- Dù chỉ ít ngày nữa sẽ lên sóng nhưng 'Ngược chiều nước mắt' đã khiến khán giả đứng ngồi không yên với sự đầu tư 'khủng' về dàn diễn viên cũng như những mối tình tay ba đầy ngang trái.
- Dù chỉ ít ngày nữa sẽ lên sóng nhưng 'Ngược chiều nước mắt' đã khiến khán giả đứng ngồi không yên với sự đầu tư 'khủng' về dàn diễn viên cũng như những mối tình tay ba đầy ngang trái.
Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Reuters).
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Al Arabiya, khi được hỏi liệu Nga có tiếp nhận vũ khí từ các quốc gia khác hay không, ví dụ như Trung Quốc, Triều Tiên hay Iran, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev đã nhấn mạnh: Nga tự sản xuất hầu hết vũ khí để sử dụng.
"Trong tình hình hiện tại khi toàn bộ khối NATO đang đối đầu với Nga, khi thực tế là chúng ta không chỉ đang trong tình trạng chiến tranh hỗn hợp mà sau những sự kiện nổi tiếng, thực sự là một cuộc chiến tranh trực tiếp với NATO, thì phần lớn vũ khí và thiết bị quân sự được sản xuất ở trong nước", ông Medvedev nêu rõ.
Mặc dù vậy, theo ông, Nga hiện vẫn duy trì hợp tác với một số quốc gia. "Đồng thời, tất nhiên, chúng tôi đang hợp tác với nhiều quốc gia", ông nói thêm.
Ông lưu ý rằng "phần lớn các thiết bị quân sự, vũ khí, thiết bị đặc biệt, phương tiện hủy diệt, tên lửa và đạn pháo đều được sản xuất tại Nga".
" alt=""/>Hầu hết vũ khí của Nga được sản xuất trong nướcTừ đó có thể hiểu, đất quy hoạch là diện tích đất thuộc quy hoạch, kế hoạch để thực hiện dự án, đường giao thông, công trình công cộng khác hoặc thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh. Thửa đất khi thuộc trường hợp này chủ yếu sẽ thu hồi theo quy định của pháp luật.
Hiện nay có 4 cách để biết đất có nằm trong quy hoạch hay không.
Thứ nhất là kiểm tra thông tin quy hoạch trên sổ đỏ. Theo Điều 11 Thông tư số 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tin quy hoạch sẽ được ghi trực tiếp tại phần Ghi chú trong sổ đỏ, trong đó thể hiện rõ phần đất (diện tích bao nhiêu m2) thuộc diện quy hoạch gì, khi bị thu hồi có được đền bù không cũng như tên công trình theo quy hoạch.
Thứ 2 là liên hệ cơ quan chức năng có thẩm quyền đề nghị cung cấp thông tin quy hoạch. Người dân có thể đến trực tiếp Phòng Tài nguyên và Môi trường quận/huyện nơi có đất để hỏi cụ thể về thông tin quy hoạch. Dựa trên thông tin nhà đất mà người dân cung cấp, cán bộ chức năng sẽ tra cứu bản đồ quy hoạch và giải đáp cho họ biết mảnh đất đó có nằm trong khu quy hoạch nào hay không.
Đây là cách kiểm tra quy hoạch đất an toàn và có độ chính xác cao, tuy nhiên sẽ tốn thời gian và công sức cũng như phải chờ đợi khi nhu cầu kiểm tra đất quy hoạch tăng cao.
Thứ 3 là xin thông tin quy hoạch đất ở Văn phòng đăng ký đất đai. Người dân có thể khai thác hệ thống thông tin đất đai do Nhà nước cung cấp bằng các phiếu yêu cầu và thực hiện trả phí. Trong trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Có nhiều cách để tra cứu thông tin quy hoạch (Ảnh: IT).
Thứ 4 là tra cứu thông tin quy hoạch trực tuyến. Nếu đang không biết xem bản đồ quy hoạch ở đâu, người dân chỉ cần truy cập cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất và xem hướng dẫn được đăng tải.
