Gửi con gái yêu quý (và đã có quyền) của bố,
Khi con đang say giấc trên chiếc giường mà bố phải trả tiền để mua, bố đã quyết định dành chút thời gian để viết cho con một bức thư thể hiện tình cảm và niềm vui vô bờ khi ta được làm bố. Đó là một trải nghiệm tuyệt vời vì con là một đứa trẻ tuyệt vời và ta yêu việc được làm bố của con. Trong ngôi nhà này, bố luôn bị nhắc nhở rằng bố biết thật ít ỏi về thế giới xung quanh con, mặc dù bố đã sống trên thế giới này đã 40 năm.
Cho phép bố bắt đầu bức thư này bằng cách nói rằng “bố biết, bố thực sự biết…”
Bố biết thật là khó khăn khi không có Starbuck trong một ngày.
Bố biết thật là khó khăn khi cứ phải nghe bố mẹ giải thích về sự cần thiết của việc tắm rửa đúng cách mỗi ngày, hoặc phải nói với con rằng một đống nước hoa mà con xịt lên người cũng không thể làm át đi mùi hôi.
Bố biết áp lực của việc không có iPhone 6 hay iPad Mini giống như “tất cả bọn bạn ở trường”.
Và cuộc sống sẽ trở thành địa ngục khi phải giữ căn phòng sạch sẽ hay phải treo ba lô lên móc khi đi học về.
Và hãy tin bố đi, bố hiểu cảm giác thất vọng đến mức nào khi không được xem Teen Beach Movie 2… lần thứ tư trong 2 ngày liên tiếp bởi vì mẹ con và ta đã quyết định sẽ không giúp con và anh chị em con “còn sống” và “hạnh phúc” khi được xem thứ gì đó mà bọn con thích trên tivi (thứ mà chúng ta phải trả tiền). Mặc dù “chỉ thêm một lần nữa” – và “sẽ không bao giờ lặp lại”.
Ồ, và chắc chắn cũng sẽ rất khó khăn khi bị yêu cầu lên giường vào lúc 9 giờ tối để không trở thành con ma thiếu ngủ vào sáng hôm sau.
Bố cũng muốn xin lỗi khi không tiêu một chút tiền cho những bộ quần áo của Gap hay Justice để con có thể khoe mẽ với cô bé ngồi cạnh trong giờ toán. Bố phát hiện ra điều này từ khi bố đã tiêu một số tiền tương đương với lương một năm của tiền vệ giải bóng đá quốc gia (cộng thêm tiền thưởng) vào việc mua quần áo cho con.
Bố cũng sẽ trợn tròn mắt khi ông bà con giải thích rằng những đứa trẻ ở thế giới thứ ba đơn giản chỉ là cần một bữa ăn vào ngày hôm sau, mà chẳng hề quan tâm tới việc xem chương trình truyền hình yêu thích của chúng.
Con nói đúng. Con nên có một tài khoản Instagram và Facebook mà không có bất cứ giới hạn nào. Trời ơi, đây là nước Mỹ - vùng đất của sự tự do cơ mà! Chúng ta thật là những phụ huynh không công bằng và can thiệp quá sâu, rồi luôn khăng khăng rằng “Internet rất nguy hiểm”, hay “con không đủ tuổi và chưa thể chịu trách nhiệm cho một tài khoản mạng xã hội”. Chúng ta đang nghĩ gì vậy? Giá mà chúng ta giống như những phụ huynh khác thì con sẽ dễ thở hơn biết mấy.
Ta vừa nói chuyện với mẹ con xong. Mẹ con cam kết sẽ tìm một cách khiêm tốn hơn cho việc tự hưởng thụ cuộc sống của cô ấy, ví dụ như ăn trọn vẹn một bữa ăn mà không phải đứng dậy để lấy cái gì đó cho ai đó, hay bắt con xếp giỏ quần áo mà cô ấy đã giặt và gấp. Mẹ con cũng hiểu rất rõ về việc tìm kiếm lại tinh thần của mình và cảm ơn con đã luôn khiến cô ấy phải trợn mắt và dậm chân liên tục. Ồ, và cũng cực hữu ích cho cả hai chúng ta khi mới đây chúng ta phát hiện ra rằng chúng ta đang phá hủy cuộc sống của con.
Chúng ta đang nỗ lực giải quyết các vấn đề về nuôi dạy con cái. Chúng ta hứa như vậy.
Mãi yêu con,
Bố
Tác giả Mike Berry là một người chồng, một người cha, một blogger, một nhà thuyết trình.
