FLC Vietnam Masters 2018: Nhiều đổi mới, tăng độ hấp dẫn!
Thái Sơn Nam lập hat-trick vô địch futsal HDBank Cúp Quốc gia
Xạ thủ Hàn Quốc giành 4 HCV Olympic tới Việt Nam để gặp... thầy Park
Giải được tổ chức trong 6 ngày, 15 - 20/12/2018 tại Nhà thi đấu đa năng 5000 chỗ (phường Đại Yên – Thành phố Hạ Long).
Theo danh sách đăng ký sơ bộ đã có 105 kỳ thủ của các quốc gia, vùng lành thổ dự tranh: Trung Quốc, Đài Loan – Trung Quốc, Singapore, Ma Cao-Trung Quốc, Thượng Hải – Trung Quốc, Thẩm Quyến – Trung Quốc và Việt Nam, Nhật Bản. Các VĐV tranh tài ở 2 nội dung thi đấu: cá nhân nam, cá nhân nữ, 3 nội dung; cờ tiêu chuẩn, cờ nhanh, cờ chớp ở các nhóm tuổi: U8, U10, U12, U14, U16, U18, U20.
Quang cảnh buổi họp báo giới thiệu về giải đấu |
Những gương mặt nổi bật sẽ đem đến cho giải đấu nhiều bất ngờ có thể kể đến là: Đinh Trần Thanh Lam, Đinh Hữu Phát (TPHCM), Đào Thị Thủy Tiên (Quảng Ninh), Nguyễn Minh Hảo (Hà Nội), Huang Xiao Hang, Zhou Bo Liang, Min Ren Diao Feng (Trung Quốc) Lou Ling Ke, Lee Han Wei (Singapore), Kam Kin Hei, Sou Chon Hou (MaCao), Qiu Zhi Jian, Xie Wen Yu, Xie bing Rui, Qiu Yu Kai (Đài Loan)…
Điểm đặc biệt của giải đấu không chỉ vì đây là giải quốc tế đầu tiên do Liên đoàn tổ chức, nằm trong hệ thống thi đấu của Liên đoàn Cờ tướng Châu Á mà còn là giải đấu được Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch, Tổng cục TDTT hết sức quan tâm và chính thức giao ủy nhiệm đăng cai cho tỉnh Quảng Ninh.
Bằng Lăng
" alt=""/>Giải cờ tướng trẻ châu Á Việt Nam mở rộng 2018: Hơn 100 kỳ thủ tranh tàiTuy nhiên, các chuyên ngành thuộc CNTT cũng đa dạng và tiềm năng phát triển của từng lĩnh vực sẽ là khác nhau. Mới đây, Bộ GD&ĐT đã đưa ra danh sách 12 ngành đào tạo trình độ đại học có nhu cầu nhân lực lớn, trong đó bao gồm Máy tính và CNTT. Theo đó, lĩnh vực Máy tính gồm 6 ngành: Khoa học máy tính, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, Kỹ thuật máy tính, Công nghệ kỹ thuật máy tính; Nhóm ngành CNTT gồm 2 ngành: CNTT và An toàn thông tin.
Hiện nay, có nhiều trường đại học đã đưa vào giảng dạy những chuyên ngành tiềm năng này. Đơn cử như tại Trường Đại học CMC (MCA) - ngôi trường được đầu tư bởi Tập đoàn Công nghệ CMC. Nhà trường chính thức tuyển sinh 725 chỉ tiêu hệ đại học chính quy năm 2022, trong đó có Công nghệ Thông tin với 6 chuyên ngành dẫn đầu xu hướng.
Vững kiến thức - chắc kỹ năng ngay từ những năm học đầu tiên
Vững kiến thức - chắc kỹ năng chính là thang đo đánh giá mức độ phát triển của nhân lực trong thời đại cạnh tranh, cũng là hành trang cần thiết để sinh viên có thể đạt được mức thu nhập cao. Để có thể tiến xa trong sự nghiệp, thí sinh nên chọn môi trường học tập giúp rèn luyện những kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực CNTT.
Như tại MCA, sinh viên ngành CNTT sẽ được học những kiến thức và kỹ năng cập nhật nhất theo “Chuẩn kỹ năng CNTT” (ITSS) của Nhật Bản được tích hợp vào chính các học phần, môn học CNTT liên quan ở những học kỳ đầu tiên. Các bạn sinh viên sẽ được tạo điều kiện khuyến khích học và thi sát hạch để lấy các chứng chỉ “Hộ chiếu CNTT” (ITIP) và “Kỹ sư CNTT cơ bản” (ITFE) đang được Nhật Bản và các quốc gia, trong đó có Việt Nam tổ chức thi và được quốc tế công nhận. Đây chính là lợi thế trong ngành CNTT, giúp người học có cơ hội làm việc tại những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu với mức lương ưu đãi.