Ví dụ, muốn tra cứu thông tin quy hoạch Hà Nội, người dân có thể truy cập vào Cổng thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Tại cổng thông tin này, quy hoạch sử dụng đất sẽ được cập nhật chi tiết theo từng quận, kèm theo đó là bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch để người dân tiện theo dõi. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này chưa được phát triển rộng rãi ở nhiều địa phương.
Ngoài ra, hiện nay nhiều đơn vị đã cung cấp các ứng dụng tra cứu quy hoạch trực tuyến phù hợp với những người biết sử dụng công nghệ. Một cách làm truyền thống khác là trực tiếp khảo sát, hỏi người dân sinh sống tại khu vực có mảnh đất đó.
" alt=""/>4 cách để biết một mảnh đất có dính quy hoạch hay khôngCơ quan này cho biết ngày 24/10, Temu đã có văn bản chính thức gửi Cục Thương mại điện tử và kinh tế số về việc thực hiện các yêu cầu tuân thủ pháp luật thương mại điện tử Việt Nam khi gia nhập thị trường.
"Temu là nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới có ngôn ngữ thể hiện tiếng Việt và thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định số 52/2013", cơ quan quản lý khẳng định.
Để tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử xuyên biên giới nói chung, thời gian qua, Bộ Công Thương đã có văn bản báo cáo Thủ tướng về việc ban hành công điện về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
"Trong đó có nội dung nghiên cứu, đề xuất ban hành Luật chuyên ngành về thương mại điện tử nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới và sửa đổi Quyết định 78/2010 của Thủ tướng Chính phủ về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế", đại diện Cục cho biết.
Temu xuất hiện tại Việt Nam từ đầu tháng 10, nhưng đến ngày 24/10 mới gửi văn bản chính thức đến Bộ Công Thương. Ảnh: The Diplomat).
Bộ cũng đã chỉ đạo các đơn vị chức năng là Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với Tổng cục Hải quan tăng cường giám sát, kiểm soát các hàng hóa, sản phẩm từ các nền tảng xuyên biên giới.
"Bộ cũng đã chỉ đạo Ủy ban Cạnh tranh quốc gia tăng cường công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên không gian mạng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về những rủi ro khi mua hàng trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới", cơ quan quản lý cho biết.
Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trước đó, tại họp báo thường kỳ của Bộ Công Thương chiều ngày 23/10, Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết hiện nay, Indonesia đã tìm cách ngăn chặn nền tảng này và một số quốc gia cũng bày tỏ quan ngại. "Tôi cũng đã giao Cục Thương mại điện tử và kinh tế số rà soát đánh giá tác động", lãnh đạo Bộ nhấn mạnh.
Thứ trưởng Sinh cho biết về mặt nguyên tắc, Bộ Công Thương vẫn đang triển khai đề án đảm bảo quản lý chặt và chống gian lận hàng giả, hàng nhái. Bộ cũng đã giao Tổng cục Quản lý thị trường theo dõi sát liên quan đến vấn đề này.
"Về giá cả, đến tôi cũng giật mình vì giá bán hàng hóa của họ rất rẻ. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải điều tra, nghiên cứu cụ thể. Chưa thể khẳng định mức giá rẻ đó là thật hay không thật. Bộ Công Thương vẫn tôn trọng việc mua bán, thỏa thuận trên thị trường", Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nói. Ông nhấn mạnh trong thời gian tới, Bộ sẽ có các giải pháp để kiểm soát việc này.
Mới đây, Sở Công Thương TPHCM cũng có văn bản gửi Bộ Công Thương đề xuất một số giải pháp quản lý, thúc đẩy phát triển thương mại điện tử.
Cơ quan này cho biết hiện nay, xuất hiện nhiều dấu hiệu vi phạm trên các nền tảng thương mại điện tử. Điển hình là quảng cáo, khuyến mại vượt quá 50% giá trị hàng hóa, dịch vụ diễn ra phổ biến trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, mạng xã hội trong thời gian gần đây.
Cơ quan này cũng đính kèm một số thông tin, hình ảnh vi phạm về quảng cáo Flash Sale (khuyến mại đặc biệt) trên Shopee và quảng cáo trên Temu. Sở Công Thương đánh giá điều này gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng và tạo ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường.
" alt=""/>Thông tin mới về hoạt động của Temu tại Việt Nam