màu nước và mực màu trên lụa là chất liệu mà chị theo đuổi đã vài chục năm. Mối tình của Thủy với biển đầy lãng mạn, mộng mơ. Tranh của chị đầy vẻ đẹp không giới hạn của những mảng không gian tan chẩy, loang nhòe. Tạo hình của chị luôn có những đường cong của bờ biển ôm đất vào lòng… vừa gợi ý, vừa gợi hình mà cũng là gợi tình.
![]() |
Tác phẩm của họa sĩ Bình Nhi. |
Hai họa sĩ Bình Nhi và Quốc Thắng đến với triển lãm Biển sốngbằng những tác phẩm vẽ trực họa biển Ninh Thuận. Tranh của Bình Nhi là tiếng sóng biển rầm rì, thì thầm như vỗ về, an ủi. Ngược với Bình Nhi, tranh của Quốc Thắng ăm ắp, chói chang, rực rỡ, tràn đầy tiếng cười và niềm hoan lạc, tiếng sóng cũng là tiếng reo hoan ca.
![]() |
Tác phẩm của họa sĩ Quốc Thắng. |
Bảng màu của Quốc Thắng thiên về tương phản, xanh lục với hồng hoặc cam, vàng thư với tím… Và trời có thể đỏ, bãi cát xanh nõn chuối, biển không nhất thiết phải xanh ngắt mà vàng xuộm đầy sức sống như lời mời gọi đến với biển. Bộ tranh trực họa của Quốc Thắng, Bình Nhi cùng tên Về biển,hãy về với biển, cảm được vẻ đẹp và tấm lòng của biển để nhắc nhau cùng chung tay gìn giữ biển.
![]() |
Tác phẩm của họa sĩ Phạm Trần Quân. |
Họa sĩ Phạm Trần Quân trình làng ba tác phẩm khổ lớn Mơ biển, chất liệu sơn dầu trên vải. Mơ biểncủa anh thiên về điểm nhìn trừu tượng, gợi về những giai điệu – sóng, nhấp nhô, vẫy chào bằng một bút pháp khỏe khoắn, phóng khoáng, những vệt sơn, những vết bút nhanh chậm mạnh nhẹ, dứt khoát của những người tin vào biển, “đi chân trần lội vào biển, không hề tính toán nông sâu”. Mơ biển của Phạm Trần Quân cũng là giấc mơ chung của mọi người.
Nghệ sĩ Đỗ Hiệp góp một tiếng nói với triển lãm bằng tác phẩm sắp đặtChân dung biển.
Họa sĩ Nguyễn Minh Hiếu mang đến triển lãm bằng một tác phẩm sắp đặt đầy cảm hứng, bắt mắt. Anh gói đại dương vào trong một hộp kính 18m x 2m x 3m trong đó nhiều sinh - thực vật biển bằng nhựa màu tái chế được.
Đến với DAS lần này có sự tham gia của 11 nhóm với 11 bộ phim ngắn. Tất cả các tác phẩm nghệ thuật và phim ngắn được tuyển chọn và bố trí dưới bàn tay của giám tuyển triển lãm, hoạ sĩ Lê Thiết Cương trong không gian hiện đại, rộng mở và đầy tính đương đại của VCCA.
Mai Linh
Các tác phẩm được trưng bày và trao giải thưởng ở thể loại này đã có những tìm tòi, sáng tạo, những thể nghiệm mới, những ý tưởng độc đáo.
" alt=""/>9 nghệ sĩ góp mặt trong triển lãm đặc biệt về 'Biển sống'Nhiều chuyên gia nhận định đây là hiện tượng vô cùng hi hữu khi phần sa mạc Sahara nằm ở Đông Nam Morocco là một trong những nơi khô cằn nhất thế giới và hiếm khi mưa vào cuối mùa hè.
Mưa lớn tạo ra nhiều dòng nước chảy qua những đụn cát trên sa mạc, làm biến đổi cảnh quan. Các vệ tinh của NASA cho thấy nước tràn vào lấp đầy hồ Iriqui, một lòng hồ nổi tiếng giữa Zagora và Tata đã khô cạn trong 50 năm qua.
Tại các điểm khách du lịch thường ghé thăm, những chiếc ôtô địa hình chạy vượt qua nhiều "vũng" nước lớn.
"Khoảng 30-50 năm rồi chúng tôi mới chứng kiến lượng mưa lớn như vậy", Houssine Youabeb, quan chức Tổng cục Khí tượng Morocco, cho biết.
Những trận mưa lớn như vậy, các nhà khí tượng học còn gọi là bão nhiệt đới có thể làm thay đổi tiến trình thời tiết trong khu vực suốt nhiều tháng hoặc nhiều năm do không khí giữ lại nhiều độ ẩm hơn, ông Youabeb chia sẻ thêm.
Sáu năm hạn hán liên tiếp khiến Morocco gặp nhiều khó khăn, buộc nông dân phải bỏ hoang ruộng đồng và các thành phố, làng mạc phải hạn chế sử dụng nước. Lượng mưa dồi dào vừa qua sẽ bổ sung nguồn dự trữ nước, song hiện chưa rõ mức độ hạn hán được giảm tới mức nào.
Trong khi đó, sự kiện lũ lụt hi hữu này khiến hơn 20 người tại Morocco và Algeria thiệt mạng. Chính phủ Morocco đã phân bổ các quỹ cứu trợ khẩn cấp để giải quyết sự tàn phá của thiên tai.