
Một mâm cơm tươm tất, chị ấy chưa bao giờ tự chuẩn bị được để anh hiểu cái cảm giác ấm êm được thưởng thức món ăn tẩm ướp bằng hương vị của tình yêu là như thế nào. Cô giúp việc được mẹ vợ anh gửi theo khi con gái cưng đi lấy chồng đã lo chu tất. Cô ấy xoay xở tất tần tật từ bữa cơm, áo quần, nhà cửa, vườn tược…
Nhiều lúc thấy cô giúp việc bận túi bụi trong khi vợ mình ngồi thảnh thơi, anh bực dọc góp ý thì nhận được cái mím môi của vợ bảo rằng tiền công do mẹ vợ trả và sẽ bảo mẹ tăng lương cho chị ấy. Anh nghẹn lời và lòng trăn trở trước bài học “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” ngày càng lớn hơn, quay quắt hơn.
Nhưng dự định “dạy vợ” của anh có thể sẽ còn dây dưa dài dài bởi chị được người mẹ ruột giàu có làm đồng minh. Cách vài ngày mẹ vợ lại sang nhà, hỏi han chị có thiếu thốn gì không lập tức sắm sửa kẻo lo con gái thiệt thòi so với thiên hạ. Hôm trước chị mè nheo về chuyện việc nhà nhiều mà cô giúp việc dẫu ba đầu sáu tay cũng không kham nổi, thế là mẹ chị cuống quýt gửi sang thêm người giúp việc bán thời gian nữa khiến anh vội vã trả về công ty môi giới việc làm.
Và mọi chuyện thật sự rối tinh lên từ lúc chị có thai, sinh con rồi chăm con. Chưa bao giờ anh thấy hối hận như bây giờ khi cô vợ mà mình yêu thương lộ ra cái bản tính lười biếng đến như thế. Con khóc, chị không biết dỗ. Con đói, chị lười cho bú mớm. Con trây bẩn tã lót, chị biếng thay khiến bé bị hăm cả mảng da lớn.
Mọi chuyện lâu nay đều một tay cô giúp việc lo toan, giờ cô ấy ốm xin nghỉ hai ngày, thế là căn phòng sạch tinh tươm biến thành bãi rác khổng lồ. Nơi nơi là khăn giấy đã dùng lăn lông lốc, tã quần của con vắt vẻo thành giường, bột sữa đổ tung tóe trên mặt bàn còn đàn kiến mon men kéo đàn kéo lũ đến bu kín…
Sau một ngày làm việc trở về nhà, anh tôi biến thành người giúp việc thu dọn bãi chiến trường trong tiếng thở dài ngao ngán. Bên tai anh vẫn văng vẳng lời “sai vặt” của vợ: lấy tã thay cho con, xúc bình sữa con vừa bú, đem áo quần bẩn của con đi ngâm…
Và sau bao nhiêu nỗ lực kiềm chế, anh tôi lần đầu tiên to tiếng với chị. Chị khóc lóc, nửa tiếng sau mẹ vợ sang nhà bênh vực chị, chê anh làm chồng mà chẳng biết phụ vợ chăm con rồi lên tiếng đưa mẹ con chị sang nhà để chăm sóc kẻo “ở đây có ngày đói chết cả hai mẹ con cũng chẳng ai hay…”.
Anh lẳng lặng thu dọn ít đồ dùng cá nhân của vợ và con rồi gửi nhờ mẹ vợ chăm sóc ít hôm chờ cô giúp việc khỏe lại sẽ tính tiếp. Chỉ một tiếng đồng hồ sau, trong căn nhà im ắng lạ thường, anh bắt đầu thấy nhớ gương mặt hồng hào cùng ánh mắt ngây thơ của con bé, lòng anh tự nhủ sáng mai sẽ sang đón hai mẹ con trở về…
Còn giờ đây, anh phải vật lộn với đống quần áo bẩn, gian bếp bừa bộn cùng căn phòng lộn xộn không thể tả. Và anh thấm thía hơn bao giờ hết nỗi khổ của mấy ông chồng chẳng may vớ phải cô vợ đểnh đoảng, nhõng nhẽo…./.
