- Thừa nhận mình sexy và quyến rũ hơn,ócTiênsexyhơnsaukhinếmquangọtđắngtìnhyêthòi tiết nhưng cô ca sĩ trẻ cũng khẳng định "sexy chưa chắc đã đẹp".
- Thừa nhận mình sexy và quyến rũ hơn,ócTiênsexyhơnsaukhinếmquangọtđắngtìnhyêthòi tiết nhưng cô ca sĩ trẻ cũng khẳng định "sexy chưa chắc đã đẹp".
Chuyến xe 0 đồng đưa mẹ con bé trai ung thư và rất nhiều gia đình khác được về quê nhà. Ảnh: An An.
Người phụ nữ lập tức điện thoại báo tin vui cho chồng và mẹ. Ở Khánh Hòa, gia đình đang mong ngóng con cháu về từng ngày mặc dù sau Tết, chị và con trai lại tiếp tục đồng hành trở lại TP.HCM điều trị.
Trở về nhà trong những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là niềm vui của chị Võ Thị Như Ý (31 tuổi). Chị là người Bình Định, vào TP.HCM sinh sống. Đường về xa xôi, từ tháng 11, chị đã đặt xe về quê với giá 800 nghìn đồng. Tuy nhiên, bé 17 tháng tuổi bị viêm phổi, hen suyễn nặng, phải nhập viện suốt 10 ngày qua. Vé xe đành phải huỷ.
Sáng 27 Tết, chị biết con được xuất viện nên vội vàng đặt xe. Lúc này giá vé đã là 1,9 triệu đồng/người nhưng lại không kịp giờ xe về. Nhiều nhà xe khác đều thông báo đã hết vé. Đường về lại xa thêm.
“Chồng tôi nghe người ta nói có chuyến xe 0 đồng về quê nên vội đi đăng ký và được hỗ trợ luôn. Bây giờ thì tôi rất mừng, vì con được khỏe mạnh xuất viện, vì được đoàn viên cùng người thân, gia đình”, chị Ý chia sẻ.
Mang Tết về cho bệnh nhi
Từ 26 Tết, những chuyến xe 0 đồng sẽ lăn bánh từ Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, đưa bệnh nhi và thân nhân về quê nhà đón Tết.
Chị Lê Thị Mai, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nét chữ xinh, cho biết hằng năm, đơn vị đều phối hợp cùng bệnh viện trong hoạt động này. Nhân viên Phòng công tác xã hội sẽ thống kê số lượng trẻ được xuất viện có nhu cầu đăng ký xe 0 đồng, phân tuyến các địa phương phù hợp để bố trí xe, trung bình có khoảng 2-3 chuyến xe/ngày. Trên xe có suất ăn miễn phí và các phần quà Tết.
Trong khi đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng xôn xao, tấp nập trong bữa ăn tất niên chiều 27 Tết. Hơn 100 bệnh nhi hào hứng tham gia bữa tiệc với những món ăn yêu thích như gà rán, khoai tây chiên, xúc xích, nước cam, sữa…
![]() | ![]() |
Tạm quên cơn đau, các con háo hức với niềm vui ngày Tết tại Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM. Ảnh: ĐH.
Khác với những bữa tiệc được lên thực đơn sẵn, lần này, Phòng Công tác xã hội đã khảo sát và lựa chọn món ăn theo nhu cầu, sở thích và tình trạng của các bệnh nhi.
Bé T.M.Q (9 tuổi, Kiên Giang) bày tỏ niềm thích thú vì sau 2 tháng nằm viện, em cũng đã được ăn lại món gà rán và nhận phong bao lì xì.
Nhìn các bé trên tay vẫn còn băng kim tiêm nhưng rộn ràng như quên đi bệnh tật, một phụ huynh không giấu được xúc động. “Từ sáng, con đã giục ba mẹ đưa xuống sân. Mấy ngày qua, nhiều hoạt động ở bệnh viện cũng làm chúng tôi cảm thấy Tết đã về”, chị nói.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng Phòng Công tác Xã hội, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, cho biết bữa cơm tất niên là hoạt động thường niên, nhưng năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn, thực đơn đặt theo nhu cầu của trẻ. Đến chiều 30 Tết, một bữa tiệc tất niên khác cũng sẽ được tổ chức riêng cho các bệnh nhi không được về quê đón Tết.
