
33 tuổi, không học hành bằng cấp cao, không có sự giúp đỡ của bố mẹ người thân, chỉ có chăm lo làm lụng, tôi đã nắm trong tay vài tỷ đồng. Thế nhưng bạn bè cùng trang lứa vẫn coi tôi là người đàn ông thất bại, nhu nhược và hèn…Tôi vừa trở về nhà sau 5 năm xa vợ con. Tôi cứ tưởng cả nhà tôi sẽ vui lắm, hạnh phúc lắm. Nào ngờ, sự thật lại khác biệt đến mức tôi không thể tưởng tượng nổi.
Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo. Bố mẹ là nông dân. Nhà lại đông con và tôi là con trai cả. Vì vậy tôi chỉ được học hết cấp 2. Sau đó, tôi làm thủ tục đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Lần đi đầu tiên, tôi ký hợp đồng 3 năm. Lúc về, số tiền kiếm được chỉ đủ cho tôi trả nợ ngân hàng và xây căn nhà 2 tầng nho nhỏ cho bố mẹ. Xây nhà xong, tôi lại xoay sở để trở lại nước bạn.
Lần này, tôi kiếm được công việc tốt hơn và chịu khó chắt bóp hơn nên tiền kiếm được cũng khá. 5 năm, tôi đã nắm trong tay hơn 1 tỷ đồng.
 |
Ảnh: Pinterest |
Có tiền trong tay, lại thấy bố mẹ đã già, các em còn dại, tôi quyết tâm lấy vợ để chăm sóc bố mẹ và có người cho tôi gửi gắm tâm sự, yêu thương.
Vợ của tôi là người cùng huyện. Em không đẹp sắc nước hương trời, cũng không phải cô gái chân dài nhưng sau dăm lần gặp gỡ, tôi thấy em là người ngoan ngoãn, sống nội tâm và rất có hiếu với bố mẹ nên đã ngỏ lời yêu.
Chúng tôi yêu nhau được 4 tháng thì làm đám cưới. Đám cưới xong, vợ tôi vừa kịp mang bầu thì tôi lại sang xứ người để kiếm thêm chút vốn.
Người ta đi làm như tôi, 1 năm có thể về nước 1, 2 lần để thăm vợ con gia đình nhưng tôi thì không. Tôi muốn tiết kiệm số tiền đi lại đó để gửi vào sổ tiết kiệm cho tương lai sau này.
Ngày vợ tôi đẻ, tôi cũng chỉ đón nhận tin vui từ xa rồi mỉm cười với món quà vô giá mà tôi đang có ở quê nhà. Tôi cố nhủ lòng mình hết 5 năm này, tôi sẽ về quê làm kinh tế và sống bên vợ con, gia đình.
Thế nhưng khi con tôi được tròn 1 tuổi thì ở xứ người, tôi đã mắc một sai lầm lớn. Một người phụ nữ lớn hơn tôi 2 tuổi đã tiếp cận và mê hoặc tôi. Tôi đã tự nhắc nhở bản thân rằng tôi đã có vợ và con ở nhà. Lý trí lúc đó đã không thắng được bản năng nên tôi đã ngoại tình.
Không ngờ, cô gái này cao tay. Sau khi qua lại với tôi, cô ấy đã tìm được facebook của vợ tôi và gửi cho vợ tôi những bức hình nhạy cảm. Vợ tôi gọi điện khóc lóc và yêu cầu tôi về nước ngay lập tức. Tôi không thể sắp xếp để về với em. Tôi chỉ biết nói lời xin lỗi và hứa sẽ từ bỏ cô gái kia.
Việc từ bỏ tôi đã làm được. Thế nhưng sai lầm của tôi vẫn không được em tha thứ. Em tiếp tục găm nỗi đau trong lòng và tuyệt tình với tôi, không nghe điện của tôi, không nhắn tin trả lời tôi suốt mấy tháng liền.
Tiền tôi gửi về, em còn gửi trả lại khiến tôi rất khó chịu. 1 năm sau, tôi nghe tin em cũng ngoại tình. Người đàn ông em gặp là người tình cũ của em. Tuy nhiên hắn ta cũng có vợ nên em đã bị vợ hắn tìm đến đánh ghen.
