Robert Pattinson và Kristen Stewart
Nhờ thành công của phần tiếp theo trong loạt phim "Chạng vạng", cặp tình nhân trên màn ảnh lẫn ngoài đời này dễ dàng lọt vào top 10 những diễn viên giàu nhất năm theo thống kê của tạp chí Forbes.
Tuy nhiên, ngôi vị số 1 không thuộc về họ mà mà tài tử Leonardo DiCaprio. Hai bộ phim anh tham gia được công chiếu trong năm qua là Shutter Island vàInception không chỉ được độc giả trang IMDB đánh giá là những bộ phim chất lượng nhất mà còn giúp ngôi sao Titanic trở thành diễn viên có thu nhập cao nhất 2010. Mỗi phim thu về tới trên 650 triệu Bảng Anh (trên 1 tỉ đô la).
Khá bất ngờ khi vị trí á quân lại thuộc về gương mặt mới của Hollywood, Mia Wasikowska, người thủ vai Alice trongAlice ở xứ sở thần tiên. Trong năm qua cô còn tham gia một vai nữa trong The Kids Are All Rightcùng Julianne Moore. Mức cát-sê đáng kể từ doanh thu trên 1 tỉ đô la mà bộ phim 3-D Alice ở xứ sở thần tiênđạt được đã giúp Mia lập được kỳ tích này.
Robert Downey Jr. (trái) trong "Due Date".
Thậm chí cô còn vượt mặt cả ngôi sao Johnny Depp, người được nhắc đến nhiều trong năm qua với Alice in Wonderland và The Tourist. Anh cũng vừa được độc giả IMDB chọn là ngôi sao của năm 2010 và giành 2 đề cử Quả cầu vàng với hai vai diễn trên. Góp mặt trong danh sách này còn có ngôi sao Harry Potter, Daniel Radcliffe và Robert Downey Jr, nam diễn viên gây chú ý với vai chính trong phim Due Date (Đen đủ đường) đang làm mưa làm gió tại các rạp chiếu VN.
Lọt vào top 10 còn có nam diễn viên chính trong phim Avatar,Sam Worthington. Thành Long và ngôi sao châu Á duy nhất được bình chọn nhưng chỉ được xếp ở vị trí cuối.
Top 10 ngôi sao có thu nhập cao nhất 2010
1. Leonardo DiCaprio
2. Mia Wasikowska
3. Johnny Depp
4. Robert Downey Jr.
5. Daniel Radcliffe
6. Robert Pattinson
7. Kristen Stewart
8. Sam Worthington
9. Jaden Smith
10. Thành Long
Hoàng Vy - (Theo The Sun, Forbes)
- Một GS Mỹ đã bày tỏ thắc mắc về việc vì sao Việt Nam nghèo mà xếp hạng PISA lại cao, là một chuyên gia nghiên cứu về PISA, bà bình luận như thế nào về ý kiến này?
- Tôi trực tiếp tham dự hội thảo mà GS Mỹ trình bày phát biểu này và đã có trao đổi với GS Mỹ. Thực tế, GS Paul Glewwen nghiên cứu về kinh tế đồng thời cũng chưa hiểu được bối cảnh đặc thù của Việt Nam nên mới thắc mắc như vậy chứ những chuyên gia nghiên cứu về giáo dục thì hiểu rõ lắm, nhất là những chuyên gia ở các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Đài Loan thì họ ít khi đặt ra câu hỏi như vậy với Việt Nam.
Bên cạnh đó, mặc dù GDP của Việt Nam thấp tỷ lệ nghịch với thành tích PISA, ngược lại so với mối quan hệ tỉ lệ thuận ở các nước phát triển, nhưng khi phân tích dữ liệu PISA Việt Nam 2012 thì thấy rằng học sinh có ESCS (yếu tố về hoàn cảnh kinh tế và văn hóa gia đình) cao thì thành tích cũng cao. Những trường có ESCS cao thì thành tích của trường đó cũng cao. Vì vậy, về điểm này Việt Nam cũng không khác gì so với những nước phát triển!
- Vậy chúng ta nên giải thích thế nào về việc Việt Nam nghèo mà xếp hạng PISA lại cao?
- Nếu bạn có con, bạn sẽ cho con đi học thêm chứ? Bạn sẽ có đầu tư hết sức để cho con học chứ? sẽ nói con học cố gắng học để sau này có công việc tốt...