Cuộc tình trong bóng tối của tôi và người tình bị vợ anh phát giác. Sau lần đó, chị liên tục vào trang cá nhân của tôi làm phiền.
" alt=""/>Lời tâm sự khi có vợ là tiểu thư đểnh đoảngNăm 2006, Cảnh rời quê Lý Sơn đến TP.HCM học Cao đẳng Công nghệ thông tin. Ra trường, anh đi làm cho một công ty công nghệ tại thành phố. Dù thế, niềm đam mê du lịch, thích chinh phục các đỉnh núi, danh lam thắng cảnh luôn hiện hữu trong chàng trai xứ đảo.
Cảnh cho biết, từ năm 2010, anh thường tổ chức các chương trình đi chơi, dã ngoại… cho bạn bè. Với đôi chân ngắn, thân hình nhỏ bé nhưng Cảnh đã chinh phục ‘nóc nhà Đông Dương’ Fansipan bằng đường bộ, đặt chân đến cực Bắc Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây A Pa Chải (Điện Biên), cực Đông Vạn Ninh (Khánh Hòa), cực Nam Đất Mũi (Cà Mau). Đi đến đâu anh cũng ghi chép tỉ mỉ, chụp hình rồi lưu lại trên các trang mạng xã hội, giúp những người đi sau có ‘cẩm nang bỏ túi’.
![]() |
Cảnh chụp hình kỷ niệm với các em bé trong chuyến đi đến Hà Giang. |
‘Đi du lịch là được ngắm cảnh đẹp, được thưởng thức ẩm thực, được chinh phục các cung đường, đỉnh núi và học được cách làm du lịch ở từng nơi để áp dụng cho mình’, chàng trai sinh năm 1986 chia sẻ.
Lần sinh nhật 30 tuổi, Cảnh có quyết tâm chinh phục được đỉnh Fansipan, cao 3.143m để làm quà cho mình. ‘Khi đặt chân đến đỉnh núi, tôi đã có một quyết định quan trọng là: trở về Lý Sơn lập nghiệp', Cảnh nói.
Trở về từ chuyến đi, anh thu gom hành lý, chia tay các bạn ở Sài Gòn để về quê nuôi quyết tâm làm giàu từ những ý tưởng của mình.
Mới đầu, Cảnh mở một quán ăn, nhưng không thành công. ‘Lúc đó, tôi có chút nản vì một phần quyết tâm bị gãy giữa chừng’, Cảnh nói.
![]() |
34 tuổi, Cảnh có chiều cao khiêm tốn, giọng nói, khuôn mặt như đứa trẻ. |
Cuối năm 2017, anh tham gia chương trình khởi nghiệp do tỉnh Quảng Ngãi tổ chức. Đề tài của Cảnh nói về mô hình du lịch Homestay đã nhận được giải. ‘Sau chương trình, có mấy người nói với tôi, sao không xây dựng ý tưởng thành sự thật, đi vòng vòng đâu cho xa’, Cảnh kể.
Đầu năm 2018, được ba mẹ cho tận dụng căn nhà để phát triển kinh doanh, Cảnh dùng 100 triệu đồng sửa thành 5 phòng đầy đủ tiện nghi cho khách thuê. Anh mua thêm hàng chục chiếc xe máy cho khách thuê, tự lái đi thăm quan khi đến Lý Sơn. ‘Tôi đã liên kết nhà xe, tàu thuyền, các nhà hàng, quán ăn… nên chỉ cần vốn 100 triệu đồng là mở được công ty’, cảnh nói.
Nhờ có kinh nghiệm hơn 7 năm đi du lịch, hiểu biết từng ngóc ngách của quê nhà, cùng tài ăn nói, khéo léo giao tiếp, nhanh nhẹn, lém lỉnh, Cảnh được nhiều khách du lịch yêu thích khi trực tiếp làm hướng dẫn viên cho khách. Tuy nhiên, vì có dáng người nhỏ, giọng nói, khuôn mặt như đứa trẻ 10 tuổi, anh nhiều lần bị khách nhầm là trẻ con.
