Quân đội Mỹ thông báo Microsoft thắng hợp đồng sản xuất hơn 120.000 headset AR đặc biệt. Theo phát ngôn viên Microsoft, hợp đồng trị giá 21,88 tỷ USD, kéo dài trong 10 năm. Thương vụ cho thấy Microsoft có thể gặt hái doanh thu từ một sản phẩm mang tính viễn tưởng sau nhiều năm nghiên cứu. Công ty nổi tiếng nhất với hệ điều hành Windows và bộ ứng dụng văn phòng.
Trước đó, năm 2018, Microsoft cũng giành được hợp đồng cung cấp nguyên mẫu Hệ thống tăng cường trực quan tích hợp (IVAS). Hợp đồng mới liên quan đến cung ứng sản phẩm hoàn thiện.
Phiên bản HoloLens tiêu chuẩn có giá 3.500 USD, cho phép mọi người nhìn thấy hình ảnh ba chiều phủ trên môi trường thực tế và tương tác bằng tay, giọng nói. Nguyên mẫu IVAS mà phóng viên tờ CNBC thử nghiệm năm 2019 hiển thị bản đồ, la bàn và trang bị công nghệ ảnh nhiệt để chỉ ra mọi người trong bóng tối.
Alex Kipman, chuyên gia kỹ thuật tại Microsoft, người giới thiệu HoloLens năm 2015, cho biết headset IVAS dựa trên HoloLens và dịch vụ đám mây Microsoft Azure sẽ giúp binh lính an toàn và hoạt động hiệu quả hơn. Nó giúp họ nâng cao cảnh giác, chia sẻ thông tin, ra quyết định trong nhiều kịch bản khác nhau. Binh lính có thể chiến đấu, diên tập và huấn luyện trong cùng một hệ thống.
Với thương vụ mới nhất, Microsoft khẳng định vị trí của một nhà cung ứng nổi bật cho quân đội Mỹ. Năm 2019, Microsoft ký hợp đồng cung cấp dịch vụ đám mây cho Bộ Quốc phòng sau khi đánh bại Amazon, người dẫn đầu thị trường đám mây. Amazon đã kháng cáo lên tòa án liên bang.
Dù vậy, một số nhân viên yêu cầu công ty từ bỏ hợp đồng đám mây và HoloLens. Trong thư gửi lãnh đạo, họ viết: “Chúng tôi không tham gia để phát triển vũ khí. Chúng tôi yêu cầu làm rõ công việc của mình được dùng làm gì”.
Du Lam (Theo CNBC)
7 năm sau khi Bill Gates rời ghế chủ tịch, Microsoft đang ngày càng tiến gần hơn tới con đường của một công ty game khi chuẩn bị thâu tóm nền tảng Discord.
" alt=""/>Microsoft thắng hợp đồng hàng chục tỷ đô với quân đội MỹBé Rui Rui khi còn nhỏ đã bị chuẩn đoán bị bệnh tim nặng
Vô cùng lo lắng, gia đình đưa em tới Bệnh viện Liên minh Vũ Hán để kiểm tra tình hình. Không may, các bác sĩ chẩn đoán con mắc bệnh tim bẩm sinh, thông liên nhĩ và thông liên thất, hẹp động mạch chủ, suy cơ tim khá nghiêm trọng. Trên hình ảnh chụp chiếu, trái tim của bé Rui phình to, kích cỡ tựa như tim người lớn, lấp đầy toàn bộ ngực, phổi trái bị chèn ép nặng nề. Phế quản trái bị che lấp chỉ có một khe bên trái, do đó mà hiện tượng khó thở xảy ra.
Các bác sĩ đã thử cho cô bé điều trị bằng thuốc, song tình trạng gần như không thay đổi nhiều, vì thế mà họ phải đưa ra thông báo với cô Lin rằng, bé Rui bắt buộc phải phẫu thuật ghép tim, như vậy em mới có cơ hội tiếp tục được lớn lên. Biết được tin nay, cô Lin vô cùng suy sụp, sau nhiều lần khóc tại cầu thang bệnh viện, người mẹ trẻ quyết định vực dậy, chạy đi khắp nơi tìm trái tim cho cô con gái nhỏ mới chào đời.
“Tôi không cho phép mình ngừng hy vọng, con tôi vẫn có thể sống, vì vậy mà khó khăn tới đâu, tôi vẫn muốn thử một lần”, cô Lin chia sẻ.
Nếu không được ghép tim, bé Rui sẽ tử vong bất cứ lúc nào
Tình trạng của bé gái ngày một tồi tệ, lồng ngực của bé quá nhỏ để có thể tìm được một trái tim có kích thước phù hợp. Thời gian còn lại cho chờ đợi ngày một cạn dần, Rui Rui ngày ngày bị suy tim nặng hơn, nhiệt độ cơ thể xuống thấp, kèm theo tình trạng huyết áp tụt, khó thở…
Vào 9 giờ tối ngày 7 tháng 6, bệnh viện nhận được một tin nhắn, nói rằng ở Quảng Châu có một trái tim quý giá, hoàn toàn thích hợp với bé Rui. Thế nhưng, khi biết được câu chuyện đằng sau nó, ai ai cũng lặng người, trái tim này là của một cậu bé 4 tuổi xấu số.
