Nhận định, soi kèo Bình Định vs HAGL,18h00 ngày 4/5: Chủ nhà ‘ghi điểm’
Phan Ngọc Sang (29 tuổi, hiện sống tại Bến Lức, Long An) gắn bó với công việc vẽ mặt cho búp bê và trang điểm ma-nơ-canh đã 4 năm.Khi còn là sinh viên ĐH Kiến trúc, Sang luôn nghĩ mình sẽ “an phận” đi làm văn phòng theo định hướng của gia đình. Song cơ duyên đến với nghề đặc biệt này khiến cuộc đời anh rẽ sang một lối khác.
“Thời đại học, được một người bạn giới thiệu những video trên mạng về công việc này, mình đã đặc biệt có hứng thú. Vốn là dân kiến trúc, có chút năng khiếu vẽ và biết sử dụng các vật dụng trong nghề như cọ vẽ, màu nước, mình nhanh chóng bắt nhịp và yêu thích việc ‘thổi hồn’ cho những con búp bê”, Sang kể với Zing.
 |
Ngọc Sang có thu nhập trung bình 25-30 triệu đồng mỗi tháng nhờ vẽ mặt búp bê và ma-nơ-canh. |
Mỗi sản phẩm đều mang nét riêng đầy cá tính, Phan Ngọc Sang sớm có được vị trí trong cộng đồng những người chơi búp bê tại Việt Nam.
Với mỗi sản phẩm có giá từ 800.000 đến hơn chục triệu đồng, 9X có thu nhập trung bình hàng tháng khoảng 25-30 triệu đồng.
Kiếm tiền bằng đam mê
9X kể khi bắt đầu, anh phải dành tiền tiết kiệm thử mua búp bê về, mày mò tẩy những nét vẽ gốc để trang điểm lại theo ý thích. Sau khi đăng hình ảnh sản phẩm của mình lên diễn đàn dành cho những người yêu thích búp bê, Sang nhận phản hồi tích cực và có đơn đặt hàng đầu tiên.
Đến nay, 9X đã có nhiều sản phẩm chất lượng và nổi tiếng trong cộng đồng mạng. Từ một người họa mặt búp bê vô danh, giá sản phẩm thấp, thậm chí có lúc làm miễn phí, đến nay Sang đã gây dựng cho mình uy tín và sự yêu mến nhất định trong cộng đồng người sưu tập búp bê.
Khách hàng thuê anh chủ yếu là dân công sở, những người đã đi làm. Họ có nhu cầu muốn sửa lại những con búp bê đã từng gắn bó với tuổi thơ, cũng có người sưu tập muốn sở hữu một búp bê độc lạ nên yêu cầu anh sáng tạo thêm.
Các bước cơ bản để vẽ một gương mặt búp bê hoàn chỉnh bắt đầu bằng việc vẽ chì sơ khảo rồi đến đánh phấn mắt, má, kẻ eyeliner (nếu cần thiết), vẽ mi sau đó tô bóng môi và cuối cùng là gắn mi giả.
Anh mất từ 4-5 tiếng để hoàn thành một sản phẩm, một ngày vẽ được khoảng 2-3 con búp bê. Cũng có những sản phẩm được khách đưa ra yêu cầu cao, có khi anh mất mấy tháng "vẽ xóa tới lui" mới xong.
Sang hạnh phúc và thêm yêu công việc này vì anh có thể kiếm được tiền từ chính đam mê, sở trường của mình. Mỗi ngày làm việc của anh đều là thời gian thỏa mãn sự sáng tạo của bản thân.
 |
Cùng một con búp bê gốc, Ngọc Sang đã vẽ mặt, sửa tóc để thành những phiên bản khác nhau hoàn toàn. |
Run tay khi vẽ búp bê giá 80 triệu
Với Sang, nghề này cũng giống “làm dâu trăm họ” khi phải chiều lòng từng khách. Có nhiều món anh nhận làm cho khách là "hàng hiếm", sản phẩm đắt tiền nên khá áp lực trong việc phải vẽ đúng, nếu không sẽ khó đền bù được.