Gia đình nói chung và cha mẹ học sinh Việt Nam nói riêng ngay từ lúc con cái đi học đã tạo cho con suy nghĩ là chỉ có học mới là con đường tiến thân tốt nhất.
Trong khi đó, khi đến trường, học sinh lúc nào cũng chỉ được học để làm bài kiểm tra. Như con tôi, mấy ngày hôm nay giáo viên liên tục gọi điện nhắc nhở cha mẹ phải quan tâm sát sao tới con vì sắp thi học kỳ rồi, nhắc con soạn các câu hỏi ôn tập và học thuộc.
Vì vậy, học sinh Việt Nam luôn luôn trong môi trường sẵn sàng cho những cuộc thi nên không chỉ có PISA các cuộc thi quốc tế Việt Nam cũng giành giải rất cao.
- Vậy cũng không có gì đáng tự hào khi kết quả PISA của chúng ta xếp hạng trên nhiều nước phát triển, thưa bà?
- Tôi thấy khi có kết quả PISA, nhiều người chỉ nhìn vào điểm số và xếp hạng để đánh giá. Thực ra vấn đề không nằm ở điểm số và xếp hạng mà đây chỉ là một kênh thông tin để chúng ta tham khảo.
Việc so sánh điểm số và thứ hạng với các nước khác không nói lên được điều gì cả. Những nước có xếp hạng cao thì chứng tỏ học sinh giỏi hơn?
Một ví dụ tôi chỉ ra ở đây để thấy điều này: Năm 2012, mặc dù học sinh Indonesia có điểm số thấp và đứng áp chót bảng xếp hạng về môn Toán nhưng học sinh lại thấy rất thích thú khi học muôn toán. Còn ở Việt Nam học sinh có kết quả cao môn toán nhưng luôn cảm thấy lo lắng và không thấy hứng thú với môn học.
![]() |
TS Tăng Thị Thùy cho rằng, điều quan trọng khi tham gia PISA không phải là điểm số và xếp hạng. |
Kết quả Việt Nam đạt được qua hai kỳ khảo sát vừa qua khá tốt nhưng không thể nói là tự hào hơn các nước phát triển vì trong nội hàm kết quả này còn nhiều thứ chúng ta không bằng các nước xếp hạng sau.
Vì vậy, kết quả dù cao hay thấp cũng không quan trọng bằng có những phân tích dữ liệu khoa học khảo sát liên quan đến học sinh và nhà trường để tìm được ra những điểm mạnh, điểm yếu trong giáo dục, từ đó có những chính sách phù hợp.
Trường hợp Brazil hay Indonesia từ khi tham gia PISA hầu hết các cuộc khảo sát thì đều đạt điểm số thấp và áp chót bảng xếp hạng. Nhưng vì sao họ vẫn tham gia đều đặn vào kỳ khảo sát? Nếu Việt Nam mà ở vị trí như họ trong suốt nhiều kỳ kháo sát thì vẫn tiếp tục chứ? Các nước này tham gia để thấy những vấn đề trong giáo dục phổ thông hiện nay của họ chứ không phải họ cần một vị trí xếp hạng cao.
- Là một người nghiên cứu về PISA, bà đã rút ra những kết luận thú vị nào từ kết quả PISA của Việt Nam qua 2 kỳ vừa qua?
- Luận án tiến sĩ của tôi có nghiên cứu phân tích dữ liệu PISA năm 2012 để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến thành tích toán học của 5 nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.Tôi sử dụng phân tích đa tầng qua mô hình tuyến tính đa tầng (Hierarchical Linear Modeling), một trong những phương pháp phổ biến sử dụng trong đánh giá diện rộng như PISA và TIMSS.
PISA có khảo sát 2 tầng là học sinh và trường học. Có những yếu tố ảnh hưởng xuất phát từ học sinh, có những yếu tố từ phía nhà trường. Khi kết hợp đồng thời cả hai tầng này với nhau thì sẽ có những ảnh hưởng khác nhau đến thành tích học tập của học sinh.
Trong khuôn khổ buổi trao đổi này, tôi chỉ đưa ra ví dụ để thấy được ở Việt Nam có những yếu tố tác động khác, chẳng hạn, ở Việt Nam những trường đông học sinh lại có thành tích cao hơn các trường ít học sinh. Nhưng những nghiên cứu ở Mỹ lại chỉ ra sự ngược lại. Trường ít học sinh thì họ có thể có điều kiện quan tâm đến học sinh hơn.
