Tương tự, anh Hoàng Nam, hiện đang công tác trong đơn vị lực lượng vũ trang tại TP.HCM, cũng gặp nhiều khó khăn khi tìm mua NƠXH. Theo anh Nam, thông tin về các dự án NƠXH đa phần không chỉ rõ vị trí, nếu không có khả năng tìm hiểu sâu trên Internet thì rất khó tìm ra. Tìm dự án đã khó, kiếm chủ đầu tư còn khó hơn.
“Các dự án do doanh nghiệp tự đầu tư thì họ phải có trách nhiệm công bố thông tin, nhưng công bố như thế nào, tại đâu thì nhiều người không được biết. Thậm chí, việc tìm kiếm địa chỉ, website hay số điện thoại của chủ đầu tư để liên lạc là cả một vấn đề”, anh Nam nói.
Anh Nam cho hay, trong năm 2022 có một dự án NƠXH cho công nhân tại P.Thạnh Mỹ Lợi, TP.Thủ Đức. Dù không thuộc đối tượng của dự án nhưng theo anh Nam tìm hiểu, mức giá thuê 115.000 đồng/m2/tháng là quá cao so với thu nhập của nhiều công nhân.
Đang làm việc tại một bệnh viện ở TP.Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, anh Văn Đức cho biết đã sinh sống ở tỉnh này 10 năm, hiện vẫn đang thuê nhà. Thu nhập hàng tháng của 2 vợ chồng anh vào khoảng 20 triệu đồng. Sau khi trừ chi phí sinh hoạt, vợ chồng anh để dành được khoảng 5 triệu đồng/tháng.
“Một căn hộ NƠXH rộng 70m2 ở đây có giá khoảng 750 triệu đồng. Với mức thu nhập hiện tại, giấc mơ có nhà của vợ chồng tôi còn xa vời lắm. Nếu có căn hộ 50m2 với giá 300 – 400 triệu đồng, được vay vốn với lãi suất ưu đãi trên 10 năm thì may ra có cơ hội”, anh Đức mong mỏi.
Thiếu nguồn cung
Thực tế trên cho thấy, nhu cầu mua NƠXH của những người thu nhập thấp tại TP.HCM và các tỉnh lân cận là rất lớn. Tuy vậy, nguồn cung vẫn rất hạn chế.
Giai đoạn 2016 – 2020, TP.HCM có 19 dự án NƠXH hoàn tất xây dựng và đưa vào sử dụng với tổng số 14.954 căn hộ. Chỉ có 1 dự án nhà lưu trú công nhân do Công ty Worldon đầu tư hoàn thiện, đáp ứng gần 7.600 chỗ ở cho công nhân.
Cả năm 2022, TP.HCM chỉ có 2 dự án NƠXH hoàn thành xây dựng, tổng quy mô 1.352 căn hộ. Không có dự án NƠXH lẫn nhà lưu trú công nhân nào được cấp phép mới.
Cơ cấu sản phẩm của thị trường bất động sản TP.HCM năm qua đang mất cân đối. Theo nhu cầu thực tế, tỷ lệ nhà ở bình dân phải chiếm cao nhất nhưng thời gian qua phân khúc này không có trên thị trường. Trong khi đó, nhà ở cao cấp chiếm đến 70%, còn lại là nhà ở trung cấp.
Là địa phương có nhiều khu công nghiệp, theo Sở Xây dựng tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh hiện nay có khoảng 410.000 người muốn mua NƠXH. Phần lớn trong số này là người từ tỉnh khác đến đây làm việc.
Tuy nhu cầu về nhà giá rẻ lớn như vậy nhưng hiện tỉnh Đồng Nai chỉ có 13 dự án NƠXH, nhà lưu trú công nhân đã và đang triển khai với tổng số 10.700 căn. Đến nay, tỉnh này mới hoàn thành 3.500 căn.