9X tiết lộ búp bê đắt nhất anh từng vẽ có giá 80 triệu đồng. “Khách đó là nhà thiết kế nên yêu cầu 'làm búp bê trở nên high fashion'. Khi vẽ nó mình run tay lắm, sợ chỉ cần sơ sẩy làm rơi hoặc phạm lỗi nhỏ nào có thể phải đền bằng thu nhập cả mấy tháng”.
Ngọc Sang cho rằng điều khiến anh tạo nên dấu ấn riêng và được mọi người tin tưởng là bởi luôn đặt ra những yêu cầu ngày càng cao cho bản thân.
Trong những năm làm nghề, Sang gặp không ít khách hàng khó tính, đưa ra các yêu cầu lạ song anh luôn nỗ lực để hoàn thành, thỏa mãn mong muốn của họ.
“Nhiều khi người ta không vừa ý cũng không nói lại với mình. Mình biết khách không ưng sản phẩm khi họ rao bán lại trên nhóm. Khi đó cũng có chạnh lòng nhưng mình càng quyết tâm làm tốt hơn, hoàn hảo hơn để sau này không còn khách nào phật ý”.
 |
Để làm được nhân vật Avatar, Ngọc Sang đã đầu tư nhiều thời gian và công sức. |
9X hào hứng giới thiệu về sản phẩm mà anh tâm đắc nhất là búp bê Avatar. Đây là đơn hàng của một người chị vì quá yêu thích bộ phim hoạt hình đình đám cùng tên.
"Mình phải tỉ mẩn vẽ từng họa tiết trên thân, đắp thêm tai và tự làm đuôi cho búp bê gốc bằng đất sét. Kết quả, sau 3 tháng, từ một búp bê bình thường, mình đã biến nó thành Avatar khiến khách vô cùng hài lòng.
Không chỉ vẽ cho khách, Ngọc Sang cũng có bộ sưu tập búp bê riêng, trong đó đắt tiền nhất là một búp bê của thương hiệu nổi tiếng có giá 1.300 USD.
"Mỗi búp bê mình chọn đều do một người nghệ sĩ làm nên, dưới hộp còn ghi tên họ và ngày tháng sản xuất cụ thể. Mình trân trọng và thích phiên bản gốc của chúng. Tự chúng đã đẹp theo cách riêng rồi".
Tự mua nhà, muốn phát triển thương hiệu riêng
Ban đầu chỉ nhận vẽ búp bê do khách gửi, nhưng vì cảm thấy phải gò bó theo ý người khác nên Ngọc Sang bắt đầu mua búp bê có sẵn về và tự sửa theo ý mình và rao bán.
Búp bê anh mua về có giá từ 600.000-800.000 đồng, sau khi tạo hình xong sẽ bán được với mức 2 triệu rưỡi đến 4 triệu đồng.
  |
9X Long An ngày càng có nhiều người tin cậy, đặt hàng vẽ búp bê và ma-nơ-canh. |
Khách mua búp bê của Sang đa số là người nước ngoài như Đức, Anh, Mỹ, Thái Lan… Họ sẵn sàng chi số tiền lớn để sở hữu sản phẩm độc đáo vào bộ sưu tập. Sang vui khi được những vị khách đánh giá cao.
Vài năm trở lại đây, Ngọc Sang có thêm việc trang điểm cho ma-nơ-canh. Hiện anh đang ấp ủ dự án thành lập thương hiệu búp bê mang tên mình. Đó sẽ là những sản phẩm do anh tự thiết kế, mang cá tính của anh. 9X Long An cũng đã sắm một chiếc máy in 3D để phục vụ cho công việc này.
Sang cho hay anh cũng mới tự mua được một căn chung cư tại TP.HCM sau nhiều năm tích cóp. Sang đã lên dự định sớm chuyển lên thành phố làm việc. Làm việc ở thành phố sẽ cho anh nhiều cơ hội phát triển, dễ dàng tiếp cận khách hàng và giao lưu học hỏi công nghệ mới.

Cô gái bỏ học ra sống ở nhà hoang theo đuổi ước mơ tuổi trẻ
Khi đang theo học đại học năm thứ nhất, Nguyễn Đinh Hoàn Vũ buộc phải lựa chọn: một là học tiếp theo ý bố mẹ, hai là ra khỏi nhà. Cô chọn cách thứ hai.
