Tính thêm Liridon Krasnniqi đến thời điểm hiện tại đội bóng của HLV Tan Chang Hoe đã có 5 ngoại binh nhập tịch gồm hậu vệ trái La'Vere Corbin-Ong (gốc Anh), tiền vệ Brendan Gan và bộ đôi tiền đạo Mohamadou Sumareh - Matthew Davies (cùng có gốc Australia).
Ngoài những sự bổ sung nói trên, cặp đôi song sinh Ryan và Declan Lambert đang chơi bóng tại giải hạng dưới Hà Lan cho CLB Den Bosch cũng được xúc tiến nhập tịch để tuyển Malaysia tràn trề hy vọng đánh bại tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022 và AFF Cup 2020 tới.
![]() |
Sau Sumareh, tuyển Malaysia đang nhập tịch thêm khá nhiều cầu thủ để đua với tuyển Việt Nam |
2. Sau 5 lượt trận đầu tiên tuyển Việt Nam đang dẫn đầu bảng G với 11 điểm, nhiều hơn Malaysia 2 điểm. Dhính bởi thế cuộc đối đầu (lẽ ra diễn ra vào tháng 3 vừa qua ở sân Bukit Jalil) giữa 2 đội gần như chung kết cho chiếc vé vòng loại thứ 3 World Cup 2022.
Đây là trận đấu thực sự quan trọng cho cả 2, bởi nếu tuyển Việt Nam chiến thắng sẽ tiến gần hơn đến cánh cửa đi tiếp, trong khi đó Malaysia cần 3 điểm để nuôi hy vọng đi tiếp đồng thời có thể ngăn thầy trò HLV Park Hang Seo viết tên mình vào lịch sử.
Không may cho tuyển Việt Nam trận đấu phải hoãn lại tới tháng 10 vì dịch cúm Covid-19, và để Malaysia tranh thủ thời gian nhập tịch thành công thêm một ngoại binh khiến mọi thứ thêm khó khăn với thầy trò ông Park.
3. Những chuyển động của đối thủ đang khiến người hâm mộ bóng đá Việt Nam thêm “nóng ruột” khi đến lúc này V-League mới chuẩn bị trở lại, cùng lúc HLV Park Hang Seo không dễ dàng có được một đội hình mạnh nhất vì chấn thương, thẻ phạt.
![]() |
nhưng với nền tảng sẵn có, HLV Park Hang Seo đủ tự tin bất chấp đối thủ thay đổi đến đâu |
Càng cảm thấy lo lắng hơn bởi đến lúc này chiến lược gia người Hàn Quốc tỏ ra tương đối bình thản khi vẫn đi thiện nguyện, đồng thời ra sân phủi... chơi bóng những ngày qua.
Tuy nhiên, lo lắng của người hâm mộ dù không thừa nhưng với tình hình hiện tại e rằng hơi... thái quá. Bởi thực tế, ông Park cũng đã lên kế hoạch rất sát cho tuyển Việt Nam ở chặng đường tới đây khi V-League trở lại.
Nói rõ hơn, vào lúc này thuyền trưởng tuyển Việt Nam đang có trong tay khoảng 35-40 cầu thủ chất lượng cao để chuẩn bị cho 2 giải đấu rất sát nhau là vòng loại World Cup 2022 lẫn AFF Cup 2020 để sớm được tiết lộ vào tháng 9 tới, trong đó có khá nhiều tân binh.
Không chỉ bình thản khi đảm bảo được quân số, chất lượng (dù dự kiến), sơ đồ và lối chơi mới cũng đã được chiến lược gia người Hàn Quốc lên sẵn để tới đây triển khai cho tuyển Việt Nam đủ khiến các đối thủ phải bất ngờ.
Ngoài ra, việc Malaysia nhập tịch một cách vội vã cũng chưa chắc khiến ông Park phải ngán, bởi còn liên quan đến sự hoà nhập, văn hoá, lối chơi chung – điều không dễ có thể thành công trong vài tháng.
Bởi những điều kể trên, cùng với bộ khung được coi chắc chắn, nhuần nhuyễn suốt 2 năm qua đủ làm ông Park tự tin, kể cả khi Malaysia ra sân với 11 cầu thủ nhập tịch...
Mai Anh
" alt=""/>Người Mã 'dọa' tuyển Việt Nam: Thầy Park bình thản, thế mới hay!Khuya khoắt lần đêm
Em gỡ rào lẻn sang vườn mộng
Ướm vào vết chân anh vô vọng
Ngỡ mình lạc nhau mấy kiếp rồi...
Những cánh hoa ngái ngủ
dịu dàng vương giọt sương khuya
Mách chuyện bướm ong cũng ngại ngần không đến
Đã lâu, anh không về...
Tha thẩn bước chân lạc loài
một mình em nghe viên sỏi lăn lộc cộc
Vườn chúng mình quá lạnh, thiếu hơi người
Em đối bóng, chuốc men say khướt
Ly rượu tình do em nghĩ ra
Ước rót cho anh ly trà
Em nấu bằng nước từ mưa Sen vừa chắt
Hít hà mùi hương ngần ngật
Thương anh vẫn mãi cuối trời
Trầm tư chiếc ghế cuối vườn
Nghĩ về mùa đông sắp đến
Dự cảm khấp khểnh thương chiếc lá
Cuối thu rồi, tìm đậu vai ai....