Tương tự như Đồng Nai, Bình Dương cũng là địa phương thu hút lượng lớn người lao động nhập cư. Năm 2022, Bình Dương không đạt chỉ tiêu phát triển NƠXH. Cụ thể, chỉ có 2 dự án NƠXH và tái định cư trong dự án nhà ở thương mại được cấp phép, tổng quy mô 1.227 căn.
Tại Hà Nội, giai đoạn 2016-2020 đã hoàn thành 25 dự án với hơn 1.200.000m2 sàn NƠXH, chỉ đạt 20,2% so với kế hoạch. Trong đó, nhà ở sinh viên đạt khoảng 2,8%; nhà ở công nhân đạt 0%; nhà ở phục vụ các đối tượng theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở đạt khoảng 26,2%.
Hay tại Long An, kết luận của Thanh tra Bộ Xây dựng mới đây chỉ ra rằng, kế hoạch phát triển nhà ở của tỉnh năm 2021, đầu tư 2.500 căn NƠXH với tổng diện tích 150.000m2 sàn. Nhưng theo báo cáo của Sở Xây dựng tỉnh này, thực tế năm 2021 không có NƠXH hoàn thành và bàn giao xây dựng đưa vào sử dụng, tỷ lệ đạt 0% kế hoạch đã duyệt.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cho biết, về phát triển NƠXH, giai đoạn 2011 – 2020, cả nước đạt 41% kế hoạch.
Riêng TP.HCM, giai đoạn 2016 – 2020 xây được gần 15.000 căn NƠXH, đạt 75% kế hoạch. Thành phố có khoảng 3 triệu người nhập cư, chủ yếu là công nhân lao động và hầu hết có nhu cầu thuê NƠXH hoặc phòng trọ.
“Kết quả này chưa đáp ứng được vì nhu cầu NƠXH và nhà lưu trú công nhân đang rất lớn. Các hộ gia đình và cá nhân là lực lượng chủ yếu đã giúp giải quyết bài toán chỗ ở cho đa số công nhân lao động và người nhập cư với nhiều khu nhà trọ”, ông Châu đánh giá.
Nguồn cung khan hiếm, trong khi nguồn cầu luôn duy trì ở mức cao khiến giá NƠXH liên tục tăng thời gian qua. Khảo sát tại TP.HCM và Hà Nội, nhiều dự án NƠXH đã bàn giao được vài năm tăng giá gấp đôi so với ban đầu, thậm chí có những dự án chạm ngưỡng gần 30 triệu đồng/m2.
Một dự án NƠXH tại quận 12 (TP.HCM), năm 2016 có giá bán khoảng 13,8 triệu đồng/m2, chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT) 5% thì nay được chào giá 29 triệu đồng/m2. Sau hơn 5 năm, giá bán NƠXH tại dự án này tăng 2,1 lần.
Còn tại Hà Nội, dự án nhà ở Đại Kim (Hoàng Mai) được bán từ năm 2016 với giá 14 triệu đồng/m2. Dự án có 80% NƠXH, đến nay, giá bán lên mức gần 30 triệu đồng/m2. NƠXH Rice City Sông Hồng (Long Biên, Hà Nội), cách đây 5 năm được bán với giá hơn 13 triệu đồng/m2, nay được chào bán với giá 28 triệu đồng/m2… khiến nhiều người thu nhập thấp có nhu cầu không thể tiếp cận được.