" alt=""/>Chàng trai mua được nhà TP.HCM nhờ nghề trang điểm búp bê

- Những năm đó, đêm nào rạp Kim Chung có Minh Phụng – Lệ Thuỷ diễn là khán giả ùn ùn kéo đến rạp. Sức hút từ hai người lớn đến nỗi báo chí Sài Gòn lúc bấy giờ gọi họ là “cặp bão biển đang dâng cao”.Cải lương là bộ môn nghệ thuật thuần Việt, tức chỉ người Việt mới có cải lương. Dù thời hoàng kim của cải lương đã lùi vào dĩ vãng, nhường chỗ cho những hình thức giải trí mới theo quy luật thời đại. Những giọng ca vàng một thuở như Minh Phụng, Minh Vương, Thanh Nga, Lệ Thuỷ, Mỹ Châu… dù kẻ mất người còn nhưng chưa bao giờ các thế hệ khán giả quên đi hoặc thôi yêu mến họ.

|
Chân dung Minh Phụng và Lệ Thuỷ thời trẻ.
|
Minh Phụng, Lệ Thuỷ cũng như phần nhiều danh ca cải lương thường có xuất thân nghèo khó. Song trong cái khổ, hai giọng cải lương lại sớm bộc lộ khả năng trời phú. Từ nhỏ, Minh Phụng đã mê đàn ca tài tử. Mỗi ngày đi bán bánh, hễ thấy có tụ họp ca hát là ông đứng lại nghe. Những tuồng, bản vọng cổ trên đài phát thanh ông đều say sưa học thuộc. Còn Lệ Thuỷ nhà đông em. Năm 9 – 10 tuổi, bà hay bồng em ra mé cầu Cống, chỗ có tiệm sửa radio thường mở loa cho cả xóm nghe vọng cổ. Bà nghe bài nào là thuộc bài nấy, nghe chán chê thì về nằm võng trước nhà ca lại ru em.

|
Cả hai nhanh chóng trở thành cặp đào – kép đẹp đôi, ăn ý nổi tiếng.
|
Từ đam mê, cả hai sớm đi vào con đường nghệ thuật. Học xong lớp đệ nhị (lớp 11 ngày nay), Minh Phụng vẫn đi bán hàng để kiếm thu nhập. Nhiều bận bán ế, người ta biết ông hát hay bèn nói: “Mày hát đi, hát rồi tụi tao mua cho”. Thế là nhờ mê hát mà ông bán được thêm nhiều. Từ những lần góp mặt hát hò, Minh Phụng mới được soạn giả Hương Huyền giới thiệu vào đoàn Tân Đô – lúc bấy giờ đang tập tuồng tại sân khấu đình Điều Hòa. Năm 1962, ông lần đầu tiên được diễn, vai một ông sư trong tuồng Bến tang thương, hát tại rạp Viễn Trường, Mỹ Tho.
Trái lại, Lệ Thuỷ sau khi học hết tiểu học thì không được học tiếp vì không có giấy khai sinh. Song nhờ vậy, bà có cơ hội tiếp cận cải lương một cách bài bản. Trong một lần hát ru em, có người đi ngang qua nghe thấy, liền mời bà vào ban văn nghệ. Từ đó, Lệ Thuỷ bắt đầu theo thầy học nghệ. Rành ca vọng cổ, bà lại tiếp tục học chơi đàn kìm.
May mắn thay, ít lâu sau Lệ Thuỷ được nhận làm đào con cho đoàn Trâm Vàng. Đoàn thì thường xuyên lưu diễn mà mỗi lần đi, bà phải ngồi dưới sàn xe, tối ngủ tại sân khấu, vừa tủi vừa nhớ nhà. Phải đến lúc được hãng Asia mời thu bài Nấu bánh đêm xuân chung với nghệ sĩ Hữu Phước, Lệ Thuỷ mới được nhìn nhận như một cô đào, sự nghiệp bắt đầu ‘lên hương’.