Chỉ vài ngày trước đó, khi các đứa trẻ khác đang tận hưởng tết thiếu nhi thì bé trai A Trung không may rơi xuống từ một tòa nhà cao tầng. Việc điều trị không mang lại kết quả, A Trung đã chết não hoàn toàn. Gia đình em đã hiến tặng trái tim và hy vọng rằng cuộc sống của con sẽ tiếp tục ở một thiên thần nhỏ khác.
Ngay rạng sáng sau khi biết tin, các bác sĩ đã nhận trái tim quý giá này và nhanh chóng trở lại Vũ Hán, thực hiện ca ghép tim cho bé gái 2 tháng tuổi Rui Rui.
Suốt 5 giờ liên tục trong phòng phẫu thuật, các bác sĩ đã thực hiện thành công ca phẫu thuật đi vào lịch sử, trở thành ca ghép tim cho trẻ có độ tuổi nhỏ nhất Châu Á.
Ca phẫu thuật của Rui Rui kết thúc thành công, cô bé nhận tim từ một bé trai 4 tuổi
Mọi chuyện chưa kết thúc, sau ca phẫu thuật, Rui Rui vẫn trải qua thử thách khó khăn mà người bình thường không thể tưởng tượng được: huyết áp phổi tăng nghiêm trọng, không thể dẫn đến chức năng tim bình thường sau khi thay đổi tim. Hai đứa trẻ 4 tuổi và 2 tháng tuổi có độ dày mạch máu không phù hợp, không thể nối liền với nhau, khi mà kích cỡ trái tim khá phù hợp, nhưng độ sâu của lồng ngực không đủ. Cuối cùng, các bác sĩ đã đưa ra lựa chọn quyết định ép trái tim được hiến tặng.
Bản năng của người mẹ, dường như cô Lin cảm nhận được hết những đau đớn mà con gái nhỏ đang chịu đựng. “Mỗi lần vào phòng ICU, tôi sẽ nằm bên tai bé và nói với con rằng mọi người đang đợi để đưa con về nhà”, cô Lim nói trong nước mắt.
Phép màu đã đến, vào ngày 19/9 vừa qua, bệnh viện Liên minh Vũ Hán cho biết sau ca phẫu thuật ghép tim của Rui Rui đã hồi phục tốt. Câu chuyện này đã lấy đi nước mắt của hàng triệu cư dân mạng, nhiều bình luận cảm động và chúc cho cô bé sớm hồi phục và có thể trở về nhà cùng mẹ, bởi em đã mang trong mình một trái tim mạnh mẽ tới nhường nào.
An An (Dịch theo QQ)
Nhiều người nghĩ rằng nhồi máu cơ tim là bệnh của người già, nhưng hiện nay có nhiều trường hợp nhồi máu cơ tim cấp tính xảy ra ở người trẻ và trung niên. Thực tế, căn bệnh này có liên quan rất nhiều đến những thói quen xấu trong cuộc sống.
" alt=""/>Ca phẫu thuật ghép tim cho bé gái 2 tháng tuổi lấy đi nước mắt triệu ngườiKết quả đo kiểm dịch vụ di động
Đối với dịch vụ điện thoại di động, việc đo kiểm được Cục Viễn thông thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang.
Kết quả cho thấy, về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 100%, VNPT 99,99%, Viettel 100% và Vietnamobile 99,21%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ cuộc gọi bị rơi, kết quả đo kiểm của MobiFone là 0,39%, VNPT 0,42%, Viettel 0,24%, Vietnamobile 0,09%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (2%).
![]() |
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ điện thoại di động tại Cần Thơ, Hậu Giang. |
Về tỷ lệ cuộc gọi được thiết lập thành công, tỷ lệ này của MobiFone là 99,97%, VNPT 99,85%, Viettel 99,97%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn (98%).
Về số cuộc gọi có điểm chất lượng thoại lớn hơn hoặc bằng 3, tỷ lệ này của MobiFone là 99,85%, VNPT 99,82%, Viettel 99,94%, Vietnamobile 100%, cao hơn tiêu chuẩn (90%).
Bên cạnh đó, các chỉ số về tỷ lệ cuộc gọi bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị tính cước sai, tỷ lệ thời gian đàm thoại bị ghi cước sai, tỷ lệ cuộc gọi bị lập hóa đơn sai đều ở trong mức quy chuẩn.
Theo nhận xét của Cục Viễn thông, Cần Thơ, Hậu Giang là 2 tỉnh có địa hình đồng bằng, ít bị che chắn nên các chỉ tiêu chất lượng của cả 4 doanh nghiệp đều tốt hơn nhiều so với quy chuẩn.
Kết quả đo kiểm dịch vụ 3G
Đối với dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng 3G, việc đo điểm được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Tây Ninh và Bình Phước.
Kết quả cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 4 nhà mạng là MobiFone (15,57 Mbps), VNPT (12,25 Mbps), Viettel (20,51 Mbps), Vietnamobile (5,83 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (2,61 Mbps), VNPT (2,41 Mbps), Viettel (3,69 Mbps), Vietnamobile (2,46 Mbps).