Chú trọng phát triển nhà ở xã hội:Ngày 27/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký văn bản số 178 về việc thúc đẩy và tháo gỡ thị trường bất động sản. Trong đó, một chỉ đạo đáng chú ý là việc Thủ tướng yêu cầu doanh nghiệp bất động sản phải điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, phân khúc thị trường giá cả bất động sản hợp lý hơn, đặc biệt chú trọng phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phù hợp với thu nhập của người dân. Cùng với đó, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Xây dựng hoàn thiện đề án xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội giai đoạn 2021-2030." alt=""/>‘Teo tóp’ nguồn cung, người thu nhập thấp khó mua nhà ở xã hội![]() |
Em Hà Quang Trung bị u não |
Con là Hà Quang Trung, con trai út của vợ chồng anh Hà Văn Lý và chị Đàm Thị Hoài (trú tại thôn Cổ Loan Trung 1, xã Ninh Tiến, TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình). Gia đình anh Lý có hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Bố mẹ chia tay từ sớm, một mình mẹ anh nuôi hai người con trai. Tuy nhiên lên 12 tuổi, anh trai anh Lý là Hà Văn Tâm phát bệnh tâm thần, đến nay dù đã 41 tuổi nhưng vẫn trong tình trạng vô thức, không thể làm chủ được hành vi của mình.
Mẹ ngày càng già yếu, anh Lý trở thành chỗ dựa cho cả nhà, thay mẹ chăm nom người anh bệnh tật. Vợ anh Lý vốn là người cùng thôn, bởi cảm thông cho số phận mà nên duyên vợ chồng. Năm 2005, anh chị sinh được con gái Hà Thị Thanh Thuý, hiện đang là học sinh lớp 11 Trường Thực hành Sư phạm Tràng An.
Năm 2007, con trai Hà Quang Luận ra đời. Lên 3 tuổi, thấy con không phân biệt được màu sắc, mắt ngày càng đục và lồi ra, không nhìn rõ vật, hai vợ chồng vội vàng đưa con lên Bệnh viện Mắt trung ương thăm khám. Tại đây, bác sĩ kết luận Luận bị tăng nhãn áp glocom. Bệnh này không thể phẫu thuật, không có kính trợ lực, không có thuốc chữa, gây mù lòa vĩnh viễn. Anh chị chỉ biết ôm con khóc, đau đớn trước nguy cơ con bị mù loà từ khi còn quá nhỏ.
Hiện Luận vẫn thường xuyên đi khám định kỳ và nhỏ thuốc mắt. Em thuộc diện học sinh khuyết tật, chỉ nhìn thấy con chữ qua làn sương mù, đi đường và sinh hoạt theo bản năng. Lo con không có chỗ dựa, vợ chồng anh Lý quyết định sinh thêm Hà Quang Trung. Cậu bé chào đời khoẻ mạnh, vui vẻ là niềm động viên lớn cho cả nhà.
![]() |
Trung từng là đứa trẻ hoạt bát |
Khoảng 4-5 tuổi, Trung hay bị nôn trớ. Thấy con vẫn vui vẻ chơi đùa cùng bạn bè, bố mẹ cũng không để ý nhiều. Nhưng cách đây hơn 1 tháng, nghe cô giáo chủ nhiệm thông báo tình hình của con trở nặng, anh Lý đưa con đến bệnh viện kiểm tra.
Nghĩ con chỉ mắc bệnh tiêu hoá nên khi nghe bác sĩ kết luận, con bị bệnh u não ác tính, vợ chồng anh suy sụp. Bác sĩ cho biết, Quang Trung cần được phẫu thuật gấp, để lâu khối u tăng lên rất nhanh. Ngay lập tức, con được nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương.
Trải qua cuộc đại phẫu nguy hiểm, chưa dừng lại ở đó, bác sĩ chỉ định Trung phải chuyển sang Bệnh viện 108 để tiến hành truyền hoá chất 8 đợt liên tục, hằng ngày kết hợp xạ trị. Cơ thể nhỏ bé, yếu ớt, xanh xao chưa kịp hồi phục đã liên tiếp gánh chịu những nỗi đau tột cùng.
Dù được bảo hiểm y tế hỗ trợ nhưng những loại thuốc ngoài danh mục, chi phí sinh hoạt, đi lại của gia đình quá đỗi tốn kém, khiến cả nhà anh Lý lao đao. Để có tiền lo cho con, anh phải vay mượn khắp nơi.