Xem thêm:
10 cách rèn con thông minh được khoa học chứng minh" alt=""/>Bức thư thú vị bố gửi con gái tuổi dở dở ương ươngChuẩn bị đội ngũ nhân lực ‘thực học thực làm’
Nhằm phát huy thế mạnh mỗi bên, Tập đoàn Vingroup và trường ĐH Kinh tế Quốc dân đã ký kết Thỏa thuận hợp tác, cùng hướng đến sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và tuyển dụng. Trong đó, mục tiêu trọng tâm của Thỏa thuận hợp tác là gắn kết đào tạo lý thuyết với ứng dụng thực hành, chuẩn bị đội ngũ nhân lực trẻ “thực học, thực làm”, có trải nghiệm thực tế trước khi tốt nghiệp.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Tập đoàn Vingroup đã công bố Quỹ Học bổng tài năng trẻ Vingroup trị giá 30 tỷ đồng dành cho sinh viên hai năm cuối, có thành tích học tập xuất sắc, có tố chất khởi nghiệp hoặc là sinh viên nghèo vượt khó của trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
![]() |
Bà Dương Thị Mai Hoa - Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup và GS.TS Trần Thọ Đạt - Hiệu trưởng trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân trao đổi cam kết hợp tác giữa 2 đơn vị. |
Các sinh viên nhận học bổng sẽ được Vingroup tài trợ học phí học tập tại trường ĐH Kinh tế Quốc dân, đồng thời được tham gia vào dự án Phát triển tài năng trẻ Vingroup với cơ hội thực hành, cọ xát thực tế kinh doanh và tiếp xúc với môi trường làm việc chuyên nghiệp, tốc độ, hiệu quả tại các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái đa dạng của Tập đoàn.
Chương trình đào tạo “có địa chỉ” đầu tiên giữa một trường đại học kinh tế hàng đầu Việt Nam và một tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu Việt Nam này đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng làm việc thực tế, định hướng nghề nghiệp rõ ràng và khả năng thích ứng cao với môi trường doanh nghiệp.
Thông qua Quỹ Học bổng tài năng trẻ Vingroup, sinh viên vừa được trao bằng tốt nghiệp Đại học của ĐH Kinh tế Quốc dân, vừa được trao chứng chỉ “thực hành” ở Vingroup.
Rút ngắn khoảng cách đào tạo và thực tế
Việc Vingroup tham gia vào quá trình đào tạo sinh viên của trường ĐH Kinh tế Quốc Dân nằm trong xu thế đang được Chính phủ khuyến khích nhằm rút ngắn khoảng cách giữa đào tạo và thực tế, góp phần giảm thiểu sự lãng phí nguồn lực quốc gia khi tỷ lệ thất nghiệp của lao động tốt nghiệp đại học, cao học đang có chiều hướng gia tăng.
![]() |
Bà Lê Mai Lan - Phó Chủ Tịch Tập Đoàn Vingroup trao tấm biển biểu trưng Quỹ học bổng tài năng trẻ cho GS. TS Trần Thọ Đạt _ Hiệu trưởng trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân . |
Đây chính là mục tiêu quan trọng nhất, mang ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc mà Tập đoàn Vingroup hướng tới trong Thỏa thuận. Việc đầu tư vào yếu tố con người cũng nằm trong chiến lược tạo nguồn cán bộ lâu dài cho Vingroup nói riêng, đồng thời góp phần đào tạo nguồn nhân sự chất lượng cao cho xã hội.
Song song với thỏa thuận này, Tập đoàn Vingroup cũng mong muốn xây dựng một Trường Đại học quốc tế trong tương lai, có đối tác là một trong các trường hàng đầu thế giới với chất lượng đột phá ở Việt Nam.
Với việc ký thỏa thuận hợp tác với một trong những trường Đại học hàng đầu Việt Nam, Tập đoàn Vingroup đã thể hiện cam kết lâu dài trong lĩnh vực giáo dục, cũng như tầm nhìn chiến lược và nhân văn, góp phần thực hiện sứ mệnh “Vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người Việt”.
Minh Tuấn
" alt=""/>Vingroup: Học bổng 30 tỷ đồng cho SV Kinh tế Quốc dânCho đến lúc này, tôi hoàn toàn hài lòng với cuộc sống gia đình. Tuy nhiên, đúng vào năm cậu con trai thứ hai của tôi gần hai tuổi, gia đình bên vợ xảy ra sự cố. Mẹ vợ tôi bị tai biến phải nằm một chỗ, khiến gia cảnh nhà cô ấy đảo lộn.
Bố Ly cao tuổi, Ly chỉ có một chị gái đi lấy chồng xa, bình thường ít về. Nay mẹ bị liệt phải nằm một chỗ, nên hai chị em phải thay phiên nhau chăm mẹ. Quãng thời gian này không thể ngày một ngày hai mà chấm dứt. Sự hỗn độn kéo dài khiến tôi cảm thấy bất tiện vì xưa giờ, mọi việc trong gia đình toàn một tay Ly lo lắng.
Công việc của tôi rất bận, chị gái đi công tác nước ngoài triền miên. Tôi lại không quen quán xuyến gia đình, chăm sóc cả bố mẹ già lẫn con nhỏ. Tôi cảm giác không khí trong nhà lúc nào cũng như có áp suất nén, chỉ chờ trực bung ra.
