'Khi những vì sao dịch chuyển trên trời là lúc màn đêm buông xuống'. Âm dương cách biệt, khoảng cách con không thể đo. Đây là lúc con cảm nhận được gần bố nhất. Giá như con có thể nói với bố: 'Con đã hoàn thành ước mơ thời thơ ấu - được nhận vào trường cũ của bố. Con sẽ thay bố viết tiếp những ước mơ và sứ mệnh của người lính còn dang dở'.
Mẹ chúc mừng con vì đỗ đại học, khoảnh khắc đó con vừa khóc vừa lau nước mắt, niềm vui xen lẫn nỗi buồn vì bố không thể chứng kiến. Con tự nhủ: 'Bố ơi, con gái đã đỗ đại học nên sẽ được gần bố'. Năm 2010, con và mẹ đến thăm mộ bố tại Đại học Kỹ thuật Thông tin PLA, chỉ kịp để lại bức ảnh gia đình mình. Đây cũng là lần đầu tiên sau 3 năm bố mất, gia đình mình chụp chung kiểu ảnh.
Nhiều năm qua, mọi người hỏi con: 'Có còn nhớ bố không?'. Con ước trong tâm trí mình có hình ảnh của bố. Hiện thực tàn khốc, con không thể nhớ. Kể từ khi con sinh ra đến lúc bố mất, chúng ta chỉ ở cùng nhau gần 800 ngày. Lúc đó, con quá nhỏ để nhớ hết kỷ niệm của gia đình mình.
Con dựa vào mô tả của mẹ cùng những bức ảnh cũ để tưởng tượng ra giọng nói, khuôn mặt và nụ cười của bố. Nhưng dù con cố ghép lại, đây cũng chỉ là tưởng tượng không phải bố thực sự. Con nhớ bố.
Những đêm trằn trọc không ngủ, con từng trách: 'Tại sao con là đứa trẻ không có bố'. Mỗi lần nhìn thấy các bạn đi với bố mẹ, con cảm giác lạc lõng. Bất giác trong đám đông, con luôn tìm kiếm bóng dáng của bố trong bộ quân phục màu xanh, muốn lao đến hét lên: 'Bố…'. Con luôn khao khát tình yêu của bố.
Giờ lớn, con lại trách bản thân những năm qua không thay bố giúp đỡ mẹ. Mẹ vất vả gánh cả gia đình trên đôi vai yếu mềm. 15 năm, mẹ chưa bao giờ gục ngã và luôn yêu con thay phần của bố.
Năm lớp 8, con chuyển đến thành phố Kim Hoa (Chiết Giang, Trung Quốc), trên đường đến trường sẽ đi qua cầu Thành Nam - nơi bố hy sinh để cứu người. Mỗi lần đi ngang qua, con thấy buồn và nghĩ rằng: 'Nếu có mặt ở hiện trường con sẽ ngăn bố. Cho dù, nghĩ lại bao nhiêu lần con vẫn không thay đổi ý định'.
Lớn con mới hiểu, dù thiệt thòi mất bố, nhưng 15 năm qua ân nhân bố cứu mạng chưa từng bỏ rơi con và mẹ. Nhờ đó, con học được ở bố cách người lính phải gánh vác trách nhiệm của đất nước. Nếu có người nhắc đến bố con đều cảm thấy tự hào. Giờ con đã cảm thông với sự lựa chọn của bố năm xưa.
Trong hành trình trưởng thành, con luôn nghĩ làm sao để được gần bố, con đường duy nhất là thi vào Đại học Kỹ thuật Thông tin PLA. Nếu muốn đỗ vào trường phải giỏi Vật lý, nhưng đây là môn con không học tốt. Bằng sự khao khát được gần bố, con vượt lên nỗi sợ hãi của bản thân.
Con từng do dự, bối rối và nghi ngờ về sự lựa chọn của mình. Bất cứ khi nào như vậy, con luôn nhìn lên bầu trời đêm và những ngôi sao lấp lánh vì cảm giác bố đang ở bên cạnh động viên và ủng hộ con. Trong khoảnh khắc đó con cảm thấy như được tiếp thêm năng lượng.
Trước ngày thi, con căng thẳng và mệt mỏi nhưng nghĩ đến việc được gần bố mỗi ngày lại có thêm động lực. Nhiều lần, con tưởng tượng sẽ mặc quân phục đi thăm mộ bố trong trường, nghĩ đến đây mọi thứ tiêu cực đều tan biến.
Con nhớ một liệt sĩ từng nói trước khi hy sinh: 'Khi giành được độc lập, xin đừng quên chúng tôi'. Con muốn nói với bố, hiện tại và nhiều năm sau: 'Con vẫn luôn nhớ bố'. Dù bố đã xa gia đình mãi mãi, nhưng con tin tình yêu bố dành cho con chưa bao giờ thay đổi.
Kỳ thi tuyển sinh đại học năm nay, tựa đề bài luận là: 'Làm gì để cống hiến tuổi trẻ cho đất nước', con tự tin viết sẽ thể trách nhiệm như bố, nguyện cống hiến tuổi thanh xuân của mình cho đất nước.
