Tại Việt Nam, hầu hết trường hợp mang thai ngoài 50 tuổi đều nhờ can thiệp hỗ trợ sinh sản, ít trường hợp mang thai tự nhiên.
Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội hồi tháng 7 đón thai thành công cho một sản phụ ngoài 50 tuổi quê ở Sơn La. Điều đặc biệt là trường hợp này mang thai tự nhiên, lúc phát hiện thai đã 18 tuần. Vợ chồng chị đã có 2 con gái, họ cũng đã lên chức ông bà ngoại được gần 2 năm nay.
Trước đó, vào tháng 4, Bệnh viện 354 Hà Nội cũng đỡ đẻ thành công cho người phụ nữ 51 tuổi quê Bắc Kạn, đã có cháu nội. Thai phụ này vì thấy bất thường trong bụng, cảm giác có “động đậy”, đi khám thì phát hiện thai đã ở tuần thứ 22.
Theo các bác sĩ, phụ nữ mang thai và sinh đẻ khi đã lớn tuổi đối diện nhiều nguy cơ như tiền sản giật, tiểu đường. Mẹ càng lớn tuổi, nguy cơ con bị dị tật bẩm sinh, chậm phát triển cũng tăng theo.
Ở Việt Nam, năm 2017, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội công bố lần đầu tiên ở Việt Nam có người phụ nữ sinh con tuổi 60. Năm 2021, Bệnh viện Phụ sản tỉnh Thanh Hóa giúp người phụ nữ 61 tuổi ở huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) làm mẹ, chồng bà năm đó 68 tuổi. Đầu tháng 6, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cũng đón thành công bé gái 3,1kg là con của cặp vợ chồng vợ 60 tuổi, chồng 63 tuổi. Cả 3 trường hợp đều có con nhờ thụ tinh trong ống nghiệm.
Rươi được nhiều bà nội trợ mua về làm các món như chả rươi, rươi rang muối, rươi kho riềng. Người ta coi đây là đặc sản vì ngoài hương vị ngon, rươi chỉ xuất hiện ngắn ngày, theo mùa vụ. Tuy nhiên, rươi cũng là thực phẩm gây sợ hãi cho nhiều người.
Rươi có hàm lượng đạm giống như lươn, chạch, có tác dụng chống oxy hóa. Protein trong rươi dễ hấp thụ hơn trong thịt. Trong 100g rươi có 82% nước, 14% protein, 4% lipid. 100g rươi cung cấp khoảng 90 calo cao hơn so với các thực phẩm thường dùng khác. Nhiều người dùng rươi để tẩm bổ.
Trong Đông y, rươi còn là bài thuốc chữa một số bệnh như suy nhược cơ thể, suy giảm miễn dịch. Dược tính của rươi có tác dụng nhiều hơn khi dùng chung vỏ quýt. Vì vậy, làm chả rươi người dân sử dụng thêm vỏ quýt.
Vỏ quýt có tính ấm, vị cay, mùi thơm. Tinh dầu trong vỏ quýt có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn E. coli, Salmonella có thể nhiễm từ môi trường sống của rươi. Vi khuẩn này gây kích ứng cho cơ thể, tiêu chảy, ngộ độc. Vỏ quýt cũng giúp cho hệ tiêu hóa thông khí, làm ấm dạ dày. Tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng lượng vỏ quýt vừa đủ, nếu dùng nhiều có thể khiến món ăn bị đắng, hăng.
Những người không nên ăn rươi
Theo lương y Sáng, rươi ngon nhưng không phải là món ăn dành cho tất cả mọi người. Những nhóm người sau đây không nên ăn rươi.
Thứ nhất, người có cơ địa dị ứng tôm cua, mực, nhộng, phấn hoa cẩn trọng khi ăn rươi. Người từng dị ứng rươi tuyệt đối không ăn lại. Người chưa ăn rươi bao giờ nên thử ăn ít để hệ tiêu hóa thích ứng. Rươi giàu protein dễ gây dị ứng, nổi mề đay, đau đầu, choáng váng thậm chí sốc phản vệ.
Thứ hai,người có bệnh lý gan, thận, người suy thận độ 1, độ 2 nếu ăn rươi có thể làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.
Thứ ba,người đang có bệnh lý về tiêu hóa như đầy bụng, khó tiêu, mới bị ngộ độc thực phẩm cẩn trọng khi ăn rươi.