Đến một ngày cu Bin lăn ra ốm, tôi nhịn không được. Tôi yêu cầu vợ ở nhà lo cho con, vì tôi có việc phải ra ngoài giải quyết. Ly phân trần gì đó, đại loại là cần tôi giúp chứ cô ấy không biết phải xoay xở làm sao rồi nước mắt, sụt sùi kể lể.
Tôi có quá nhiều dồn nén trong người, bao nhiêu bực dọc được dịp bung ra nên nói với Ly nhiều lời khó nghe, cũng chỉ để giải tỏa bức bối chứ thực tình không cố ý nặng lời với vợ. Tuy nhiên, có một câu tôi vẫn nhớ. Tôi bảo với Ly, đại ý hôm nay mà đi thì đi luôn, đừng có quay về.
Sau khi tôi nói câu này, Ly không phân bua gì thêm, cô ấy im lặng quay vào nhà để cho tôi đi làm. Từ bữa đó, Ly trở nên lặng lẽ, ít nói hơn hẳn, cũng không thấy nụ cười quen thuộc khi xưa. Ngoại trừ bữa nào về chăm mẹ cô ấy, các ngày khác, Ly nấu ăn, đợi dọn dẹp xong là lên phòng dạy con học bài, hầu như không trò chuyện hoặc ngồi xem tivi cùng cả nhà như trước.
Tôi gặng hỏi, Ly nói không có gì nên tôi không cố hỏi thêm, chỉ nghĩ chắc cô ấy mệt và mải lo cho mẹ. Tuy nhiên, vì tôi là đàn ông nên xuề xòa không để ý chứ chị gái tôi không như vậy.
Chị đi công tác về, nhận thấy thái độ của vợ tôi thay đổi nên tỏ vẻ không hài lòng. Chị mắng tôi, cố ý để Ly nghe tiếng: "Em chiều vợ quá, chẳng có ai làm gì mà mặt mũi nặng nề, riết rồi ai dám ăn cơm nó nấu. Thích thì cho về hẳn bên đấy mà chăm nhau, ở đây dằn dỗi với ai".
Vợ tôi ngân ngấn nước mắt quay đi, lập tức thu dọn quần áo đòi dắt con về nhà bà ngoại. Tôi bị kích động bởi lần đầu tiên thấy người vợ hiền lành, nhịn nhục của mình dám tỏ thái độ phản kháng, cộng thêm những lời nói như "thêm dầu vào lửa" của chị nên càng thiếu kiềm chế. Tôi quát nạt Ly: "Giỏi thì đi luôn, nhà này không có loại con dâu ương ngạnh như cô".
Ly quay lại nhìn tôi không chớp mắt. Dường như ngay lập tức, tôi hiểu mình đã buông một câu rất không nên nhưng chẳng thể thu hồi được nữa.
Vợ tôi thở dài, trầm giọng bảo: "Ly hôn đi, em cũng không muốn quay về. Đây là lần thứ hai anh nói với em câu này. Chị Nga nói em có thể không nhớ, nhưng anh nhắc câu này với em nhiều lần như vậy, tương lai ở đây hẳn là không còn chỗ cho em".
Tôi đứng bất động tại chỗ. Thực tình, tôi đâu muốn mọi sự diễn ra đến mức này, chỉ do tôi nóng nảy nên thiếu kiềm chế. Vả lại, tôi quen thấy cô ấy nín nhịn nên muốn thể hiện vai trò trụ cột, muốn vợ nghe lời tôi như xưa nay vẫn thế. Vậy mà hai ngày sau, Ly chìa cho tôi tờ đơn ly hôn đã ký sẵn.
Tôi nhìn chằm chằm vào đó, trở nên bối rối, đau lòng: "Anh ký đi, em cũng mệt rồi. 7 năm nay, em hết lòng chăm lo cho bố mẹ anh, gia đình anh nhưng không ai coi trọng em. Cả anh và chị Nga đều nói em nên về nhà để chăm mẹ mình, em thấy đúng.
Thử hỏi từ ngày mẹ em ốm, anh qua được mấy lần? Khi em muốn về chăm mẹ, anh cũng không thoải mái. Cái gì em cũng phải tự mình làm, một câu động viên, quan tâm em anh không hỏi tới…".
Tôi chỉ biết ngồi im nghe vợ nói và nhận ra mình đã quá sai. Tôi hối hận vì bỏ mặc cô ấy lo toan, gồng gánh, nghĩ mình là đàn ông biết kiếm tiền đưa vợ là đủ. Tôi quên mất cô ấy còn nhỏ bé, yếu ớt hơn tôi nhiều lần, nhưng những việc cô ấy làm tôi không sao làm nổi.
Vậy mà tôi giống như một người khách qua chơi, vui thì cười, không vui thì trách cứ. Mẹ vợ ốm, tôi lấy lý do công việc mà chẳng chăm bà ngày nào.
Tôi hiểu, một lời xin lỗi lúc này dường như không đủ. Nhưng tôi sẽ làm mọi cách để níu giữ cuộc hôn nhân này, tìm cơ hội để quan tâm và bù đắp yêu thương cho cô ấy.
Theo Dân Trí