
Theo Bộ VHTTDL, năm 2018 được ghi nhận là năm có bước tiến vượt bậc của người đẹp Việt Nam trên đấu trường sắc đẹp quốc tế. Chuyên trang sắc đẹp uy tín quốc tế Global Beauties mới đây đã công bố danh sách 10 quốc gia có thành tích nổi trội trong năm 2018.
Việt Nam lần đầu tiên được xếp hạng ở vị trí thứ 8 trên bản đồ sắc đẹp thế giới. Vị trí này có được nhờ thành tích của các người đẹp Việt Nam đã nỗ lực hết mình khi tham gia tranh tài tại 5 cuộc thi nhan sắc lớn thế giới năm 2018, gồm: H'Hen Niê - Top 5 Miss Universe (Hoa hậu Hoàn vũ), Tiểu Vy - Top 30 Miss World (Hoa hậu Thế giới), Minh Tú - Top 10 Miss Supranational (Hoa hậu Siêu Quốc gia), Phương Nga - Top 10 Miss Grand International (Hoa hậu Hòa bình Quốc tế) và lần đầu tiên Việt Nam đạt được ngôi vị cao nhất tại một cuộc thi sắc đẹp có quy mô thế giới - là Nguyễn Phương Khánh đã giành vương miện Miss Earth 2018 (Hoa hậu Trái đất) tổ chức tại Philippines.
Ở lĩnh vực thể thao ghi dấu ấn những chiến tích của bóng đá Việt Nam trong năm 2018 với 3 sự kiện. Cụ thể, Asian Games 18 - Kỳ Asian Games thành công nhất của Thể thao Việt Nam; Đội tuyển bóng đá nam quốc gia giành Cúp vô địch tại giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (AFF Suzuki Cup) sau 10 năm chờ đợi; Lần đầu tiên Bóng đá Việt Nam giành ngôi Á quân tại Giải vô địch Bóng đá U23 Châu Á.
Ở lĩnh vực du lịch dấu ấn Du lịch Việt Nam đón 15 triệu khách quốc tế trong năm 2018; Lần đầu tiên Việt Nam nhận giải thưởng Điểm đến du lịch hàng đầu Châu Á năm 2018 do tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới World Travel Award (WTA) trao tặng cũng đã được vinh danh là sự kiện tiêu biểu.
Trước đó, triển khai kế hoạch của Bộ VHTTDL về việc tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2018; Ban Tổ chức nhận được 61 hồ sơ đề cử sự kiện từ các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ và các Sở VHTTDL, Sở VHTT, Sở Du lịch các tỉnh/thành phố trực thộc Trung ương.
Trong đó lĩnh vực văn hóa có 40 hồ sơ đề cử; Lĩnh vực thể thao có 11 hồ sơ đề cử; Lĩnh vực du lịch có 10 hồ sơ đề cử. Trên cơ sở hồ sơ đề cử từ các đơn vị, Ban Tổ chức đã tổng hợp, tham vấn ý kiến từ các chuyên gia, báo cáo Lãnh đạo Bộ và lựa chọn 15 sự kiện tiêu biểu giới thiệu bình chọn dưới 2 hình thức. Cụ thể, tổ chức bình chọn qua mạng thời gian bình chọn 6 ngày tính từ ngày 3/1 đến hết ngày 8/1/2019 với sự tham gia của toàn thể độc giả trên toàn quốc.
Tổ chức bình chọn trực tiếp ngày 9/1/2019 tại trụ sở Bộ VHTTDL với sự tham gia của đại diện phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và Hà Nội.
Tình Lê
Thành tích của các người đẹp Việt trở thành 1 trong 15 sự kiện được đưa vào bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu 2018.
" alt=""/>Kỳ tích của H'Hen Niê là sự kiện Văn hoá tiêu biểu năm 2018Xúc phạm học sinh bị phạt 10 triệu đồng
Theo Nghị định 138, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học sẽ bị phạt 5 triệu đến 10 triệu đồng. Giáo viên có hành vi này còn bị đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến nửa năm. Mức tiền phạt như trên cũng áp dụng với người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm đến thân thể nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục.
Cha mẹ cản trở, không cho con đi học cũng bị phạt tiền. Theo đó hành vi cản trở việc đi học của người học các cấp học phổ cập sẽ bị phạt 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.Nhà trường, cơ sở giáo dục, hay cá nhân cũng bị phạt tiền nếu lạm thu của học sinh. Bởi Nghị định ghi rõ: "Phạt 10 triệu đến 20 triệu đồng nếu thu các khoản học phí, lệ phí trái quy định". Cá nhân tổ chức vi phạm còn phải trả lại số tiền đã thu cho người học.