|
Thành công nhất của Minh Phụng – Lệ Thuỷ phải kể đến những vở kiếm hiệp kỳ tình trên sân khấu Kim Chung. |
15 làm đào chánh, đến năm 16, tiếng hát Lệ Thuỷ qua đĩa nhựa đã nườm nượp xuất hiện ở thị trường, ào ạt trôi về tận miền quê xa xôi hẻo lánh. Khoảng năm 70, bà gặp Minh Phụng ở đoàn Kim Chung 5 - khi ấy cũng đã có tiếng, được giao nhiều vai chánh, hát cùng toàn đào ngoại hạng như Út Bạch Lan, Mỹ Châu, Diệu Hiền… Thế nhưng, phải đến khi Lệ Thuỷ - Minh Phụng sóng đôi mới tạo nên hiện tượng trong giới cải lương miền Nam bấy giờ.
Loạt vở Xin một lần yêu nhau, Kiếp nào có yêu nhau, Đêm lạnh chùa hoang… của cả hai đã tạo nên sức hút lớn đến nỗi báo giới Sài Gòn khi ấy phải gọi họ là “cặp bão biển đang dâng cao”. Đêm nào đoàn có cặp ‘Bão biển’ diễn là khán giả xem đông nghìn nghịt. Đĩa nào ra cũng bán chạy, tuồng nào ra cũng thắng lớn. Khu vực phía Nam bỗng chốc bị xáo động bởi cặp đôi tài danh này. Nhiều nữ sinh cúp học, nghỉ học để đi nghe thần tượng hát. Theo đó, hàng loạt câu chuyện bên lề bắt đầu được thêu dệt về “Hoàng tử sân khấu”, về cặp “Bão biển”, “Tiên đồng – Ngọc nữ” hot nhất lúc bấy giờ.

|
Minh Phụng – Lệ Thuỷ khi về già.
|
Thời gian trôi đi, kể từ năm 2000, sức khỏe Minh Phụng giảm sút nghiêm trọng do biến chứng của tiểu đường gây ra. Năm đó, ông cùng Lệ Thuỷ lưu diễn ở miền Trung cho đoàn Trần Hữu Trang 2. Vợ ông (nghệ sĩ Kiều Tiên) bận chuyện nhà nên không đi theo được. Đi giữa đường thì Minh Phụng đột ngột ngất xỉu. Lệ Thuỷ hoảng hồn đổ hai chai dầu xanh Thái ra tay rồi cạo gió, mát-xa cho ông. May sao một lúc thì ông tỉnh lại.
Cuối năm 2003, Minh Phụng bị hôn mê sâu gần hai tháng, tình trạng sức khỏe khi ấy rất xấu, các bác sĩ bệnh viện Chợ Rẫy đề nghị mổ tim dù xác suất thành công chỉ 50%. Còn nước còn tát, Lệ Thủy ra sức động viên gia đình Minh Phụng đồng ý để bác sĩ tiến hành phẫu thuật. Đến ngày mổ, bà cùng Thanh Tuấn đẩy xe đưa Minh Phụng lên bàn mổ. Cuối cùng, ca mổ thành công, ông thoát chết nhưng những biến chứng, tổn thương của bệnh hiểm nghèo vẫn hành hạ ông nhiều năm sau cho đến khi mất.
Những ngày cuối đời, Lệ Thuỷ thường xuyên có mặt bên giường bệnh để an ủi, động viên ông. Mười ngày trước khi mất, Minh Phụng vẫn còn tỉnh táo, thậm chí hăng hái bàn với Lệ Thuỷ đến Tết sẽ diễn nguyên tuồng Xin một lần yêu nhau– vở thành công nhất trong sự nghiệp của cặp ‘Bão biển’ lừng lẫy một thời.

|
Gia đình nghệ sĩ Minh Phụng thời trẻ.
|

|
Ca sĩ Y Phụng và em trai trong ngày cha mất.
|
Song ước nguyện ấy mãi mãi không thành hiện thực. 29/11/2008, Minh Phụng qua đời sau thời gian dài vật lộn với bạo bệnh. Điều khiến Lệ Thuỷ day dứt khôn nguôi chính là ngày ông qua đời, bà trót hợp đồng diễn ở hải ngoại từ trước, thành ra không giành trọn vẹn thời gian tiễn đưa bạn diễn về nơi an nghỉ. Lúc Minh Phụng trút hơi thở cuối cùng, nghệ sĩ Kiều Tiên khóc thảm thiết nhưng vẫn nhờ Lệ Thuỷ ‘làm mặt’ cho chồng. Bà lấy tóc giả đội cho Minh Phụng, thoa son phủ phấn lên thi hài rồi dỗ dành: “Rồi nè, đẹp rồi nè, ra đi tươi tắn nghe anh!”. Nói xong, Lệ Thuỷ thẫn thờ nhìn linh cữu ông cho đến lúc người nhà giục bà ra sân bay cho kịp chuyến bay.