Thứ tư,người già, phụ nữ mang thai và trẻ em không nên ăn rươi. Do rươi gây khó tiêu, protein của rươi khác với trong thịt, cá thông thường. Rươi còn dễ nhiễm vi sinh vật nếu chế biến sai gây tiêu chảy, ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi mua rươi cần mua con còn sống, không ăn loại đã chết; bảo quản cấp đông đúng nhiệt độ, không bảo quản quá lâu. Rửa thật sạch, khuấy nhẹ tránh rươi dập, vỡ. Nấu nước khoảng 40-50 độ C thả rươi vào để rươi rụng lông, chân sau đó vớt ra để ráo nước rồi chế biến làm chả và các món khác.
Việt Nam hiện có khoảng 3,8 triệu người mắc đái tháo đường và con số này dự báo sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Thế giới (IDF). Đây chỉ mới là bề nổi của “tảng băng” bởi có đến 70% người mắc đái tháo đường chưa được chẩn đoán, điều trị hoặc không biết mình mắc bệnh. Điều này dẫn đến việc không theo dõi, kiểm tra, quản lý tốt đường huyết và điều trị kịp thời. Vì vậy, có đến 50% người mắc đái tháo đường tuýp 2 khi nhập viện đã có nhiều biến chứng nặng nề.
Tỷ lệ kiểm soát tốt đường huyết còn rất thấp
Theo một nghiên cứu mới đây, chỉ có 1 trên 3 người mắc đái tháo đường ở Việt Nam kiểm soát tốt mức đường huyết của mình. Đây là thực trạng đáng lo ngại, bởi đường huyết không ổn định, quá cao hoặc quá thấp đều có nguy cơ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ví dụ như hạ đường huyết hay các biến chứng liên quan đến tim, mạch máu, mắt, thận, thần kinh.
![]() |
Hạ đường huyết hay gặp nhất ở những người mắc đái tháo đường đang điều trị bằng một số loại thuốc viên tăng tiết insulin và điều trị bằng insulin. Hạ đường huyết xảy ra khi lượng đường trong máu giảm xuống dưới mức bình thường và có thể dẫn đến mờ mắt, khó tập trung, suy nghĩ lẫn lộn, nói lắp và buồn ngủ. Đường huyết ở mức thấp quá lâu có thể dẫn đến co giật, hôn mê và đôi khi gây tử vong.
Đái tháo đường còn gây nên hàng loạt các vấn đề sức khỏe như dễ bị nhiễm trùng, xơ vữa động mạch, tổn thương thận, tổn thương thần kinh, tăng nhãn áp gây mù lòa. Thống kê cho thấy gần 70% người mắc đái tháo đường tử vong do biến chứng tim mạch và khoảng 50% người mắc đái tháo đường gặp biến chứng suy thận.
Chưa hết, người mắc đái tháo đường còn có nguy cơ trầm cảm cao gấp 2 lần người bình thường do những áp lực liên quan đến việc điều trị bệnh và kiểm soát đường huyết. Ngược lại, trầm cảm khiến người bệnh không quan tâm, chăm sóc sức khỏe đúng cách, làm đái tháo đường càng trở nên khó kiểm soát và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Chú ý: Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Việc kiểm tra đường huyết thường xuyên giúp người mắc đái tháo đường nắm được tình trạng sức khỏe của mình, từ đó có ý thức tuân thủ tốt việc điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để giữ đường huyết ở mức an toàn, tránh nguy cơ phát triển biến chứng. Thông tin về chỉ số đường huyết cũng giúp bác sĩ theo dõi được tình hình bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất.
![]() |
Tuy vậy, nhiều người vẫn e ngại khi phải kiểm tra đường huyết thường xuyên. Nguyên nhân là vì phương pháp kiểm tra phổ biến hiện nay bao gồm nhiều thao tác, đòi hỏi người dùng phải chích máu ngón tay gây đau và bất tiện. Hơn nữa, phương pháp này chỉ cung cấp chỉ số đường huyết tại một thời điểm nhất định, ví dụ như chỉ số đường huyết lúc đói chứ không cho biết bức tranh chi tiết về sự thay đổi đường huyết trong ngày.
Thực tế này cho thấy, rất cần có phương thức đo và theo dõi đường huyết đơn giản, thuận tiện hơn, cung cấp nhiều thông tin hữu ích hơn cho cả người mắc đái tháo đường và bác sĩ. Đây sẽ là cơ sở để người bệnh có thể chủ động điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, vận động và bác sĩ có thể đưa ra quyết định điều trị phù hợp để kiểm soát đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng của đái tháo đường.
Hà Anh(Tổng hợp)
" alt=""/>Biến chứng đái tháo đường: Phòng ngừa cách nào?