Tuy nhiên, ở Việt Nam những trường đông học sinh thường nằm ở các thành phố lớn, hoặc những trường điểm mà cha mẹ luôn cố gắng để cho con vào bằng được những trường như thế…Và trường điểm thì bạn biết rồi đấy, học sinh phải học rất nhiều!
Hay như phát hiện khác trong nghiên cứu của tôi, thời gian học sinh Việt Nam học thêm cao nhất (17,3 tiếng/ tuần) trong 5 nước Đông Nam Á. Và kết quả này có mối tương quan với thành tích học tập của học sinh.
- Theo bà nói, mục tiêu của PISA là để các nước nhìn nhận điểm mạnh, yếu từ đó đưa ra chính sách GD phù hợp. Từ nghiên cứu 2 kỳ kết quả PISA vừa qua của Việt Nam, theo bà, giáo dục Việt Nam cần có những điều chỉnh gì?
- Để đưa ra những chính sách giáo dục phù hợp thì cần phải dựa vào những phân tích khoa học từ kết quả PISA. Trong nghiên cứu của tôi về kết quả PISA năm 2012 đã đưa ra một số khuyến nghị cho việc áp dụng chính sách cho giáo dục Việt Nam như về vấn đề học thêm (học ngoài giờ lên lớp), sĩ số lớp học, môi trường học tập của học sinh ở trường, đánh giá học sinh, mối quan hệ giáo viên-học sinh… Cũng khá nhiều vấn đề cần quan tâm cả về phía học sinh và nhà trường.
Chẳng hạn, từ kết quả phân tích thống kê kê cho thầy rằng những trường có điều kiện kinh tế tốt (cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…) thì học sinh thường có thành tích cao. Như vậy, chúng ta cần quan tâm đến việc đầu tư cho trường học, đặc biệt là các trường trong vùng khó khăn.
Tuy nhiên đầu tư như thế nào và đầu tư cái gì thì lại cần phải xem xét tình hình thực tế của trường đó chứ không phải cứ đầu tư trang thiết bị hiện đại, cơ sở trang trang có nghĩa là chất lượng giáo dục sẽ tốt. Tôi biết có nhiều dự án đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các trường học nhưng rồi lại không dùng đến và như vậy sẽ vô cùng lãng phí.
Tôi chỉ đưa ra một ví dụ như trên để thấy được kết quả PISA không phải chỉ có điểm số và xếp hạng. Điểm số không nói lên được điều gì nếu không gắn nó với những yếu tố liên quan.
Còn khá nhiều vấn đề được phát hiện ra trong nghiên cứu của tôi mà không thể trình bày được hết trong khuôn khổ buổi nói chuyện này. Tôi sẽ cung cấp kết quả nghiên cứu cho những ai quan tâm.
Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi!
Lê Văn (thực hiện)
" alt=""/>Nếu xếp hạng PISA thấp, Việt Nam liệu có tiếp tục tham gia?Kỳ vọng eNaira giúp tăng GDP
CBDC khác biệt với tiền mã hóa và là đối tượng chịu quản lý của các quy định ngân hàng. Thực tế, việc Nigeria ra mắt eNaira là điều khá bất ngờ khi CBN đều không ủng hộ tiền mã hóa. Tháng 2/2021, CBN ban hành chỉ thị cấm các ngân hàng tham gia những giao dịch tài chính liên quan đến tiền mã hóa. Nhiều người dân Nigeria đã đầu tư vào tiền số để “trú ẩn” trong bối cảnh Naira sụt giảm giá trị so với đồng USD. Hãng nghiên cứu Chainalysis chỉ ra Nigeria nằm trong 10 quốc gia sử dụng tiền điện tử nhiều nhất thế giới.
Trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Buhari cho biết eNaira sẽ tăng lượng kiều hối, thúc đẩy thương mại điện tử xuyên biên giới, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính. Ngoài ra, nó giúp chính phủ giải ngân các khoản phúc lợi trực tiếp cho công dân trong nước, thu thuế hiệu quả hơn.
Một động lực khác để eNaira ra đời là đại dịch Covid-19 tàn phá nặng nề, khiến nhiều chi nhánh ngân hàng khp Nigeria phải đóng cửa. Chỉ một số mở tại các khu vực đô thị, càng góp phần khiến nhiều người ở vùng sâu vùng xa bị loại khỏi hệ thống tài chính.
