Điểm mạnh của G Suite có thể kể đến là:
Tính phổ biến và quen thuộc với người dùng: Đa số người dùng đều đã từng sử dụng Gmail miễn phí hàng ngày, và G Suite được phát triển cùng nền tảng với Gmail; nhờ đó doanh nghiệp rất dễ triển khai và không tốn chi phí đào tạo người dùng.
Năng lực bảo mật mạnh mẽ và tin cậy: G Suite chạy trên máy chủ đám mây và được bảo vệ nghiêm ngặt bởi đội ngũ của Google. Một trong những đội ngũ bảo mật mạnh nhất thế giới hiện nay. G Suite cũng tin cậy bởi khả năng hoạt động ổn định 99,9% với tốc độ vượt trội nhờ hạ tầng công nghệ tiên tiến của Google.
Các tính năng quản trị viên vượt trội: G Suite thực sự là một cỗ máy quái vật với hàng trăm tính năng nâng cao dành cho quản trị viên. Quản trị viên có thể phân quyền ở nhiều cấp độ, tùy chỉnh và thiết lập nhiều chính sách, quản lý và kiểm soát người dùng mạnh mẽ. Nó phù hợp với nhu cầu của kể cả những khách hàng khắt khe nhất về chính sách kiểm soát và bảo mật.
Chi phí của G Suite có nhiều tùy chọn: Google phân làm ba gói G Suite và gói thấp nhất có giá là 6 USD/User/tháng trong khi gói cao nhất có giá là 25 USD/user/tháng. Đối với nhu cầu của đa số các doanh nghiệp, gói 6 USD/user/tháng là đủ các tính năng phục vụ nhu cầu giao dịch email và công cụ làm việc của họ.
Là bộ ứng dụng điện toán đám mây có mức tăng trưởng doanh thu mạnh nhất của Microsoft, Office 365 chính là "gà đẻ trứng vàng" mang lại hàng tỷ USD mỗi năm cho hãng, Office 365 ra mắt vào năm 2011 nhưng nó có doanh thu vượt qua Office truyền thống có lịch sử hơn 40 năm phát triển tại thời điểm 2019. Cho tới năm 2019, Microsoft cho biết có hơn 30 triệu người dùng trả phí cho Office 365. Điều đó nói lên quy mô và vị thế của Office 365 xứng đáng là giải pháp hàng đầu về ứng dụng điện toán đám mây. Email exchange tích hợp trong Office 365 cũng chính là một ứng dụng cốt lõi của bộ ứng dụng này.
![]() |
Những ưu điểm nổi bật của Office 365 có thể kể đến:
Sự quen thuộc và tương thích với Microsoft Office và Outlook: Trong giới nhân viên văn phòng thì Office và Outlook là hai ứng dụng rất phổ biến. Bởi vì Office 365 chính là bản “đám mây” của bộ Office nên khả năng tương thích là không thể bàn cãi. Giao diện trực tuyến của Email exchange và các ứng dụng Online sẵn có trên Office 365 rất thân thiện và tương đồng với Outlook và Office trên máy bàn chúng ta vẫn dùng hàng ngày.
Bảo mật và ổn định: Cũng giống như G Suite, Office 365 có khả năng bảo mật và ổn định cao và được quản lý và vận hành bởi Microsoft. Việc vận hành một ứng dụng với bảo mật và tin cậy giúp giảm thời gian chết và gánh nặng chi phí cho đội an ninh và kỹ thuật của doanh nghiệp.
Các tính năng làm việc nhóm và cộng tác: Ngoài Email Exchange và bộ ứng dụng Office Online, Office 365 được trang bị ứng dụng Teams hỗ trợ mạnh cho làm việc và cộng tác theo nhóm. Teams như một bàn làm việc Online đa năng, vừa có thể trao đổi qua Chat, họp Video, vừa có thể gửi và truyền File ngay trong giao diện ứng dụng.
