Triển lãm trưng bày bộ sưu tập tranh Khởi sinh Lacquer - là tổng hoà của 33 tác phẩm, được bộ ba hoạ sĩ Trần Dân – Trần Hiền – Lại Minh Huyên thực hành cùng nhau tại Xưởng số 8, nhất quán về chất liệu sơn mài trên vóc gỗ lẫn chủ đề và tư tưởng, tách thành 3 bộ thông điệp: Human – Nhân sinh; Body & Soul – Hoà hợp; Spring – Sinh sôi.
Mỗi bức tranh rạo rực một nguồn năng lượng khởi sinh mãnh liệt và tích cực, mang tính bản lề về nhân sinh và thế giới, đào sâu trong ý niệm và sắc sảo về mô tả, qua những chuyển động đi sơn ngả nghiêng và trì màu biến báo của nội lực cùng tay nghề cứng cựa.
Khởi Sinh Lacquer– Hơn cả BST tranh sơn mài đồ sộ, đó là những dấu ấn đầu tiên khởi tạo một xưởng vẽ tâm huyết, một không gian lưu trú thực hành phá cách. Từ đó khơi dậy một tiến trình, một bầu không khí thực hành nghệ thuật đương đại, nghiêm cẩn và sắc sảo của nhóm nghệ sĩ tại X-No8.
Chọn chuyên ngành về kiến trúc nhưng với tình yêu dành cho nghệ thuật tạo hình khiến Trần Dân quyết định rẽ bước, theo đuổi con đường tự học về hội hoạ, điêu khắc, performance art. May mắn có cơ hội tham gia nhiều dự án thuộc trung tâm văn hoá quốc tế tại Việt Nam như Pháp, Nhật Bản, đã mở rộng mục tiêu và thực hành nghệ thuật của Trần Dân ra ngoài khuôn khổ những bức tranh.
Trần Dân miệt mài, chuyên chú vào duy trì, vận hành không gian xưởng vẽ như một đề tài nghệ thuật độc lập và mang tính biểu tượng nhất quán về con đường nghệ thuật của chính mình.
" alt=""/>Các hoạ sĩ nhóm X![]() |
Thái Dương tại buổi họp báo. |
Bố ơi chạy đi tập trung xoay quanh 2 nhân vật là ông Đen (Thái Dương) và bé Sáng với hành trình thoát khỏi âm mưu của những kẻ xấu. Ông Đen là nhân vật trung tâm của bộ phim, gà trống nuôi con, làm nghề hát rong, có một cậu con trai 10 tuổi, yêu con hơn cả bản thân mình, hy sinh tất cả vì con, tuy hơi khờ nhưng tình yêu dành cho con là vô điều kiện. Bù lại đứa con của ông lại thông minh, nhanh nhẹn, tự hào luôn chăm sóc bố và cũng là ca sĩ chính của gánh hát rong hai bố con.
Thái Dương cho biết, một lần anh ngồi uống cà phê bắt gặp hình ảnh hai bố con đi hát xin ăn qua ngày. Anh thực sự xúc động bởi hình ảnh đó và hiểu được họ phải ở hoàn cảnh bi đát như thế nào mới làm thế. Nhưng nhìn vào ánh mắt người con lúc đó vẫn ánh lên niềm tự hào về người cha của mình. Cũng từng trải qua những tháng ngày khó khăn vất vả mưu sinh, anh thấy rất đồng cảm. Từ đó anh quyết định phải làm một bộ phim về đề tài này.
Thái Dương chia sẻ, qua bộ phim anh muốn truyền đi thông điệp về tình yêu gia đình, tình phụ tử. "Chúng ta dù xuất thân trong gia đình như thế nào, dù người có người bố giàu có, bần hàn, hay tật nguyền thì bố luôn có cách yêu con của riêng mình và người con cũng có cách tự hào về bố của riêng chúng", Thái Dương chia sẻ.
![]() |
Diễn viên Hồ Linh tới buổi họp báo ra mắt phim cùng Thái Dương. |
Thái Dương được biết tới với các sản phẩm nhạc chế hài hước như Chuyện tình chàng thợ xây, Đại ca bất đắc dĩ, Cưới luôn sợ gì… thu hút hàng triệu view và hàng trăm nghìn theo dõi trên nhiều nền tảng: YouTube, Facebook, Tiktok…Ở lần đầu tham gia vào đường đua phim hài Tết này, vừa đảm nhận vai chính cũng như vai trò đạo diễn, biên kịch của phim, Thái Dương khẳng định anh không muốn dùng ngoại hình hay chuyện hở hang hớ hênh để lấy tiếng cười khán giả mà thông qua những câu chuyện đầy nhân văn xen kẽ những pha hài hước, khán giả sẽ thấy những triết lý sâu sắc về tình cảm gia đình, tình cha con, sức mạnh của tinh thần đoàn kết trong gia đình.
Thái Dương cho biết dù là phim Tết đầu tay nhưng anh và ekip đã đầu tư rất nhiều công sức tiền bạc để tạo ra một sản phẩm chất lượng nhất. Dù là phim hài chiếu mạng nhưng ekip của anh thực hiện không khác gì phim điện ảnh chiếu rạp.
Bố ơi chạy đi sẽ được lên sóng 19h30 ngày 21/1/2022 trên kênh YouTube Thái Dương Official.
Tình Lê
Đoạn clip đầu tiên về hậu trường Táo Quân 2022 được VTV chia sẻ cho thấy hai vị trí thường thấy bên cạnh Quốc Khánh không còn là Công Lý và Xuân Bắc.