Theo Nghị định 138, thí sinh mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi sẽ bị phạt 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng.
Người nào làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài sẽ bị phạt 2 triệu đến 3 triệu đồng. Người đi thi hộ sẽ bị phạt 3 triệu đến 5 triệu đồng. Nghị định cũng quy định xử phạt 2 triệu đến 5 triệu đồng nếu người nào gây rối, đe dọa, hoặc dùng vũ lực ngăn cản người dự thi, người tổ chức thi, coi thi, chấm thi,...
Thẩm quyền xử phạt các hành vi trên thuộc chủ tịch UBND các cấp, thanh tra ngành giáo dục đào tạo.
Dạy thêm không phép bị phạt 6-12 triệu đồng
Trường hợp dạy thêm có giấy phép nhưng nội dung dạy không đúng giấy phép được cấp bị phạt thấp hơn (4-6 triệu đồng). Tổ chức dạy thêm cho học sinh mà không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định cũng sẽ bị xử phạt 1-2 triệu đồng.
Nghị định cũng quy định việc xử phạt đối với các vi phạm trong thông báo, tư vấn tuyển sinh. Việc tổ chức tuyển sinh đối với ngành, chuyên ngành khi chưa được cấp phép bị phạt từ 25-30 triệu đồng, tổ chức tuyển sinh chương trình giáo dục có yếu tố nước ngoài khi chưa được cấp phép thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị phạt 40-60 triệu đồng.
Tuyển sinh để đào tạo trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ vượt số lượng so với chỉ tiêu đã được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc được giao thì tùy theo số lượng chỉ tiêu vượt quá sẽ bị xử phạt các mức khác nhau. Mức xử phạt nhẹ nhất 2-5 triệu đồng (tuyển sinh vượt 5-10%), tuyển sinh vượt chỉ tiêu trên 20% bị phạt 40-60 triệu đồng.
Nghị định 138 bắt đầu có hiệu lực từ 10/12/2013.
119 triệu đồng/năm
Thuộc về trường ĐH Tư thục Quốc tế Sài Gòn với các ngành học bằng tiếng Việt có mức học phí từ 42.000.000 đồng - 48.000.000 đồng/năm; ngành Khoa học máy tính của trường được dạy bằng tiếng Anh có mức thu học phí cao kỷ lục là 119.000.000 đồng/năm.
Theo Luật Giáo dục các trường đại học ngoài công lập (ĐHNCL) tự quyết định mức học phí trên cơ sở đảm bảo chi phí đào tạo, tương xứng với chất lượng và điều quan trọng nhất là phải công khai khoản thu này để cơ quan quản lý, xã hội và đặc biệt là người học kiểm tra, giám sát.
Theo bảng thống kê danh sách mức học phí các trường ĐHNCL, có thể chia thành những nhóm trường có mức học phí dưới 10 triệu đồng, từ 10 đến 20 triệu, 20 triệu đến 100 triệu và những trường có mức học phí “khủng” từ 100 triệu trở lên.
Cụ thể, tại các trường ĐHNCL tại khu vực phía Bắc: trường ĐH Chu Văn An bậc đại học từ 590.000-650.000 đồng/tháng; trường ĐH Công nghệ Đông Á ngoài phí nhập học 300.000 đồng thì bậc đại học là 700.000 đồng/tháng, cao đẳng 500.000 đồng/tháng; trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị khối ngành Kinh tế - Quản lý bậc đại học là 850.000 đồng/tháng; trường ĐH Đại Nam sinh viên nhập học mỗi năm phải đóng 10 tháng với ngành Tài chính ngân hàng là 1.180.000 đồng/tháng, các ngành còn lại 980.000 đồng/tháng…
Các trường hiện nay còn “lách luật” thu học phí cao thêm bằng cách thu theo đào tạo tín chỉ, dù chưa hẳn đã hội đủ các điều kiện để đào tạo dạng này.
Trường ĐH Hải Phòng ở bậc đại học theo niên chế là 9.950.000 đồng/năm, nhưng theo tín chỉ thì là 331.600 đồng/tín chỉ (trung bình mỗi bậc học, sinh viên phải trải qua hàng chục tín chỉ); tại trường ĐH Phương Đông tùy vào ngành học năm thứ nhất sinh viên phải đóng mức học phí từ 6.750.000 đồng/năm đến 8.250.000 đồng/năm, từ các năm sau mỗi năm sẽ tăng khoảng 10% so với năm học trước và được thu theo số tín chỉ thực học; trường ĐH Tài chính -Ngân hàng Hà Nội có mức học phí 450.000 đồng/tín chỉ, tổng số tín chỉ toàn khóa đối với tất cả các ngành đào tại bậc đại học là 140 tín chỉ…
Với mức thu học phí theo tín chỉ ở mức cao…chót vót phải nhắc đến trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM với mức 2.410.000 đồng/tín chỉ, học phí học tiếng Anh là 8.780.000 đồng/cấp độ, làm một phép tính đơn giản thì tổng mức học phí cho một sinh viên đi học tại trường có mức dao động từ 70-90 triệu đồng/năm.