Ngoài ra, các bạn có năng khiếu nghiên cứu và làm ra sản phẩm CNTT cũng có cơ hội tuyệt vời đến với các giảng viên và nghiên cứu viên tại Viện CIST thuộc Tập đoàn Công nghệ CMC. Không chỉ nổi tiếng với chất lượng nghiên cứu hàng đầu Việt Nam, Viện đồng thời sở hữu hệ thống 6 phòng Lab hiện đại - nơi cung cấp giải pháp công nghệ lõi và xây dựng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Qua đó, sinh viên được chú trọng rèn luyện khả năng thực hành, nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành những kỹ sư CNTT hàng đầu sau khi tốt nghiệp.
Nắm trong tay cơ hội làm việc hấp dẫn ngay khi ra trường
Không chỉ chọn đúng ngành nghề phù hợp, mà việc cân nhắc một ngôi trường vừa có chất lượng đào tạo tốt, vừa có khả năng cam kết đầu ra sau khi tốt nghiệp cho sinh viên cũng là yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình đăng ký nguyện vọng.
“Tận dụng tối đa lợi thế là thành viên của Tập đoàn Công nghệ hàng đầu Việt Nam, MCA tự tin cam kết việc làm cho 100% sinh viên ngành CNTT nhập học năm học 2022 sau khi ra trường. Sinh viên MCA nắm chắc cơ hội có được công việc với mức thu nhập hấp dẫn tại các công ty thành viên của Tập đoàn CMC cũng như tại các doanh nghiệp đối tác liên kết toàn cầu của CMC”, đại diện Trường Đại học CMC nói.
Với những điều kiện hấp dẫn trên, ngành CNTT ngày càng có sức hút lớn đối với các thí sinh khi lựa chọn nghề nghiệp cho mình. Thu nhập ngàn đô đã không còn là mơ ước quá xa vời đối với nhân sự ngành CNTT.
Trường Đại học CMC tặng học bổng lên đến 100% học phí toàn khóa học cho các thí sinh có thành tích tốt và đăng ký xét tuyển tại các vị trí nguyện vọng 1, 2 hoặc 3 trên Hệ thống tuyển sinh chung của Bộ GD&ĐT trước 17h00 ngày 20/8/2022. Thông tin chi tiết: Website: https://cmc-u.edu.vn/ Ban Tuyển sinh & Truyền thông - Trường Đại học CMC Địa chỉ: Tầng 7, Tòa nhà CMC - Số 11 Duy Tân, Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội Điện thoại: 024.7102.9999 |
Hồng Nhung
" alt=""/>Thu nhập ngàn đô trong tầm tay với ngành Công nghệ Thông tinNgay trong tối 10/6, ông Macron đã có bài phát biểu trên truyền hình quốc gia, thông báo quyết định giải tán Quốc hội Pháp và tổ chức tổng tuyển cử sớm, với vòng đầu tiên diễn ra vào ngày 30/6 và vòng thứ hai vào ngày 7/7, chỉ vài tuần trước Thế vận hội Olympic mùa hè Paris 2024.
Lãnh đạo Điện Elysee giải thích, bản thân không thể hành động như “chưa có chuyện gì xảy ra”, đồng thời bày tỏ tin tưởng “người dân Pháp sẽ đưa ra lựa chọn tốt nhất cho chính họ và cho các thế hệ tương lai”. Ông Macron lưu ý, dù các đảng cực hữu ở Pháp đã giành được tổng cộng gần 40% số phiếu bầu trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu, nhưng ông sẽ không đầu hàng trước đà tiến của họ.
Tuy nhiên, giới phân tích và ngay cả các chính khách trong đảng của tổng thống Pháp đều đánh giá quyết định trên của ông gây chấn động và đầy rủi ro, trong bối cảnh bất lợi hiện tại. Theo báo Guardian, sau 2 năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống thứ hai, ông Macron đang phải đối mặt với tỉ lệ bất tín nhiệm lên tới 65%.
Kể từ khi đảng Phục hưng để mất đa số ghế tuyệt đối trong Quốc hội Pháp (chỉ giành được 169/577 ghế) vào năm 2022, ông Macron đã lâm vào tình cảnh khó khăn. Chính phủ của ông ngày càng phải dựa vào những thỏa thuận đặc biệt, đôi khi có cả sự thỏa hiệp với các đảng đối lập trong quốc hội hoặc “phớt lờ” các công cụ hiến pháp để thông qua những đạo luật không được lòng dân.
