Tại phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sáng 11/11, nhiều đại biểu Quốc hội bày tỏ quan tâm đến việc cấp tín dụng cho lĩnh lực bất động sản.
Cụ thể, dẫn số liệu nghiên cứu thị trường bất động sản Trung Quốc, đại biểu Đỗ Huy Khánh (Đồng Nai) đặt vấn đề dư nợ bất động sản tại Việt Nam chỉ chiếm tỷ lệ 20%, trong khi Trung Quốc có thời điểm là hơn 30%. "Như vậy, vẫn còn dư địa để cho vay bất động sản ở Việt Nam. Quan điểm của thống đốc về vấn đề này như thế nào?", đại biểu đặt câu hỏi.
Tương tự, đại biểu Trần Thị Vân (Bắc Ninh) cho rằng thị trường bất động sản vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như mất cân đối cung cầu, giá bất động sản còn cao so với thu nhập của người dân, nhiều khu đô thị còn vướng mắc triển khai. Chính phủ, Thủ tướng cũng đã có không ít giải pháp chỉ đạo tháo gỡ, trong đó có giải pháp về vốn tín dụng.
"Đề nghị thống đốc cho biết thời gian tới NHNN sẽ có giải pháp gì để tiếp tục thúc đẩy thị trường bất động sản đang trầm lắng như hiện nay, đặc biệt các giải pháp cho người thu nhập thấp trong khi gói vay 120.000 tỷ đồng giải ngân rất thấp?", đại biểu đặt vấn đề.
Trả lời vấn đề cấp vốn tín dụng cho lĩnh vực bất động sản, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết dư nợ tín dụng đối với bất động sản tại Việt Nam đang chiếm khoảng 20-21% tổng dư nợ toàn nền kinh tế.
Theo bà, việc cấp tín dụng vào lĩnh vực nào, tỷ lệ bao nhiêu phụ thuộc vào quyết định của các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở nguồn vốn huy động.
"Với mỗi ngân hàng huy động từ người dân cho vay với kỳ hạn khác nhau. Có ngân hàng huy động được vốn dài hạn nhưng có đơn vị chỉ huy động được vốn ngắn hạn. Do đó, khi cấp tín dụng bất động sản - tín dụng trung dài hạn - thì các ngân hàng phải cân đối", bà Hồng nói.
Thống đốc NHNN khẳng định khả năng cho vay thị trường bất động sản phải dựa trên nguyên tắc an toàn (Ảnh: Phạm Thắng).
Toàn hệ thống tín dụng của Việt Nam, tiền gửi huy động chủ yếu là ngắn hạn (chiếm đến 80%). Chính vì vậy, khả năng cho vay tiếp tục thị trường bất động sản phải dựa trên nguyên tắc an toàn, để đảm bảo khi người dân rút tiền thì các ngân hàng có khả năng chi trả.
"NHNN không có quy định cấm cho vay bất động sản. Nhiều ngân hàng thời gian qua cũng đã có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân", lãnh đạo ngành ngân hàng khẳng định.
Trả lời đại biểu Trần Thị Vân, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đánh giá thị trường bất động sản đang mất cân đối cung - cầu về các phân khúc, nhất là đối với phân khúc người thu nhập thấp.
Theo đó, NHNN đã có giải pháp tích cực rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đưa ra các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn không trả được nợ.
"Đồng thời ban hành các thông tư để cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, qua đó góp phần giúp các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tiếp cận nguồn vốn vay mới. Đồng thời, NHNN cũng chỉ đạo các ngân hàng giảm và miễn lãi các dự án, trong đó có các dự án bất động sản", Thống đốc cho biết.
Liên quan đến các thông tư cho vay của Chính phủ, bà Hồng cho biết hiện đã dừng và chưa thực hiện. Một số thông tư quy định các tổ chức tín dụng mua trái phiếu doanh nghiệp, NHNN đã sửa đổi theo hướng thuận lợi hơn đối với lĩnh vực thị trường bất động sản.
Đối với phân khúc nhà ở thu nhập thấp thì đây là nguồn lực chủ yếu từ ngân sách, NHNN đã đề xuất gói 120.000 tỷ đồng, thời gian tới sẽ tích cực triển khai. Đối với những đối tượng thuộc nhóm cho vay hỗ trợ nhà ở, đất ở của các chương trình mục tiêu quốc gia, Thống đốc cho biết NHNN đã chủ trì tham mưu ban hành các nghị định liên quan và khi được bố trí nguồn thì các giải pháp hỗ trợ sẽ được triển khai thực hiện.
" alt=""/>Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Không cấm cho vay bất động sảnTổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (mã chứng khoán: ACV) công bố bầu ông Vũ Thế Phiệt làm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT). Ông Phiệt cũng là đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của ACV.
Trước đó, ông Lại Xuân Thanh - Chủ tịch HĐQT - nghỉ hưu từ ngày 1/9.
Ông Vũ Thế Phiệt - Chủ tịch HĐQT mới của ACV (Ảnh: ACV).