CHIỀU MƯA NHỚ MẸ
Mưa chiều mặn nhạt cứ rơi
Chợt đâu tiếng mẹ giữa trời bỗng ngân
Gió se se rặng Cúc Tần
Con nghe thảng thốt bước chân mẹ vào
Tay ghìm sợi nhớ hanh hao
Giấu im ngực trái vẫn ào ạt trôi
Giàn Trầu có xót bình Vôi
Từ ngày vắng mẹ, mồ côi góc chờ
Con lần hồi nhặt giấc mơ
Hít hà hương mẹ ngày thơ mãi nồng
Cánh Cò giờ đã sắc không
Mà sao bóng mẹ vít cong cả chiều.
__
HOA MAI
Câu trả lời này tôi từng nghe hàng chục lần, từ những giáo viên tôi gặp, khi họ chia sẻ về những bất cập trong chương trình dạy học. Thực ra họ chưa từng tìm cách thay đổi hay xoay chuyển nó. Phụ huynh lựa chọn hệ thống giáo dục chính quy cho con, dù tư hay công lập, đã tự đưa mình vào một guồng máy có nhiều tiếng kêu ken két, lọc cọc vì các bộ phận không ăn khớp với nhau. Nhưng phụ huynh vẫn chọn vừa đi vừa nghe tiếng kêu ấy thay vì tham gia sửa chữa nó. Còn giáo viên thì phụ thuộc vào hệ thống máy móc ấy.
Cái chung do ai sinh ra? Vì mục đích gì? Ai là người thực hiện để đạt được mục đích ấy? Nếu không đạt được mục đích ấy thì có phải thay đổi không?
Bởi chúng ta chưa từng hiểu bản chất của mối quan hệ giữa phụ huynh- nhà trường- con trẻ- lãnh đạo giáo dục để xác lập mối quan hệ ấy một cách đúng đắn nên phụ huynh thì cảm thấy mình phụ thuộc, chạy theo Bộ Giáo dục về chương trình lẫn phương pháp.
Những người trong hệ thống giáo dục thì phụ thuộc lẫn nhau về mặt quyền lực. Vì thế, có những cái chung to đùng ngáng trở con cái chúng ta phát triển, nhưng chẳng ai dám lên tiếng cho đàng hoàng.
Có những cái chung không phù hợp nằm chình ình trong hệ thống giáo dục làm giáo viên thấy nặng nề, bức bối nhưng nó chẳng hề dịch chuyển.
Ẩn sau lời nói "Cái đó là cái chung rồi" là sự phụ thuộc ấy. Khi ta để mình bị phụ thuộc và chấp nhận sự phụ thuộc ấy, ẩn sau nó chính là nỗi sợ hãi.
Vì sao chúng ta sợ hãi? Vì ta quên mất hoặc chưa thực sự xác định được mục đích đúng đắn nhất của việc chúng ta cho con đến trường học để làm gì.
Nếu xác định được rồi, chúng ta sẽ linh hoạt mà tìm cách để đạt được mục đích ấy. Đến trường chỉ là một trong những lựa chọn. Và khi đến trường, nếu ta không quên mất mục đích ấy, ta cũng sẽ tìm được cách để xoay chuyển mọi thứ về đúng mục đích.
Ẩn sau lời nói "Cái đó là cái chung rồi" là sự quan liêu của tất cả, từ cha mẹ đến giáo viên và lãnh đạo. Mọi quy trình hay mục tiêu đặt ra cũng chỉ là để phục vụ cho việc giáo dục được diễn ra một cách đúng đắn, chứ việc giáo dục không phải để đảm bảo cho cái quy trình hay mục tiêu ngắn hạn ấy được diễn ra. Vì thế, quy trình, cách làm, chương trình hay mục tiêu phải là thứ luôn luôn linh hoạt và có thể điều chỉnh, thay đổi thường xuyên để việc giáo dục được chân chính nhất.
Vậy nên, làm giáo dục hay cho con đi học mà không biết mục đích thực sự của việc ấy là gì, không biết bản chất của giáo dục là gì, nó hướng đến đâu, thì cả hành trình gần 20 năm con chúng ta ngồi trên ghế nhà trường là để cho cái mạng lưới chương trình, quy trình, ... hất lên hất xuống hay sao? Có lãng phí thời gian của con trẻ và bố mẹ hay không?
Hãy nhìn xa như thế, hãy thấy tiếc cả cuộc đời con trẻ và quan sát hậu quả của sự lãng phí ấy để không tự chôn sự học của lũ trẻ trong vòng luẩn quẩn.
Độc giảNguyễn Hường
" alt=""/>Có những cái chung ngáng trở sự phát triển của trẻ, nhưng chẳng ai lên tiếng cho đàng hoàng