" alt=""/>Cười ra nước mắt với 'Bố ơi chạy đi' có Trung Ruồi, Duy Nam tham gia![]() |
Hồ Thiên Nga là vở Ballet số 20 của Pyotr Ilyich Tchaikovsky, sáng tác khoảng năm 1875-1876. Vở kịch được dựng dựa trên những truyện cổ tích Nga cũng như một truyền thuyết xa xưa của Đức, kể về Odette, một nàng công chúa bị phù phép thành thiên nga. Vở Ballet được công diễn lần đầu ngày 4/3/1877, tại nhà hát Bolshoi, Moskva với tên Hồ Thiên Nga. |
![]() |
Mặc dù được diễn lại với nhiều phiên bản khác nhau, hầu hết các phiên bản được dựa trên bản năm 1895 của Marius Petipa and Lev Ivanov, cả về phần âm nhạc lẫn biên đạo múa , công diễn lần đầu tiên vào 15/1/1895, tại nhà hát Mariinsky ở St. Peterburg. Nhờ bản hồi sinh này, bản nhạc của Tchaikovsky đã được chỉnh sửa bởi nhạc trưởng của nhà hát St. Petersburg Imperial và nhà soạn nhạc Riccardo Drigo. |
![]() |
Cho tới khi vở diễn được dàn dựng dưới sự chỉ đạo nghệ thuật của Huyền thoại Ballet Thế giới: Mikhail Leonidovich Lavrovsky cùng đoàn Ballet Liên Bang Nga Talarium Et Lux - thì lần đầu tiên khán giả được thưởng thức vở diễn Ballet kinh điển Hồ Thiên Nga trong thế giới 3D với hình ảnh sinh động theo từng vũ điệu uyển chuyển của các vũ công. |
![]() |
Vở Hồ Thiên Nga của nhà hát vũ kịch Ballet Nga là màn biểu diễn đầu tiên kết hợp hoàn hảo giữa tác phẩm kịch kinh điển với công nghệ biểu diễn hiện đại. Vở kịch có sự chỉ đạo của đạo diễn nổi tiếng/nghệ sĩ nhân dân Xô Viết M. Lavrovsky, ông là tổng đạo diễn kiêm biên đạo múa. Bên cạnh đó, các diễn viên nổi tiếng đến từ các nhà hát vũ kịch Ballet nổi tiếng của nước Nga, bao gồm: Diễn viên A.Evdokimov và D.Kosyreva của Nhà hát kịch Matxcơva, diễn viên K.Adjamov, E.Nebesnaya của nhà hát kịch Mariinsky, diễn viên S. Smirnov, A.Timofeeva của Đoàn vũ công Ballet Điện Kremlin, diễn viên D.Akinfeev của Nhà hát kịch Stanislavsky.... |
![]() |
Với tuổi đời hơn 140 năm, cho đến nay “Hồ Thiên Nga” vẫn là vở ballet được biểu diễn nhiều nhất trên thế giới. Không chỉ cuốn hút bởi cốt truyện, âm nhạc và vũ đạo, mà còn là điển hình của quan điểm “triết lý hóa Ba-lê” mà Tchaikovsky ấp ủ: vượt qua thứ lãng mạn đẹp đẽ thông thường, Ba-lê phải là đấu tranh nội tâm và những cảm xúc tột cùng, thăng hoa, đau đớn và bi kịch. |
![]() |
Không chỉ là câu chuyện cổ tích về tình yêu giữa nàng công chúa xinh đẹp bị hóa thành thiên nga và chàng hoàng tử si tình - “Hồ thiên nga” còn ẩn trong đó triết lý sâu sắc về mâu thuẫn và tính hai mặt trong cái Tôi nội tại của mỗi con người. Sự bi thương, lãng mạn và trữ tình đẫm liệt đã khiến hơn một thế kỷ qua, những nàng thiên nga vẫn luôn là niềm cảm hứng bất tận của bất cứ nhà hát ba-lê nào. |
![]() |
Để có sự gật đầu của Talarium et Lux, đơn vị tổ chức phải đáp ứng những yêu cầu khắt khe về địa điểm, trang thiết bị, cơ sở vật chất cho tới những chi tiết li ti nhất đều phải đúng chuẩn quốc tế. Để tiếp đón đoàn lên tới gần 100 người từ nghệ sĩ tới kỹ thuật viên cũng tốn một khoản kinh phí khổng lồ. |
![]() |
Bà Hòa Lê – nhà sản xuất chương trình chia sẻ: “Năm ngoái, khi “Hồ Thiên nga” chỉ diễn một đêm duy nhất ở Hà Nội, nhiều khán giả TP HCM đã tỏ ra “tỵ nạnh” và hơn 300 khán giả đã bay ra Hà Nội để được xem vở ballet Nga kinh điển này. Đó là lý do chúng tôi cố gắng để đem vở diễn này trở lại cùng khán giả Tp Hồ Chí Minh. Việc bay thẳng từ Moscow sang Việt Nam, chỉ để biểu diễn vỏn vẹn 2 đêm là điều chưa từng có tiền lệ với nhà hát đắt show này, vì mỗi chuyến lưu diễn của họ phải đảm bảo ít nhất từ 10 - 15 đêm/điểm diễn" |
![]() |
Vở Hồ Thiên Nga sẽ được trình diễn một đêm duy nhất tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày 1/12. |
Minh Dũng
" alt=""/>Pha 'chơi trội' ngốn chi phí khổng lồ đưa Hồ Thiên nga về Việt Nam