![]() |
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 3G tại Tây Ninh, Bình Phước. |
Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 99,3%, VNPT 99,58%, Viettel 99,8% và Vietnamobile 95,28%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 4 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 4,26 giây, VNPT 3,79 giây, Viettel 3,84 giây, Vietnamobile 4,33 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 100%, VNPT 99,21%, Viettel 99,89%, Vietnamobile 99,54%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Theo nhận xét của Cục Viễn thông, Chỉ tiêu “Độ sẵn sàng của mạng vô tuyến” của Vietnamobile tính trung bình trên cả hai địa bàn Tây Ninh và Bình Phước đạt yêu cầu của quy chuẩn. Tuy nhiên, riêng địa bàn tỉnh Bình Phước là 93,87% thấp hơn theo yêu cầu của quy chuẩn QCVN 81:2019/BTTTT (95%).
Các khu vực có vùng phủ sóng kém của Vietnamobile tập trung trên các địa bàn huyện Bù Gia Mập và huyện Bù Đốp của tỉnh Bình Phước, huyện Tân Châu và huyện Châu Thành của tỉnh Tây Ninh.
Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G
Việc đo điểm dịch vụ Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất sử dụng công nghệ 4G được thực hiện trên địa bàn 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Ninh.
Kết quả đo kiểm tại Thái Nguyên cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone (34,79 Mbps), VNPT (26,19 Mbps), Viettel (62,92 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (25,18 Mbps), VNPT (29,4 Mbps), Viettel (24,31 Mbps).
Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 97,35%, VNPT 98,45%, Viettel 98,88%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
![]() |
Kết quả đo kiểm chất lượng dịch vụ 4G tại Thái Nguyên. |
Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 1,57 giây, VNPT 1,76 giây, Viettel 1,62 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 97%, VNPT 95,23%, Viettel 98,91%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Kết quả đo kiểm tại Bắc Ninh cho thấy, tốc độ tải xuống trung bình của 3 nhà mạng là MobiFone (37,01 Mbps), VNPT (23,3 Mbps), Viettel (52,35 Mbps).
Tốc độ tải lên trung bình lần lượt là MobiFone (25,33 Mbps), VNPT (32,4 Mbps), Viettel (24,22 Mbps).
![]() |
Kết quả đo kiểm dịch vụ 4G tại Bắc Ninh. |
Về độ sẵn sàng của mạng vô tuyến, tỷ lệ này đo được tại MobiFone là 98,23%, VNPT 99,98%, Viettel 99,98%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
Đối với tỷ lệ truyền tải bị rơi và tỷ lệ truy nhập không thành công dịch vụ, kết quả đo kiểm của cả 3 nhà mạng đều ở mức 0%, tốt hơn so với tiêu chuẩn (5%).
Về thời gian trễ trung bình truy nhập dịch vụ, kết quả ghi nhận tại nhà mạng MobiFone là 1,65 giây, VNPT 1,79 giây, Viettel 1,72 giây, thấp hơn tiêu chuẩn (10 giây).
Về số mẫu có tốc độ tải xuống lớn hơn hoặc bằng tốc độ tối thiểu mà các doanh nghiệp công bố, tỷ lệ này của MobiFone là 98,8%, VNPT 95,1%, Viettel 98,69%, cao hơn tiêu chuẩn (95%).
![]() |
Theo Cục Viễn thông, Bộ TT&TT đặt mục tiêu tăng tốc độ Internet Việt Nam để tiệm cận với chất lượng dịch vụ tại các nước đang phát triển. Ảnh: Trọng Đạt |
Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều nhà mạng có tâm lý ngại đầu tư nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng do sợ tốn kém. Một vấn đề khác là các nhà mạng cảm thấy người dùng đã hài lòng với dịch vụ của mình rồi.
Chia sẻ về điều này, ông Lê Văn Tuấn - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông cho rằng, tốc độ Internet di động tại Việt Nam vẫn thấp hơn mức trung bình của thế giới. Trong khi đó, các chỉ số về hạ tầng là một trong những tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia.
Do vậy, các nhà mạng cần nhìn rộng ra để ngày càng tối ưu hơn nữa chất lượng dịch vụ. Trên cơ sở kết quả đo kiểm của Cục Viễn thông, các doanh nghiệp cần phân tích, tìm ra nguyên nhân kỹ thuật để cải thiện, nâng cao chất lượng mạng lưới.
Ông Lê Văn Tuấn cũng đề nghị các nhà mạng sớm công bố công khai tốc độ truy cập Internet trung bình trước ngày 15/4 tới. Cục Viễn thông sẽ tăng cường phối hợp với các Sở TT&TT để đo kiểm tại các địa phương. Mục tiêu của Bộ TT&TT là tăng tốc độ Internet Việt Nam lên trên mức trung bình và tiệm cận với chất lượng dịch vụ tại các nước phát triển.
Trọng Đạt
" alt=""/>Công bố kết quả đo kiểm dịch vụ viễn thông di động, 3G, 4G