Ngày xảy ra chuyện đánh ghen, bố mẹ tôi đã điện cho tôi nhưng tôi im lặng. 2 hôm sau, tôi nhắn tin cho em qua mạng xã hội và nói sẽ tha thứ cho hành động sai lầm đó của em, chỉ cần em quay đầu lại. Nhưng em vẫn im lặng.
Thời gian đó, tuy em không kể nhưng tôi biết em đang phải sống trong khổ cực vì bị bố mẹ tôi đay nghiến, ruồng rẫy. Em vẫn sống trọn đạo làm con. Khi mẹ tôi bị ốm nằm viện 10 ngày vì tai nạn, em cũng là người thức đêm thức hôm để chăm sóc mẹ và lo toan cho mẹ. Vì vậy tôi càng có cớ để tha thứ cho em hơn.
Đến hạn tôi trở về, nhiều bạn bè lại nói tôi nên bỏ vợ vì họ biết vợ tôi lại tiếp tục cặp kè với những người đàn ông khác. Tôi đã gạt đi. Tôi lặng lặng theo dõi em và đau đớn phát hiện những lời nói của bạn tôi là thật.
Em ngoại tình với 2 người đàn ông và trong 2 tháng, em đi nhà nghỉ tới 5 lần. Tôi nhìn theo bóng em mà chỉ biết câm lặng. Về nhà, tôi nói chuyện riêng với em nhưng em chỉ đáp lại tôi bằng tờ đơn ly hôn.
Nhiều người cười chê, thậm chí chửi tôi nhu nhược khi không dám bỏ vợ. Nhưng tôi biết trong chuyện này, tôi là kẻ sai trước. Cái sai của em là đáng trách nhưng dù sao em đã sinh cho tôi một đứa con thiên thần. Em cũng là người tận tâm tận lực với bố mẹ, gia đình tôi suốt 5 năm qua.
Vậy nên nếu đem những việc đó lên bàn cân tôi vẫn muốn tha thứ cho vợ. Chỉ có điều hiện tôi đang không hiểu được cảm xúc của vợ tôi. Nếu tôi tiếp tục tha thứ cho cô ấy, liệu cô ấy có ngừng việc ngoại tình và trở lại ngoạn hiền là vợ tôi ngày nào hay không? Mong mọi người hãy cho tôi lời khuyên.

Không ngờ có ngày tôi lại ngoại tình
Ngày còn yêu nhau, tôi với chồng vốn không được gia đình chấp thuận. Tôi đã tìm mọi cách để được lấy anh ấy nhưng khi về chung một nhà, cuộc sống hôn nhân không như những gì tôi nghĩ.
" alt=""/>5 lần phát hiện vợ ngoại tình, tôi vẫn không thể chia tay
-Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục đã trải qua thời gian thực nghiệm gần 40 năm; trong năm học này đang được 43% học sinh lớp 1 cả nước sử dụng, nhưng vẫn chưa phải là bộ sách giáo khoa chính thức. Trong những năm tới đây khi ngành giáo dục áp dụng chương trình phổ thông mới, tài liệu dạy học này sẽ có "số phận" như thế nào. Ông Nguyễn Đức Hữu, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học đã có cuộc trao đổi với VietNamNet về một số vấn đề xung quanh tài liệu dạy học này.
 |
Ông Nguyễn Đức Hữu (Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học) cho biết, khi sử dụng tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục, học sinh vùng dân tộc thiểu số có thể học âm, học chữ dễ dàng. Ảnh: Thúy Nga |
"Tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục giúp học sinh phát huy được khả năng của mỗi cá nhân"
- Trong thời gian qua, dư luận xã hội có những ý kiến khác nhau về Tài liệu Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục (TV1-CNGD). Ông cho biết quan điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về vấn đề này như thế nào?
TS. Nguyễn Đức Hữu: Tài liệu TV1- CNGD là kết quả nghiên cứu từ năm 1978 của một số nhà khoa học, đứng đầu là GS.TSKH Hồ Ngọc Đại và từng bước được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện theo các kết quả nghiên cứu từ các Đề tài khoa học và được áp dụng vào dạy học bắt đầu ở trường Thực nghiệm , Giảng Võ, Hà Nội và sau đó triển khai áp dụng tại một số cơ sở giáo dục tiểu học ở một số địa phương khác.