Minh Phụng mất nhưng huyền thoại thì sống mãi, mỗi người kể lại thêu dệt thêm mỗi khác nhau. Giỗ ông năm nào cũng đông đủ đồng nghiệp đến viếng, nhất là không khi nào vắng mặt nửa mảnh ‘Bão biển’ Lệ Thuỷ dù giờ đây tuổi bà cũng đã cao. Dĩ nhiên, dù không còn dịp đứng chung sân khấu nhưng tiếng hát của Minh Phụng – Lệ Thuỷ vẫn vang lên đâu đó mỗi ngày, từ những thôn xóm, nhà dân, từ trong tim của người hâm mộ. Vì khán giả không thể quên đi cặp đôi tài danh minh chứng cho thời vàng son của nghệ thuật cải lương một thuở.
Gia Bảo
" alt=""/>Ước nguyện không thành của Minh Phụng dành cho Lệ Thuỷ
Từ ngôi nhà dột nát của gia đình người có côngMột ngày cuối tháng 7, căn nhà của ông Nguyễn Khắc Lăng (xã Dạ Trạch, Khoái Châu, Hưng Yên) và vợ là bà Trịnh Thị Khuyên rộn ràng hơn mọi ngày.
Người con trai của ông ở Tây Nguyên vừa về chơi cùng cha mẹ. Tiếng trẻ con, người lớn nói chuyện vang cả một góc sân.
Căn nhà của ông xây vào năm 2015 - người dân nơi đây gọi vui là “ngôi nhà 1.000 đồng” bởi nó được gắn với một chương trình ý nghĩa.
 |
Vợ chồng ông Lăng, bà Khuyên. |
Bà Khuyên chia sẻ, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, ông Lăng là bộ đội và bà là thanh niên xung phong.
Họ quen nhau trong chiến tranh, sau đó kết hôn tại chiến trường. Cuộc hôn nhân của họ có 4 người con (3 trai và 1 gái).
Do ảnh hưởng của chiến tranh, ông Lăng thường xuyên ốm đau vì vậy kinh tế gia đình khá khó khăn. Căn nhà mái ngói, gạch vôi, sau 30 năm xây dựng đã hư hỏng nặng. Mái ngói nát, vào mùa mưa nước chảy khắp nhà.
Năm 2015, ông bà quyết tâm xây ngôi nhà mới. Kinh tế khó khăn, họ đành phải vay mượn để đủ kinh phí xây nhà.
… Đến phong trào 1.000 đồng
Cùng thời điểm đó, phong trào quyên góp 1.000 đồng được hình thành tại trường THPT Trần Quang Khải (huyện Khoái Châu). Nhận thấy nhiều học sinh còn chưa có ý thức tiết kiệm, nhất là những tờ tiền có mệnh giá nhỏ, đoàn trường đã phát động phong trào mỗi học sinh tiết kiệm 1.000 đồng/ngày.
Phong trào nhanh chóng được phụ huynh ủng hộ và các học sinh rất hào hứng tham gia.
Hàng ngày, vào giờ ra chơi tiết 2, ban bí thư các lớp sẽ nhận 1.000 đồng từ các bạn học sinh quyên góp. Một chiếc thùng được bọc giấy kín và dán dòng chữ “Hòm tiết kiệm 1.000 đồng” được để lên bàn giáo viên.
Các học sinh lần lượt đưa số tiền 1.000 đồng do các em tiết kiệm được từ khoản tiền tiêu vặt, tiền ăn sáng… bố mẹ cho, để bỏ vào thùng.
 |
Ngôi nhà của ông Lăng hoàn thiện vào năm 2015. |
Ông Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng trường THPT Trần Quang Khải nhấn mạnh, 1.000 đồng là tờ tiền mệnh giá nhỏ khó có thể mua, bán được những thứ giá trị nhưng nhiều tờ 1.000 đồng lại làm nên được việc ý nghĩa.