![]() |
Cảnh có niềm đam mê chinh phục các đỉnh núi, các cung đường. Anh cho biết, vì nhỏ con, chân ngắn, anh luôn là 'hành lý xách tay' của nhóm bạn mỗi khi đi phượt. |
Cảnh kể, một lần, có chị gọi đến công ty đặt phòng. Cảnh là người nghe máy. Vừa nghe giọng anh, vị khách nói ngay: ‘Cô muốn gặp bố mẹ cháu đặt phòng. Cháu đi gọi bố mẹ đi, cô chờ’. Cảnh giải thích, mình là chủ nhưng họ không tin. ‘Chị ấy nói, cô nghe giọng con nít mà. Con làm sao biết được giá phòng, đặt như thế nào. Con đi gọi bố mẹ đi’. Vì khách chưa gặp, Cảnh chỉ biết nhờ mẹ ‘giải quyết’ giúp mình.
Lần khác, Cảnh là hướng dẫn viên cho đoàn là Việt kiều Mỹ đến thăm quan Lý Sơn. Họ đặt toàn bộ 5 phòng của công ty Cảnh.
Đoàn đến, Cảnh dẫn họ đi nhận phòng rồi sử dụng các dịch vụ, thiết bị trong phòng. Một người phụ nữ vừa nhìn thấy Cảnh liền nói: ‘Cháu bé kia, sao lại ở đây. Cháu đi gọi ba mẹ đến đây giúp cô’. Cảnh giải thích, mình là giám đốc của công ty, nhưng vị khách không tin, nằng nặc đòi người lớn đến. May mắn, Cảnh đã làm việc với một người trong đoàn, vì thế, vị khách nữ cũng tin tưởng.
Mới nhìn Cảnh, ít ai biết anh là giám đốc công ty du lịch, đã 34 tuổi. |
Chàng trai trẻ cho biết, mùa hè là mùa biển đẹp nhất ở Lý Sơn. Biển thì lặng, nước trong. Gió thổi nhè nhẹ. Khách đến sẽ được ngắm san hô, bãi đá, đi bắt hải sâm, cua biển… Tối đến thì đến chợ hải sản mua tôm, cua, cá… mang ra bãi biển trải bạt vừa nướng ăn vừa trò chuyện cùng nhau.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, khách đến đảo Lý Sơn cũng ít hơn. Từ đầu tháng 3, chính quyền Lý Sơn đã có thông báo hạn chế, không được đón khách du lịch. Đến đầu tháng 5, Cảnh và những người làm du lịch ở Lý Sơn mới được đón lại khách, nhưng cũng chỉ lác đác. ‘Khách họ đi theo gia đình, hoặc nhóm 3-4 người’, Cảnh nói.
Anh giám đốc trẻ cho biết, nghề du lịch ở Lý Sơn chỉ làm được 8 tháng, 4 tháng còn lại thì phải nghỉ, vì mưa, bão, thời tiết khắc nghiệt. Vì thế, hơn hai tháng thất nghiệp do dịch bệnh, dù thu nhập không có, nhưng anh thấy bình thường. Tranh thủ thời gian đó, anh sưu tầm cây cảnh, xương rồng và những cây bonsai.
Trong phút tuyệt vọng nhất của cuộc đời, anh Vịnh khuyên vợ đi tìm hạnh phúc mới nhưng đáp lại chỉ là cái lắc đầu.