Đến năm học 2002-2003, khi cả nước triển khai Chương trình GDPT mới (gọi tắt là Chương trình 2000) thì tất cả các trường tiểu học, các địa phương không sử dụng Tài liệu TV1-CNGD nữa. Tuy nhiên, sau một số năm, GS.TSKH Hồ Ngọc Đại xin phép Bộ GDĐT được triển khai thí điểm ở một số trường tiểu học thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, nơi có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
Từ kết quả thử nghiệm ở một số địa phương, Tài liệu TV1-CNGD ở đã được Bộ GD-ĐT đã đồng ý và coi đây như một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường, nhất là ở những vùng khó khăn, vùng có nhiều học sinh dân tộc thiểu số từ năm học 2009-2010. Đến nay, đã có 48 tỉnh, thành phố triển khai dạy học theo Tài liệu này. Tuy nhiên, không phải 100% các trường tiểu học ở các địa phương này đều triển khai mà nhiều nơi chỉ một số ít trường.
- Theo ông, Tài liệu TV1-CNGD có những ưu điểm và hạn chế gì?
TS. Nguyễn Đức Hữu: Về ưu điểm, cách tiếp cận của Tài liệu TV1-CNGD đi từ âm đến chữ, giúp học sinh hình thành tư duy và phương pháp học tập tích cực. Kênh hình và kênh chữ trong Tài liệu khá sinh động, gây được hứng thú học tập cho học sinh. Cách xây dựng các bài học đi từ khái quát đến cụ thể nhằm giúp học sinh phát huy được khả năng của mỗi cá nhân.
Dạy học theo Tài liệu TV1-CNGD về cơ bản đã hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nghe nói) đáp ứng mục tiêu môn Tiếng Việt lớp 1 quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
Tổ chức dạy học theo Tài liệu TV1-CNGD, học sinh được tham gia vào các hoạt động trong quá trình học tập để tạo ra sản phẩm cho chính mình, được củng cố kiến thức thông qua hệ thống việc làm (thực hành) để rèn kĩ năng đọc, nghe và viết đúng chính tả.
Ngoài những ưu điểm trên, Tài liệu TV1-CNGD còn một số hạn chế như sử dụng một số ngữ liệu chưa phù hợp; một số từ ngữ chưa thông dụng, khó hiểu, không gần gũi với học sinh lớp 1, nhất là những từ Hán-Việt, từ địa phương,… Một số bài tập đọc, bài viết chính tả nội dung còn dài và khó đối với học sinh.
Tài liệu TV1-CNGD chưa quan tâm nhiều đến việc hình thành năng lực đọc hiểu cho học sinh. Ngoài ra, Tài liệu TV1-CNGD được cấu trúc theo hệ thống khá chặt chẽ nên sẽ có khó khăn nhất định nếu học sinh không đảm bảo tính chuyên cần, không tham gia đầy đủ, liên tục các bài học.
Tuy nhiên, những hạn chế trên của Tài liệu TV1-CNGD về cơ bản đã được khắc phục, chỉnh sửa theo kết luận và kiến nghị sau 2 vòng thẩm định của Hội đồng thẩm định quốc gia (năm 2017 và năm 2018).
- Sau khi có kiến nghị của cử tri, Bộ GDĐT đã có giải pháp gì trong việc triển khai Tài liệu TV1-CNGD?
TS. Nguyễn Đức Hữu: Cuối năm 2016, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội trong kì họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ GDĐT đã giao cho Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (KHGD) nghiên cứu, khảo sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả triển khai Tài liệu TV1-CNGD và đề xuất các giải pháp chỉ đạo do GS.TS Trần Công Phong - Viện trưởng Viện KHGD Việt Nam chủ trì.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, khảo sát, Viện KHGD Việt Nam đã đánh giá việc triển khai Tài liệu Tiếng Việt 1-CNGD ở các địa phương, mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song đã đạt được hiệu quả khả quan thông qua kết quả học tập của học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên và nhu cầu của các nhà trường. Trong báo cáo, Viện KHGD Việt Nam đề nghị Bộ GDĐT tổ chức Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD theo quy định và đề nghị các tác giả tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện Tài liệu để đáp ứng nhu cầu của các địa phương.
Căn cứ kết quả khảo sát, đánh giá và đề xuất của Viện KHGSVN, trong năm 2017 và 2018, nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Việt lớp 1, cùng với việc rà soát, tinh giảm các nội dung chưa phù hợp với học sinh trong sách giáo khoa theo Chương trình GDPT hiện hành, Bộ GDĐT đã tổ chức Hội đồng thẩm định quốc gia Tài liệu TV1-CNGD.