![]() |
Giấy ra viện của Quang Trung |
Trước đây, anh Lý làm phụ hồ, vợ làm nông, kiếm tiền chỉ vừa đủ nuôi mấy miệng ăn cả nhà. Gần đây anh bị thoát vị địa đệm, có lúc đau không đi lại được, không làm gì được, thu nhập giảm sút đáng kể.
Con trai bị bệnh, chị Hoài theo con ròng rã lên khắp bệnh viện. Nhờ tình thương của họ hàng, làng xóm, được trường học nơi Trung theo học giúp đỡ, anh chị mới có một khoản tiền đưa con đi chữa bệnh. Tuy nhiên số tiền này vẫn khó có thể đủ để đeo đuổi căn bệnh hiểm nghèo.
Chị Hoài cho biết, hiện hai mẹ con đang ở Bệnh viện 108, môi trường rất tốt, bữa cơm cũng đầy đủ. Tuy nhiên do con chỉ hưởng 80% bảo hiểm hỗ trợ, nhiều loại thuốc nằm ngoài danh mục, cộng thêm chi phí đi lại, ăn ở tại Hà Nội tương đối đắt đỏ nên chị lo sợ sẽ không lo được cho con.
![]() |
Trường Tiểu học nơi em Trung theo học kêu gọi ủng hộ em có chi phí chữa bệnh |
Cô Vũ Thị Thanh Hải, giáo viên chủ nhiệm lớp 1D Trường Tiểu học Ninh Tiến, TP Ninh Bình xác nhận, em Hà Quang Trung đang theo học tại lớp 1D có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, hiện con đang mắc bệnh u não phải điều trị tốn kém. Rất mong hoàn cảnh của Trung được quý bạn đọc gần xa cảm thương, giúp đỡ.
Thanh Hải
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Bị bệnh tiểu đường 51 năm, bác sĩ “phán định” sống không quá 80
Hơn 51 năm trước tôi bị mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ nói tôi sống không đến 80 tuổi, nhưng hiện nay tôi đã hơn 90 tuổi mà vẫn tiếp tục sống. Nhớ lại thời gian phát hiện bệnh, tôi thường xuyên đi tiểu, nhanh cảm thấy đói, khát.
Nguy hiểm hơn có 1 ngày tôi hoàn toàn hôn mê, mọi người cảm thấy tình hình nghiêm trọng liền đưa tôi đến bệnh viện. Bác sĩ sau khi khám và xem xét tỉ mỉ, cuối cùng kết luận tôi bị bệnh tiểu đường. Lúc đầu tôi không biết bệnh tiểu đường là gì, sau này mới biết rằng, cái gọi là uống nhiều, đi tiểu nhiều, nhanh đói chính là 3 triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Chân dung đại sư Tịnh Vân
Sau khi bị “tuyên án” bệnh tiểu đường nhiều năm, tôi luôn cảm thấy mệt mỏi, toàn thân không có lực. Sau này bác sĩ nói với tôi có thể dùng thuốc trước, nếu đường huyết vẫn tăng cao sẽ phải điều trị bằng tiêm insulin. Như vậy, mỗi ngày tôi đều làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, tiêm và uống thuốc. Tôi hiểu rõ đây là căn bệnh theo tôi đến suốt đời. Dựa vào những kiến thức bác sĩ cung cấp cho tôi về bệnh tiểu đường, đối với tôi căn bệnh này cũng không phải phòng bị quá mức. Nó cũng không gây cho tôi quá nhiều mối đe dọa, tôi sống với bệnh tiểu đường giống như sống với một người “bạn đời”, cần phải hòa thuận.