Ông Vũ Thế Phiệt sinh năm 1973, được giới thiệu có trình độ Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, Cao cấp lý luận chính trị. Ông công tác trong ngành hàng không Việt Nam từ năm 1995 đến nay.
ACV giới thiệu ông Phiệt đã từng giữ các vị trí công tác như Giám đốc Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài (2012-2017), Phó Tổng giám đốc ACV (2017-2018) và là Tổng giám đốc ACV từ tháng 8/2018 đến nay.
Theo báo cáo thường niên 2023, cá nhân ông Phiệt sở hữu 6.900 cổ phiếu ACV. Ông cũng đại diện cho cổ đông Nhà nước sở hữu hơn 366,5 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,83% vốn.
Theo thông tin từ ACV, tại lễ công bố chức danh mới, ông Phiệt hứa thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh của ACV đã được Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt và hoàn thành các dự án trọng điểm quốc gia như nhà ga hành khách T3 Tân Sơn Nhất, sân bay Long Thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng công trình.
ACV hoạt động trong lĩnh vực quản lý khai thác và đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng cảng hàng không, sân bay. Tại ngày 30/6, cổ đông Nhà nước sở hữu 95,4% vốn doanh nghiệp.
Năm 2023, ACV đạt doanh thu 19.934 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 7.163 tỷ đồng, lần lượt tăng 24% và 15% so với thực hiện năm trước. Công ty vượt 3% kế hoạch doanh thu và 4% kế hoạch lợi nhuận năm.
Nửa đầu năm nay, công ty này đạt doanh thu thuần 11.178 tỷ đồng, tăng 16% và lợi nhuận sau thuế đạt 6.148 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm trước.
" alt=""/>ACV có chủ tịch mới thay ông Lại Xuân ThanhTỷ phú Warren Buffett vừa công bố một bức thư gửi cổ đông. Trong đó, ông cho biết sẽ thực hiện đổi 1.600 cổ phiếu Berkshire Hathaway hạng A sang 2,4 triệu cổ phiếu hạng B (loại có ít quyền biểu quyết hơn).
Sau đó, 1,5 triệu cổ phiếu sẽ được quyên góp cho quỹ Susan Thompson Buffett Foundation mang tên người vợ đã mất của Buffett. 3 quỹ do các con của ông quản lý sẽ nhận mỗi nơi 300.000 cổ phiếu. Tổng cộng, lần này Buffett cho đi 1,2 tỷ USD.
"Tôi hiểu rõ 3 người con và hoàn toàn tin tưởng họ", ông khẳng định.
Vị tỷ phú năm nay đã 94 tuổi. Ông cũng tiết lộ rằng đã chọn 3 người ủy thác tiềm năng để quản lý các quỹ từ thiện trong trường hợp 3 người con là Susie (71 tuổi), Howard (69 tuổi) và Peter (66 tuổi) không thể tiếp tục công việc. Những người này trẻ và quen thân với các con của ông tuy nhiên danh tính của họ không được tiết lộ.
Năm 2006, ông ký cam kết cho đi, nhằm quyên góp 99% tài sản làm từ thiện. Theo Forbes, Buffett hiện sở hữu hơn 150 tỷ USD. Sau khi ông qua đời, các con của ông sẽ có 10 năm để cho đi toàn bộ phần tài sản còn lại. Họ phải thống nhất số tiền này phục vụ mục đích từ thiện nào.
Đến nay, ông đã quyên góp hơn 58 tỷ USD. Số tiền này được đưa vào nhiều quỹ khác nhau. Nhiều nhất là Bill & Melinda Gates Foundation với hơn 43 tỷ USD.
Tỷ phú Warren Buffett (Ảnh: Bloomberg).
Hồi tháng 6, Buffett đã sửa đổi di chúc. Sau khi ông qua đời, quỹ này sẽ không nhận được thêm tiền quyên góp. Thay vào đó, tài sản của Buffett chuyển vào một quỹ từ thiện mới do 3 người con của mình giám sát.
"Tác động thực sự của lãi kép diễn ra trong 20 năm cuối đời. Bằng cách không mắc sai lầm nào, giờ đây ở tuổi 94 tôi vẫn còn hoạt động với khoản tiết kiệm khổng lồ và có thể chuyển cho những người không may mắn ngay từ khi sinh ra", ông chia sẻ.
Warren Buffett đã lãnh đạo công ty đầu tư Berkshire Hathaway từ năm 1965. Ông hiện sở hữu 14,4% cổ phần công ty này.
Với vị thế khổng lồ tại Berkshire, việc bán ra cổ phiếu của ông Buffett có thể ảnh hưởng tới giá cổ phiếu Berkshire Hathaway. Buffett cũng dặn dò con cái nên phân phối cổ phiếu dần dần, theo cách không phản bội lòng tin đặc biệt mà các cổ đông Berkshire đã trao cho ông và Charlie Munger.
Theo Reuters, WSJ, CNN" alt=""/>Lãi kép và bài học làm từ thiện hàng tỷ USD ở tuổi 94 của Warren Buffett