Sau 2 vòng thẩm định, Hội đồng thẩm định đã đánh giá: Tài liệu TV1-CNGD, cơ bản đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu, chuẩn kiến thức kĩ năng của môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình GDPT cấp Tiểu học theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ GDĐT.
Tài liệu TV1-CNGD đã được các tác giả tiếp thu, chỉnh sửa theo kết luận của Hội đồng thẩm định quốc gia.
Căn cứ ý kiến kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định Tài liệu TV1-CNGD, Bộ GDĐT hướng dẫn các sở GDĐT triển khai Tài liệu TV1-CNGD phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương trên nguyên tắc tự nguyện của nhà trường trong năm học 2017-2018 và năm học 2018-2019 ở những nơi đang triển khai và không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thực hiện Chương trình GDPT mới.
Như vậy, Tài liệu TV1-CNGD là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn triển khai dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 trong Chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, nhất là với học sinh vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.
- Tài liệu TV1-CNGD đã được thử nghiệm gần 40 năm ở nhiều địa phương nhưng vẫn chưa là sách giáo khoa chính thức để giảng dạy trong trường tiểu học. Vậy khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, Tài liệu TV1-CNGD có được triển khai nữa không ?
TS. Nguyễn Đức Hữu: Từ các kết quả nghiên cứu khoa học và triển khai thực tế, mặc dù còn một số hạn chế, song về cơ bản, Tài liệu TV1-CNGD đã đáp ứng được các yêu cầu dạy học môn Tiếng Việt và là một trong những phương án để các địa phương lựa chọn trong việc dạy học môn Tiếng Việt lớp 1, nhất là với học sinh vùng khó, vùng dân tộc thiểu số.
Đến nay, Tài liệu TV1-CNGD đã trải qua một thời gian thực nghiệm gần 40 năm và được áp dụng ở một số địa phương, Bộ GD-ĐT đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đánh giá và tổ chức thẩm định, hoàn thiện để triển khai ở những địa phương có đủ điều kiện và tự nguyện tham gia, không mở rộng thêm để giữ ổn định cho đến khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.
Tuy nhiên, tài liệu này vẫn chưa được đưa vào dạy học như một bộ sách giáo khoa chính thức.
Theo Luật Giáo dục hiện hành quy định: “Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông; duyệt và quyết định chọn sách giáo khoa để sử dụng chính thức, ổn định, thống nhất trong giảng dạy, học tập ở các cơ sở giáo dục phổ thông,... trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông và sách giáo khoa”. Do vậy, cùng với bộ sách giáo khoa hiện hành, Tài liệu TV1-CNGD được Bộ GD-ĐT đồng ý và coi đây là một phương án để các địa phương lựa chọn triển khai phù hợp trên tinh thần tự nguyện của các nhà trường.
Hơn nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sắp được ban hành và triển khai bắt đầu từ lớp 1, Bộ GD-ĐT hướng dẫn các địa phương đã và đang sử dụng Tài liệu TV1-CNGD tiếp tục triển khai nhưng không mở rộng để giữ ổn định cho đến khi thay sách giáo khoa mới.
Khi chương trình giáo dục phổ thông mới được ban hành, với chủ trương “một chương trình nhiều sách giáo khoa”, tất cả các tài liệu dạy học được đưa vào nhà trường với tư cách là sách giáo khoa đều phải được Hội đồng quốc gia thẩm định. Căn cứ vào kết luận và đề xuất của Hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ GDĐT sẽ phê duyệt danh mục sách giáo khoa (theo chương trình giáo dục phổ thông mới) được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục sẽ được quyền lựa chọn sách giáo khoa nào phù hợp nhất để triển khai.
Xin cảm ơn ông!
Hạ Anh - Thúy Nga

Thứ trưởng Giáo dục khẳng định sức sống sách Tiếng Việt 1 của GS Hồ Ngọc Đại
Trao đổi với báo chí sáng 11/9, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay tài liệu Tiếng Việt 1 Công nghệ Giáo dục vẫn ổn định ở 48 tỉnh, thành với 771.588 học sinh của 8.000 trường tiểu học.
" alt=""/>Sách Tiếng Việt Công nghệ Giáo dục có xuất hiện trong chương trình giáo dục phổ thông mới?