Lời cuối cùng, con chúc bố mọi điều tốt đẹp nhất trên thiên đường.
Con gái: Mạnh Thi Nghiêm
Đêm khuya 18/7".
Theo Ifeng
“Tết Nguyên đán đang đến gần. Cô chú có thể cho mẹ cháu nghỉ một ngày được không ạ? Mẹ đã hứa sẽ cho cháu đi trượt tuyết vì mẹ bảo cháu bận học và không được đi chơi vài năm nay rồi”.
" alt=""/>Bức thư con gái đỗ đại học gửi bố ở thiên đường: ‘Thay bố viết tiếp ước mơ’Broadway đã hoàn thành bằng cử nhân của mình bất chấp đối mặt nhiều trở ngại, bao gồm cả việc chiến đấu với bệnh ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4.
“Tôi rất tự hào về con mình. Thật đấy, con trông rất đẹp trong trang phục tốt nghiệp đó”, mẹ của Elizabeth nói.
Đã gần 20 năm, do sức khỏe yếu, bà Elizabeth đã không gặp Broadway kể từ khi ông bị giam năm 2005. Trong buổi lễ, cả hai đã chia sẻ những giọt nước mắt và những cái ôm để bù đắp khoảng thời gian xa cách.
Broadway dự kiến ra tù vào năm 2084 theo đúng bản án. Nếu được trả tự do trước thời điểm đó, ông chia sẻ muốn thành lập một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc trao quyền cho thanh thiếu niên.
Giáo sư Jennifer Lackey là giám đốc sáng lập của chương trình. "Hai mươi năm trước, một số người trong số họ đang ở trong các băng đảng đối thủ và bây giờ họ đang chia sẻ thơ ca và cùng nhau thảo luận về các bài tập xã hội học. Tình yêu thương và sự phát triển trong cộng đồng này không giống bất cứ điều gì tôi từng thấy trong các buổi lễ tốt nghiệp ở các trường đại học khác", giáo sư cho biết.
Điều này đã cho thấy hành trình chuyển đổi nhận thức và hành động đáng chú ý trong nhóm những cá nhân từng bị là “tội đồ của xã hội”.
Được biết, khoảng 100 sinh viên đang theo học chương trình ĐH Northwestern tại Trung tâm Cải huấn Stateville và Trung tâm Cải huấn Logan- một nhà tù dành cho nữ.
Ông James Soto, sinh viên mới tốt nghiệp, dự định tiếp tục theo đuổi ngành luật. Ông hy vọng rằng những người như ông sẽ sớm được trả tự do để họ có thể tạo ra những khác biệt cho cộng đồng.
Sáng kiến trường ĐH Mỹ cung cấp các chương trình giáo dục cho những cá nhân trong tù nhằm mục đích cung cấp cho họ cơ hội được tiếp cận giáo dục đại học, theo đuổi các nghiên cứu học thuật và lấy bằng cử nhân.
Các chương trình này thường được tổ chức dưới sự hợp tác giữa các trường đại học và các cơ sở cải huấn. Một số trường đại học ở Mỹ đã tổ chức các sáng kiến này như:
Sáng kiến Nhà tù Bard (BPI): Trường Cao đẳng Bard cung cấp các chương trình cấp bằng cho các cá nhân bị giam giữ tại một số nhà tù ở bang New York. Sinh viên có thể lấy được bằng trong khi đang thụ án.
Chương trình Giáo dục nhà tù tại ĐH Rutgers: Rutgers cung cấp các khóa học đại học và chương trình cấp bằng cho các cá nhân bị giam giữ tại một số cơ sở cải huấn ở bang New Jersey.
Chương trình Giáo dục nhà tù ĐH Boston: Chương trình này cho phép các cá nhân bị giam giữ theo đuổi giáo dục đại học thông qua các khóa học của trường được cung cấp tại một số nhà tù ở bang Massachusetts.
Trường Cao đẳng Mount Tamalpais (trước đây là Dự án Đại học Nhà tù): Sáng kiến này hoạt động trong Nhà tù San Quentin ở bqng California, cấp bằng cao đẳng cho các sinh viên bị giam giữ.
Chương trình Học thuật nhà tù Georgetown: ĐH Georgetown cung cấp các khóa học đại học cho các cá nhân bị giam giữ trong nhà tù thủ đô Washington D.C., tập trung vào phát triển học thuật và cá nhân.
Những sáng kiến này nêu bật tính đa dạng của các chương trình nhằm cung cấp cơ hội giáo dục cho những người bị giam giữ, với mục tiêu thúc đẩy quá trình sửa chữa, giảm tái phạm và thúc đẩy sự thay đổi tích cực trong những cá nhân từng lầm lỗi để họ có thể nhanh chóng và tự tin hòa nhập cộng đồng.
Tử Huy
Một tù nhân tại Mỹ đã tự học toán cao cấp cơ bản. Nhờ đó, anh ta đã giải được một bài toán phức tạp. Không những thế, còn truyền niềm đam mê toán học của mình cho các bạn tù.
" alt=""/>Tù nhân tốt nghiệp đại học top đầu Mỹ ở tuổi 51