Trong nhóm những trường ĐHNCL cũng có Top những trường “đặc biệt” về mức học phí và có xu hướng tăng đều theo từng năm.
Một số trường ngoài công lập cũng đạt ngưỡng của mức học phí khủng như trường ĐH FPT là 23.100.000 đồng/học kỳ với thời lượng học 9 học kỳ. Riêng đợt đóng học phí đầu tiên khi nhập học tạm thu 13.440.000 đồng tương ứng với 4.200.000 đồng lệ phí nhập học và học phí 1 mức học tiếng Anh dự bị…
Trong nhóm các trường đại học quốc tế có mức học phí khá “giật mình” như trường ĐH Tư thục Quốc tế Sài Gòn là 109.000.000-119.000.000 đồng/năm, dạy bằng tiếng Anh. Tại trường ĐH Nguyễn Trãi có chương trình liên kết đào tạo với trường ĐH Sunderland (Anh) với mức học phí 305.000.000 đồng/4 năm học, đại học FHM (Đức): 405.000.000 đồng/4 năm học…
Chênh lệch phát sinh từ đâu (?)
Đầu tiên nếu đem ra so sánh sẽ dễ dàng thấy được sự khác biệt giữa mức học phí của trường đại học công lập và ĐHNCL.
Tại các trường công lập mức thu học phí được thực hiện theo nguyên tắc chia sẻ chi phí đào tạo giữa Nhà nước và người học. Và tại các trường đại học công lập, việc thu mức học phí nếu trường tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ được xác định rõ ràng, đó là căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành đào tạo và số tín chỉ đó, theo nguyên tắc đảm bảo không vượt quá mức “trần” học phí quy định.
Ngược lại những trường đại học công lập, mô hình những trường ĐHNCL hoàn toàn tự chủ về tài chính bởi không được Nhà nước hỗ trợ về tài chính như các trường công lập khác nên dẫn đến việc mức học phí thu cao.
Qua tìm hiểu của chúng tôi, đại diện hầu hết các trường ĐHNCL đều có chung nhận định rằng mức học phí cho khóa học, niên học mới được nhà trường cân đối thu chi cho những việc trả thù lao giảng dạy, quản lý hành chính, mua sắm trang thiết bị dụng cụ học tập, máy móc thực hành, bảo trì bảo dưỡng, xây dựng cơ bản…
Và khi được tự chủ về mặt tài chính, các trường ĐHNCL được quyền tự định mức học phí của trường mà không cần công khai trước dẫn đến mỗi trường một ba-rem, cùng một ngành nhưng mỗi trường thu một phách với những mức giá học phí mỗi năm cao hơn năm trước đã đẩy mức học phí có sự chênh lệch khá lớn giữa các trường ĐH công lập và ĐHNCL.
Tiến sỹ Nguyễn Văn Dũng, trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết: Trước những năm trường ĐH FPT ra đời Bộ GD-ĐT có quy định mở rộng không thu quá 1.800.000 đồng/tháng (học 10 tháng, tức là không quá 18.000.000 đồng/năm) nếu không có hợp tác quốc tế.
Bây giờ hầu như các trường ĐHNCL đều trái quy định, các trường thu học phí một cách vô tội vạ biến giáo dục thành ngành kinh doanh trong khi ngành này không thể đặt đồng tiền lên trước; đã đến lúc cần một quy chuẩn về mức học phí cho các trường ĐHNCL.
Bên cạnh đó, đối với các trường ĐHNCL, xét về khía cạnh đào tạo và giảng dạy, thì thực tế chất lượng giảng viên không được như mục tiêu ban đầu các trường nêu ra. Lấy gì đảm bảo những giáo viên được mời về giảng dạy đã đạt chuẩn ở nước sở tại, và chúng ta biết lấy quy chuẩn nào để kiểm định điều đấy khi về dạy ở các trường ĐHNCL ở nước ta.
Trong khi nghịch lý là đa số sinh viên ở các trường ĐHNCL điểm rất thấp ở đầu vào, dạy bằng tiếng Anh, tài liệu bằng tiếng Anh... thì giảng dạy thế nào mà các em chẳng nghe, điều đó rất nguy hiểm.
Theo Quân Trần (An ninh Thủ đô)
" alt=""/>Giật mình vì học phí đại học, cao đẳng