Trong khi đó, với 88 ghế tại quốc hội, RN trở thành đảng đối lập lớn nhất tại cơ quan lập pháp và có thể bỏ phiếu chống lại hầu hết các đề xuất của tổng thống cũng như liên minh trung hữu cầm quyền, do đảng Phục hưng đứng đầu. Các chính khách RN cũng có cơ hội đánh bóng hình ảnh của họ như “các nhà lập pháp có trách nhiệm, sẵn sàng đảm đương trọng trách”.
RN có truyền thống thể hiện tốt trong các cuộc bầu cử nghị viện châu Âu, đứng đầu về số phiếu giành được ở Pháp vào năm 2014 và năm 2019. Song, việc đảng này tăng cách biệt về tỉ lệ phiếu ủng hộ so với đảng Phục hưng, từ mức 1% cách đây 5 năm lên hơn 15% trong năm nay đã cho thấy phe cánh hữu của bà Le Pen đang nhận được mức tín nhiệm cao kỷ lục, trong khi phe trung hữu của ông Macron lâm vào thế yếu chưa từng thấy.
Kết quả cũng là lời cảnh báo về sự sụt giảm tín nhiệm của người dân dành cho Tổng thống Macron, người bắt đầu lên nắm quyền vào năm 2017 cùng lời hứa sẽ đảm bảo các cử tri Pháp “không còn lí do gì để bỏ phiếu cho các đảng cực đoan nữa”. Đây cũng là một đòn giáng mạnh vào Gabriel Attal, vị thủ tướng trẻ tuổi nhất lịch sử đất nước, được ông Macron bổ nhiệm chưa đầy 6 tháng trước nhằm thổi sức sống mới vào nhiệm kỳ tổng thống thứ 2 của mình.
Theo một số nhà phân tích, quyết định tổ chức bầu cử quốc hội ngay cuối tháng này của ông Macron có thể nhằm buộc đảng cực hữu bước vào một cuộc đối đầu thực sự ở trong nước và làm chậm lại, thậm chí đảo ngược đà trỗi dậy của họ. Lãnh đạo Điện Elysee cũng có thể tin rằng, cuộc bầu cử 2 vòng trong phạm vi quốc gia sẽ khiến đảng đối lập khó lặp lại kỳ tích như cuộc bầu cử nghị viện châu Âu một vòng, ở phạm vi rộng lớn hơn.
Dẫu vậy, theo một cuộc khảo sát công bố ngày 9/6 của Ipsos, 68% người ủng hộ RN cho biết họ đã bỏ phiếu “trước hết và quan trọng nhất để thể hiện sự phản đối tổng thống và chính phủ của ông”. 39% cử tri trên toàn nước Pháp cũng có quan điểm tương tự. Gần 2/3 số người được hỏi tiết lộ họ ưu tiên các vấn đề quốc gia, nhập cư và cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt khi bỏ phiếu. Đây dự kiến cũng là các vấn đề quan tâm hàng đầu của cử tri Pháp khi đi bầu quốc hội sau 3 tuần nữa.
Nhiều chính trị gia trong đảng cầm quyền như nghị sĩ Emmanuel Pellerin lo ngại, việc tổ chức một cuộc bầu cử quá nhanh chóng trong bối cảnh bất lợi trên có nguy cơ trao cho phe cực hữu quyền lực chính trị to lớn hơn sau nhiều năm đứng bên lề và gây trở ngại nghiêm trọng cho 3 năm còn lại trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Macron.
Nếu RN giành được đa số ghế tại Quốc hội Pháp, vị trí thủ tướng nhiều khả năng sẽ rơi vào tay Jordan Bardella, chính trị gia 28 tuổi đang giữ chức chủ tịch đảng cực hữu chống nhập cư này. Khi đó, ông Macron vẫn là tổng thống và chỉ đạo các chính sách quốc phòng và đối ngoại của Pháp, nhưng ông sẽ mất quyền thiết lập chương trình nghị sự hay kiểm soát hầu hết các chính sách đối nội của đất nước.
Bộ trưởng Tài chính Bruno Le Maire, một đồng minh của Tổng thống Macron nhấn mạnh trên đài phát thanh RTL: “Đây sẽ là cuộc bầu cử quốc hội có tác động lớn nhất đối với đất nước và người dân Pháp trong lịch sử của nền Cộng hòa thứ 5. Chúng tôi phải chiến đấu vì đất nước và người dân Pháp. Chúng tôi có 3 tuần để vận động và thuyết phục các cử tri”.
Ông Le Maire và các cố vấn khác của ông Macron đã bày tỏ hy vọng chiến thắng, nhưng họ cũng thừa nhận khó dự đoán kết cục cho “canh bạc” mạo hiểm này của tổng thống.