" alt=""/>Ông chủ homestay 34 tuổi gặp cảnh dở khóc dở cười vì gương mặt trẻ con
![]() |
Những chiếc đinh khuy nhỏ này thường xuất hiện trên túi của những chiếc quần jeans, mục đích của những chiếc khuy này là để đảm bảo các mép vải ở đúng vị trí, không bị tách rời, xô lệch, khó rách, khó bung, bởi đây chính là những điểm chịu lực co kéo nhiều nhất. |
![]() |
Những đường kẻ lề của giấy viết có kẻ dòng đã xuất hiện từ rất lâu, mục đích ban đầu của nó không phải là để chừa lại khoảng trống cho những dòng chú thích. Lề giấy ban đầu được thực hiện là để giúp thuận tiện cho việc đóng những cuốn vở lại với nhau, mà chữ không bị “nuốt” mất. Ngoài ra, cũng có lý giải cho rằng đây là cách để người xưa đề phòng trường hợp chuột gặm hay mọt giấy ăn giấy, bởi chúng sẽ tấn công từ phần lề vào trong, như thế, chữ viết sẽ chưa bị... cắn mất ngay. |
![]() |
Lỗ nhỏ nằm cạnh chỗ nhét chìa khóa có hai công dụng. Thứ nhất, là để nếu có nước lọt vào trong khóa thì sẽ chảy ra qua lỗ này, giúp khóa bền hơn, tránh bị rỉ sét. Thứ hai, là để tra dầu vào trong khóa giúp khóa trơn hơn. |
![]() |
Chiếc túi nhỏ nằm bên trong túi quần trước của quần jeans vốn dành để đựng đồng hồ bỏ túi. Trải qua thời gian, công dụng này đã dần mất đi, nhưng chiếc túi đã trở nên quen thuộc và trở thành chi tiết không thể thiếu trong tổng thể thiết kế của chiếc quần jeans. |
![]() |
Đôi khi một số món đồ có đính kèm khuy dự phòng và một mẩu vải giống hệt với chất vải của món đồ. Mẩu vải nhỏ này là để người dùng có thể sử dụng để thăm dò, xem cách giặt giũ của mình có gây ảnh hưởng tới chất vải của món đồ không, trước khi thực sự đem món đồ ra giặt. Ngoài ra, mảnh vải nhỏ này có thể dùng như một miếng đáp đối với những vết rách nhỏ. |
![]() |
Lỗ ở cán tay cầm xoong chảo không chỉ để giúp treo món đồ lên móc gọn gàng sau khi dùng xong mà còn giúp giữ thìa muỗng trong quá trình chế biến món ăn. |
![]() |
Lỗ nhỏ nằm ở đầu của chiếc thước kéo là để người dùng có thể móc nó vào một mũ đinh để thước không bị trượt đi. |
![]() |
Lỗ nhỏ trên que nhựa của những cây kẹo mút là để giữ cho kẹo nằm ở đúng vị trí bởi trong quá trình đổ khuôn, chất lỏng của kẹo sẽ tràn vào trong lỗ nhỏ này và tạo thành một chiếc móc tự nhiên để kẹo nằm nguyên tại vị trí. |
![]() |
Gạch nhỏ nằm trên phím F và phím J của bàn phím máy tính là đẻ giúp người dùng dễ dàng đặt tay đúng vị trí mà không cần phải nhìn xuống bàn phím. |
![]() |
Lớp lông cứng nằm bên rìa của thang cuốn là để người dùng tránh đứng sát vào mép thang, như vậy sẽ giúp giảm nguy cơ xảy ra những tai nạn như bị mắc quần áo, túi xách hay dây giày vào mép thang cuốn. |
![]() |
Chiếc đai áo trên những chiếc áo khoác ngoài hiện nay chủ yếu phục vụ mục đích thời trang, nhưng xa xưa, những chiếc đai này vốn được may trên những chiếc áo khoác đi đường được may to rộng, để người dùng có thể vừa lấy làm áo vừa để làm chăn đắp, khi mặc lên, chiếc đai áo sẽ giúp chiếc áo trở nên gọn gàng hơn và người dùng có thể đi lại, làm việc thoải mái hơn. |
![]() |
Chiếc tẩy hai màu này có... hai màu là để phân biệt việc sử dụng trên những chất liệu giấy khác nhau và cho những loại bút chì khác nhau. Trong khi màu đỏ cam thường được sử dụng cho giấy sáng màu và bút chì nhạt màu, màu xanh thường dùng cho những loại giấy dai, dày, có độ nhám và bút chì đậm màu. Vậy nhưng nhiều người trong chúng ta vẫn tưởng rằng màu xanh là để dành cho việc tẩy bút mực, và nếu thử dùng để tẩy vết bút mực, sẽ không thể nào tẩy được. |
Những hành vi tưởng rằng bình thường nhưng chúng lại có tác động xấu đến con của bạn.
" alt=""/>Công dụng của những chi tiết nhỏ xuất hiện trên vật dụng thường ngày