“Chúng tôi mong muốn các cháu có thể cùng dự một bữa tiệc thật vui vẻ để tạm quên đi bệnh tật. Trên hết, mong các con sớm khỏe mạnh, không phải đón Tết ở bệnh viện mà được về nhà với người thân, gia đình,” bác sĩ Khanh nói.
Dự kiến, năm nay Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM có khoảng 800 bệnh nhi phải ở lại điều trị trong ngày Tết. Do đó, nhiều hoạt động vui Xuân khác đã được triển khai để động viên tinh thần phụ huynh và giúp các con không bị thiệt thòi.
Táo mèo được người dân vùng Tây Bắc dùng ngâm thành một loại rượu có màu nâu, vị ngọt thơm đặc trưng. Khi sử dụng với liều lượng hợp lý, rượu táo mèo giúp trị bệnh viêm khớp, cao huyết áp, kích thích tiêu hóa, giúp tóc bóng mượt. Lưu ý, không nên sử dụng rượu táo mèo khi đang đói.
Bác sĩ Vũ cho hay, do táo mèo có tác dụng giảm lipid trong máu nên không hoàn toàn tốt với nam giới.
“Lipid đóng vai trò quan trọng khi tổng hợp các chất cần cho tinh hoàn sản xuất ra tinh dịch. Uống táo mèo thường xuyên có thể làm giảm sản xuất tinh trùng, giảm ham muốn của nam giới. Vì vậy, nam giới không nên dùng rượu táo mèo liên tục mà nên dùng cách ngày, hạn chế dùng nhiều một lúc”, bác sĩ Vũ lý giải.
Râu mèo
Cây râu mèo có nhiều thành phần hóa học như: orthosiphonin, một ít tinh dầu, một ít chất béo, tanin (5-6%), đường, saponin tritecpenic và một tỷ lệ khá cao muối vô cơ (chủ yếu là muối kali). Bác sĩ Vũ cho hay chỉ dùng lá hoặc cành của cây râu mèo làm thuốc.
Theo y học hiện đại, cây râu mèo có tác dụng lợi tiểu, tăng cường bài tiết nước tiểu, hỗ trợ điều trị sỏi thận, bệnh gout; giúp hạ đường huyết, chống oxy hóa, giảm đau, kháng khuẩn, chống viêm, hạ sốt, bảo vệ gan, giảm mỡ máu và chốn béo phì.
Trong y học cổ truyền, cây râu mèo có vị ngọt, hơi đắng và tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, trừ thấp, lợi tiểu. Cây râu mèo thường dùng để điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa, tiểu tiện không thông, phù thũng, sỏi thận, đau nhức xương khớp...
Nấm mèo (mộc nhĩ)
Theo y học hiện đại, mộc nhĩ có một số tác dụng như chống oxy hóa, nâng cao sức đề kháng, tăng cường khả năng giải độc phóng xạ và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư; tác dụng chống viêm; hỗ trợ chống đông máu, cải thiện thành mạch, giảm mỡ máu, ngăn chặn hình thành mảng xơ vữa và quá trình ngưng kết tiểu cầu trong các bệnh tim mạch; hỗtrợ điều trị, ngăn ngừa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang
Đối với y học cổ truyền, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, thông mạch, cầm máu, thanh nhiệt, giải độc tiêu viêm, nhuận táo, lợi trường vị,…
Mộc nhĩ trị các bệnh như lở, bền cơ, trường phong hạ huyết, tiểu ra máu, băng huyết; chữa xuất huyết, chảy máu cam, táo bón, suy nhược toàn thân, góp phần điều trị lỵ do nhiệt, đau răng, bệnh trĩ ra máu.
Bác sĩ Vũ lưu ý không dùng kết hợp mộc nhĩ với củ cải trắng, ốc bươu hay sử dụng sau khi ngâm nước quá lâu, có thể gây ngộ độc. Người viêm dạ dày mạn tính, viêm đại tràng hoặc đại tiện phân lỏng không nên sử dụng mộc nhĩ. Ngoài ra, không nên ăn quá nhiều mộc nhĩ vì có thể gây khó tiêu.