Chi phí và các gói: Office 365 có rất nhiều tùy chọn các gói và chi phí khác nhau phù hợp với nhiều nhu cầu và loại hình doanh nghiệp. Bản thấp nhất của Office 365 là Office 365 Business Essentials có chi phí 06 USD/User/tháng (chỉ có thể mua tối đa 300 users). Các doanh nghiệp có thêm nhu cầu sử dụng bộ công cụ Office trên máy bàn cũng có thể chọn các gói cao hơn là Office 365 Business Premium hoặc các gói E dành cho doanh nghiệp lớn.
Được phát triển bởi Zoho Corporation vào năm 2007, Zoho workplace ít phổ biến hơn so với hai đối thủ của họ là G Suite và Office 365, nhưng đây cũng là một giải pháp điện toán đám mây nổi tiếng thế giới. Zoho Corporation có văn phòng tại hơn 15 quốc gia trên thế giới, họ có đội ngũ khoảng 9.000 nhân viên. Zoho nổi tiếng thế giới với hàng loạt ứng dụng điện toán đám mây nhưng chủ yếu là Zoho CRM và Zoho Workplace. Tính đến năm 2020 có khoảng hơn 50 triệu người dùng toàn cầu đang sử dụng một trong các phần mềm của Zoho và con số này tăng nhanh mỗi ngày bởi vì họ có thêm các bản miễn phí dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ hoặc cá nhân.
![]() |
Ảnh minh họa: Internet
Người dùng và doanh nghiệp Trung Quốc đang chạy đua về mức độ quan tâm và chấp nhận mạng di động 5G vì các bên liên quan trên thế giới bắt đầu đưa ra yêu sách cho công nghệ và người dùng nhận ra lợi ích của nó.
Theo một báo cáo thường niên được công bố ngày 5/3 của Hiệp hội GSM (GSMA) - đại diện cho lợi ích của hơn 750 nhà mạng toàn cầu - cho thấy trong số người Trung Quốc trưởng thành, 70% có ý định nâng cấp lên 5G, mức cao nhất trên thế giới. Trong khi đó, nhận thức về 5G ở người trưởng thành Trung Quốc là hơn 85%, thấp hơn nhận thức của người trưởng thành ở một số nước phát triển bao gồm Hàn Quốc, Úc và Vương quốc Anh.
Ấn bản năm 2020 về Kinh tế di động của GSMA cho biết, người dùng Trung Quốc cũng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để nâng cấp lên 5G, với 78% sẵn sàng trả phí cao hơn cho các dịch vụ 5G, so với mức 60% ở Mỹ và 57% trên toàn thế giới.
Theo một khảo sát của GSMA được thực hiện vào đầu tháng 1/2020, gần 50% số người được hỏi ở Trung Quốc cho biết họ dự định mua một chiếc điện thoại thông minh 5G ngay khi có sẵn.
Về phía doanh nghiệp, dù nhiều doanh nghiệp trên thế giới tin rằng 4G là đủ tốt, Trung Quốc là một ngoại lệ rõ ràng về vấn đề này nhờ vào sự hợp tác giữa doanh nghiệp và các nhà mạng di động cũng như thử nghiệm sớm các dịch vụ 5G của ba nhà mạng viễn thông lớn trong nước.
Ngay từ quý cuối năm 2018, các công ty Trung Quốc đã thể hiện sự quan tâm nhiều hơn đến các công nghệ mới để triển khai trong mạng 5G như công nghệ phân chia mạng (network slicing), điện toán biên (edge computing) và các dịch vụ có độ trễ thấp so với các quốc gia khác trên thế giới, báo cáo cho biết.
Yang Guang, Giám đốc nghiên cứu về nhà cung cấp dịch vụ tại Strategy Analytics nhận định: “Chúng tôi đã thấy các xu hướng tương tự trong nghiên cứu về người tiêu dùng khác. Điều này có thể được thúc đẩy bởi sự phát triển của hệ sinh thái Internet di động Trung Quốc và sự số hóa kém phát triển của ngành công nghiệp truyền thống”.
" alt=""/>Người dùng Trung Quốc sẵn sàng trả phí cao hơn cho các dịch vụ 5G