Chỉ trong vòng 1 tháng, với gần 1.000 học sinh, đoàn trường THPT Trần Quang Khải đã tiết kiệm được 30 triệu đồng. Có thời điểm, đoàn trường phải dùng bao tải mới đựng được hết số tiền lẻ do các học sinh quyên góp được.
Đại diện đoàn trường đã tìm cách để sử dụng số tiền này một cách hợp lý nhất. Theo đó, họ liên hệ với đoàn thanh niên xã Dạ Trạch tìm hiểu về các trường hợp khó khăn tại địa phương để giúp đỡ.
Cuối cùng, số tiền 30 triệu đồng đã được dùng để ủng hộ gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng xây dựng ngôi nhà mới thay cho ngôi nhà cũ, hỏng hóc, dột nát.
… Và những công trình từ 1.000 đồng
Không chỉ đóng góp tiền quỹ, đoàn Trường THPT Trần Quang Khải còn huy động hơn 30 ngày công lao động để giúp gia đình ông Lăng phá dỡ ngôi nhà cũ.
Sau 3 tháng xây dựng, ngôi nhà của gia đình ông Nguyễn Khắc Lăng được hoàn thiện với diện tích 100m2. Ông bà hân hoan chuyển sang ngôi nhà mới để sinh sống.
 |
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Quang Khải. |
“May mắn là chúng tôi nhận được sự ủng hộ của đoàn trường THPT Trần Quang Khải, số tiền 30 triệu đồng. Vợ chồng tôi xây căn nhà hết hơn 200 triệu. Mặc dù số tiền chỉ là một phần nhỏ nhưng nó mang ý nghĩa rất lớn để động viên chúng tôi vượt qua khó khăn”.
Ngày hoàn thành nhà, đoàn thành niên xã kết hợp với đoàn thanh niên của trường đã thiết kế băng rôn, dựng rạp, sân khấu để làm lễ tân gia. Đại diện đoàn viên còn tặng gia đình bát, đĩa và một số món quà gia dụng khi ông bà chuyển vào ngôi nhà mới.
Từ năm học 2014 -2015 đến nay, nhiều công trình có giá trị đã được tiếp tục xây dựng nhờ phong trào tiết kiệm 1.000 đồng. Đó là đường điện nối liền 2 thôn Yên Vĩnh và Dạ Trạch; đường bê tông dẫn vào sân vận động để sinh hoạt cộng đồng của xã Ung Đình và Đông Tảo; đường điện xã Bình Minh... trên địa bàn huyện Khoái Châu.
Mỗi công trình, không chỉ ủng hộ tiền, các học sinh của trường còn trực tiếp tham gia lao động công ích.
Thầy Trần Xuân Đông, Hiệu trưởng nhà trường, nhấn mạnh: “Khi phong trào được khởi xướng, phụ huynh rất ủng hộ vì các công trình này đều có lợi ích chung cho xã hội.
Đặc biệt, phong trào còn giáo dục các em có thói quen chia sẻ, tiết kiệm tiền, hiểu được giá trị của đồng tiền dù mệnh giá lớn hay nhỏ. Các em tiêu 1.000 đồng đơn giản nhưng với gia đình khó khăn nó lại trở nên rất giá trị.
Ngoài ra, việc lao động trực tiếp cũng rèn luyện các em tình yêu với lao động và những trách nhiệm với cộng đồng, xã hội”.
Hiệu trưởng này cho biết, phong trào vẫn đang được thực hiện và sắp tới họ sẽ dùng quỹ để khuyến khích, hỗ trợ chính các học sinh khó khăn trong trường.

Tiếp tế thực phẩm qua barie cho người dân khu vực phong tỏa ở Quảng Ngãi
Sau khi phát hiện bệnh nhân mắc Covid-19 số 419, nhiều người dân sống trong khu vực phong tỏa (tổ 9, phường Quảng Phú, TP Quảng Ngãi) nhận thực phẩm từ bên ngoài gửi vào qua rào chắn.
" alt=""/>Chuyện đặc biệt phía sau 'ngôi nhà 1.000 đồng' ở Hưng Yên