Cũng tại lễ ra mắt này, Thống đốc CBN Godwin Emefiele tiết lộ, 500 triệu eNaira (1,21 triệu USD) đã được đúc. Hiện tại, chỉ những người dân có tài khoản ngân hàng mới được đăng ký e-Naira. Phiên bản eNaira hiện tập trung vào giao dịch cá nhân (P2P) và cá nhân đến doanh nghiệp (P2B) qua hai ví Speed và Merchant. Thống đốc Emefiele chia sẻ, tổng cộng 200 triệu eNaira đã phát hành cho các ngân hàng.
Để cài đặt ví Speed, eNaira yêu cầu người dùng nhập số điện thoại, email, mã số xác nhận ngân hàng (BVN). Sau khi nhận được email xác nhận, họ có thể dùng ví cùng với các ứng dụng ngân hàng trực tuyến. Để nạp eNaira, người dùng đăng nhập vào ứng dụng ngân hàng rồi chuyển tiền sang ví Speed. Sau đó, họ sẽ gửi được eNaira sang ví Speed của người khác bằng cách quét mã QR.
![]() |
Tính đến tháng 12/2021, CBN ghi nhận 583.000 ví cá nhân và 83.000 ví Merchant với tổng giao dịch đạt 188 triệu Naira. Ngân hàng đang cố găng tăng tỉ lệ sử dụng eNaira tại quốc gia hơn 200 triệu dân với GDP thường niên gần 500 tỷ USD. Đặc biệt, Tổng thống Buhari kỳ vọng eNaira sẽ tăng GDP cả nước lên thêm 29 tỷ USD trong 10 năm tiếp theo.
Phục vụ chiến lược tài chính toàn diện
Ngân hàng trung ương Nigeria áp dụng chiến dịch Tài chính toàn diện (financial inclusion) quốc gia từ năm 2012 với mục tiêu tăng tỉ lệ người Nigeria được tiếp cận dịch vụ tài chính lên 80% trong năm 2020 từ mức 36% năm 2012. Tuy nhiên, Nigeria chưa đạt được mục tiêu này. Theo một khảo sát năm 2020 của EfinA, tỉ lệ mới đạt 64%. 36% còn lại – tương đương 38 triệu người trưởng thành – vẫn chưa được sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Báo cáo Chiến lược Tài chính toàn diện hàng năm của CBN xác định, “phụ nữ, thanh niên, cư dân nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sống tại phía Bắc” là nhóm nhân khẩu bị loại trừ bất cân xứng nhất. Việc sử dụng rộng rãi eNaira có thể thúc đẩy tài chính toàn diện khi giúp những đối tượng này dễ tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hơn. Gần đây, CBN cho biết các tiểu bang phía Bắc đang dẫn đầu trong áp dụng CBDC so với trung tâm kinh tế Lagos. Nếu xu hướng tiếp diễn, eNaira sẽ hỗ trợ thu hẹp khoảng cách giữa các khu vực trong việc tiếp cận dịch vụ tài chính.
Tại Nigeria, tiền mặt vẫn là phương tiện giao dịch thống trị, đặc biệt với những đối tượng nói trên. Dù vậy, vài năm trở lại đây, bức tranh thanh toán cả nước đã có khởi sắc. Năm 2019, thanh toán điện tử đạt gần 109 nghìn tỷ Naira, tăng từ 4 nghìn tỷ năm 2012. Giai đoạn tiếp theo của eNaira cho phép những người chưa có tài khoản ngân hàng sử dụng thông qua mã định danh quốc gia NIN. Từ đó, tạo điều kiện giải quyết những thiếu sót mà hạ tầng thanh toán số đang gặp phải và mọi người dân đều được trao đổi eNaira.
Do ví eNaira hoạt động không cần tới Internet mà chỉ cần mã USSD, người dùng không có kết nối Internet đủ mạnh và smartphone sẽ dùng được CBDC. CBN cũng đang cân nhắc biến eNaira thành cổng thanh toán (gateway), công nghệ mà các cửa hàng đang sử dụng để chấp nhận thanh toán bằng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng, để thúc đẩy việc sử dụng CBDC. Nếu thực hiện được những thay đổi này, nó sẽ thay đổi đáng kể triển vọng của chiến lược tài chính toàn diện của Nigeria.
Du Lam
Sự ra đời, trỗi dậy của Bitcoin và thị trường tiền mã hoá đã tạo ra thách thức lớn đối với Trung Quốc, quốc gia vốn đau đầu trong nhiều năm nhưng vẫn chưa tìm ra giải pháp hiệu quả hạn chế tình trạng “chảy máu nguồn vốn”.
" alt=""/>eNaira, tiền kỹ thuật số đầu tiên của châu Phi