Tất nhiên, vì bệnh tiểu đường cũng có ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của tôi. Bác sĩ cảnh báo tôi phải chú ý đến chế độ ăn uống, nên ăn gì, không thể ăn gì, điều này khiến tôi cảm thấy rất phiền muộn. Bởi vì bình thường người bệnh tiểu đường không thể ăn quá nhiều mì, gạo, để tránh tăng lượng đường trong máu, nhưng không ăn mì, gạo, thức ăn không đầy đủ, điều này thực sự khá khó khăn.
Sau đó, tôi cũng không có ăn kiêng quá mức, vẫn ăn cơm, ăn mì mỗi ngày. Đến bây giờ, đường huyết của tôi luôn duy trì ở mức ổn định. Tôi luôn nghĩ rằng, bệnh tiểu đường không phải là vấn đề, nhưng phải lao động, làm việc, vận động, bởi vì mỗi ngày vận động, sẽ tiêu hao lượng đường dư thừa, như vậy không có gì là nghiêm trọng.
Đại sư dù tuổi tác cao vẫn minh mẫn, khỏe mạnh
Có rất nhiều người hỏi tôi, bác sĩ nói tôi “sống không quá 80”, tại sao tôi sống khỏe mạnh đến hơn 90 tuổi? Thực tế, tôi có 5 thói quen và tôi đã kiên trì thực hiện suốt nửa đời người:
1. Ăn nhiều rau ít thịt – Không gây gánh nặng cho cơ thể
Mọi người muốn cơ thể khỏe mạnh nên ăn nhiều rau ít thịt, không phải là không được ăn thịt, mà là không nên ăn quá nhiều, để không gây gánh nặng cho cơ thể.
2. Ăn nhiều nhạt ít mặn – đây mới là tốt cho sức khỏe
Người Trung Quốc có một câu nói là "nhạt thì vô vị", trong thực tế, những món ăn thanh đạm mới là thứ mà cơ thể khỏe mạnh cần. Bởi vì ăn quá nhiều muối, rất dễ khát nước, phải cần một lượng nước lớn để giải quyết, dẫn đến gây gánh nặng cho thận. Đặc biệt ăn quá nhiều muối, là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh cao huyết áp, xơ cứng động mạch,…
3. Ăn nhiều trái cây, ăn ít đường – ăn nhiều đường gây bất lợi cho cơ thể
Đa số mọi người đều thích ăn đường hoặc thực phẩm có vị ngọt đậm mà không để ý rằng đường rất có hại cho cơ thể. Để hạn chế tác hại của đường, tốt nhất nên thay thế các thực phẩm có đường tinh luyện bằng trái cây tươi, giúp bổ sung vitamin, dinh dưỡng cho cơ thể.
4. Ăn ít thực phẩm, nhai nhiều – khi ăn cơm không được căng thằng
Cuộc sống hiện đại rất bận rộn nên việc ăn uống hằng ngày không được chú trọng. Có người thích nhậu nhẹt, có người ăn uống qua loa chỉ để no bụng, số khác thì lại vừa ăn vừa làm việc. Đây là thói quen gây hại lớn cho sức khỏe. Khi ăn uống có quy luật, khoa học, ăn chậm nhai kỹ giúp bảo vệ cơ quan tiêu hóa, giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất.
5. Sống chậm để duy trì sức khỏe – nếu muốn sống cho chính mình
Áp lực cuộc sống cũng gây ra nhiều bệnh mạn tính. Bên cạnh thời gian lao động chân chính cần phải có giây phút nghỉ ngơi thật sự, tinh thần thoải mái, tránh căng thăng. Đây mới là liều thuốc bổ dưỡng nhất cho sức khỏe.
Hà Vũ (Dịch theo Sina)
Các bác sĩ phải lấy máu bằng tay để “thay máu” cho người đàn ông khi nồng độ mỡ quá cao, không thể sử dụng máy tách huyết tương.
" alt=""/>Đại sư 91 tuổi bị bệnh tiểu đường 51 năm vẫn sống tốt, nhờ 5 bí quyết đơn giản