Mở đường cho thông tin di động
Kế hoạch chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định là hoạt động nằm trong Quy hoạch kho số viễn thông theo Thông tư số 22/2014 về Quy hoạch kho số viễn thông do Bộ Thông tin & Truyền Thông (TT&TT) ban hành và có hiệu lực từ 1/3/2015.
Theo nhận định của Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, việc triển khai quy hoạch kho số viễn thông trong đó có nội dung chuyển đổi mã vùng là nhu cầu bức thiết, đón đầu xu hướng bùng nổ thông tin di động, xu hướng Internet vạn vật (IoT - Internet of Things). Theo dự báo, đến năm 2050 thế giới sẽ có khoảng 50 tỷ kết nối di động.
Hiện nay phần lớn kho số được sử dụng cho thuê bao điện thoại cố định, rất ít còn lại cho thuê bao di động, trong khi số thuê bao di động đang chiếm khoảng 95% tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam. Như vậy, hiệu quả sử dụng kho số chưa cao khi mà dịch vụ điện thoại cố định suy giảm mạnh, nằm trong xu hướng chung trên thế giới. Người dùng dần chuyển sang sử dụng di động là chính.
Với việc chuyển đổi các mã vùng điện thoại cố định từ 7 đầu số (từ 2 đến 8) như hiện nay về chỉ còn đầu 2, kho số quốc gia sẽ thu lại được nhiều đầu mã để chuyển thuê bao di động từ 11 chữ số về thống nhất là 10 chữ số.
Quy hoạch kho số mới, Việt Nam sẽ có trên 500 triệu số thuê bao di động 10 chữ số cho liên lạc người với người và khoảng 1 tỷ số thuê bao di động cho liên lạc thiết bị với thiết bị để phát triển IoT. Điều này đáp ứng cho nền kinh tế số, giao thông thông minh, y tế thông minh, hệ thống điện lực thông minh... dự kiến sẽ bùng nổ thời gian tới.
Người dùng sẽ được hưởng lợi
Chuyển đổi mã vùng không ảnh hưởng đến số thuê bao cố định, đó là khẳng định của Thứ trưởng Phan Tâm.
Ví dụ, số cố định tại Hà Nội là 23456789, sau khi chuyển đổi từ mã vùng cũ (4) về mã vùng mới (24) thì số cố định đó vẫn là 23456789. Nghĩa là, khi thực hiện cuộc gọi nội hạt (từ cố định đến cố định trong cùng một tỉnh, thành phố) sẽ không có gì thay đổi.
Các cuộc gọi liên tỉnh, từ di động và từ quốc tế vào số cố định (các cuộc gọi có sử dụng mã vùng) sẽ chỉ thay mã vùng cũ (4) bằng mã vùng mới (24) khi quay số.
Thứ trưởng Phan Tâm cho biết việc chuyển đổi mã vùng điện thoại cố định phù hợp thông lệ quốc tế. |
Triển khai kế hoạch chuyển đổi mã vùng là để sau khi chuyển đổi sẽ có được một bảng mã vùng mới dễ nhớ và công bằng hơn với người sử dụng. Vì hiện nay, mã vùng các tỉnh có độ dài không đồng nhất, có tỉnh có độ dài mã vùng là 1, có tỉnh có độ dài mã vùng là 2 và thậm chí là 3. Sau khi thực hiện việc chuyển đổi mã vùng, độ dài quay số khi gọi liên tỉnh hoặc gọi từ di động đến thuê bao cố định là thống nhất trên toàn quốc, đều là 11 chữ số. Như vậy, người sử dụng dễ nhớ và ít bị nhầm lẫn.
Khi thuê bao di động 11 chữ số chuyển về 10 chữ số sẽ hạn chế SIM rác, tin nhắn rác mà chủ yếu xuất phát từ thuê bao di động 11 chữ số trong thời gian qua.
Mặt khác, khi chuyển đổi mã vùng, các tỉnh, thành phố liền kề được gom chung vào một nhóm mã vùng, mở ra cơ hội sau này khi có điều kiện có thể dễ dàng thực hiện giảm các vùng cước từ 63 vùng cước như hiện nay xuống còn khoảng 10 vùng cước. Khi đó, người dân được hưởng lợi vì các cuộc gọi trong cùng nhóm mã vùng sẽ chỉ phải trả cước nội hạt thay vì trả cước liên tỉnh như hiện nay.
Các ảnh hưởng không đáng kể với một số tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân khi phải làm lại các sản phẩm có gắn với mã vùng (ví dụ: card visit, bao bì, biển quảng cáo…), phải sửa đổi lại mã vùng cho các số đã lưu giữ trong điện thoại di động… tương tự như khi chúng ta tách hoặc sáp nhập tỉnh, thành. Tuy nhiên, tác động này cũng chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
![]() |
Người dùng sẽ được hưởng lợi từ việc chuyển đổi mã vùng. |
Ngoài ra, việc chuyển đổi mã vùng là một bước thực hiện Quy hoạch kho số viễn thông, đảm bảo tài nguyên viễn thông được sử dụng hiệu quả, góp phần cho thị trường viễn thông phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng đem lại lợi ích lâu dài cho người dân và xã hội.
T.P.
" alt=""/>Đổi mã vùng điện thoại cố định mở đường cho thông tin di động, lợi ích cho người dùngChiếc iPhone SE trên thị trường là một sản phẩm khiến chúng ta phân vân. Nó là gì? Một siêu phẩm? Một chiếc điện thoại tầm trung? Câu trả lời không rõ ràng bởi iPhone SE sở hữu những thông số đỉnh cao nhưng lại có mức giá khá khiêm tốn, chỉ 399 USD. Vậy chiếc điện thoại này là gì? Chúng ta nên xếp cho sản phẩm thuộc loại nào? Và điều quan trọng hơn là nếu bạn có thể sở hữu những thông số phần cứng tuyệt vời đến vậy, thì tại sao chúng ta lại phải mua những chiếc điện thoại khác với mức giá cao hơn?
Mức giá được đưa ra trong bài viết này sẽ để chung ở đơn vị USD, và đều là giá bán trực tiếp của nhà sản xuất tại Mỹ . Với thang tối đa 500 USD, đây là một mức giá khá cao cho một chiếc smartphone và vì vậy nhìn chung các sản phẩm có giá cao hơn con số này đều có phần cứng khá tốt. Thế nhưng những sản phẩm có mức giá dưới con số này thì sao, chúng ta hãy cùng xem...
Để bắt đầu, hãy cùng điểm lại những smartphone đáng chú ý ra đời trong năm ngoái . Trong danh sách các siêu phẩm, chúng ta có HTC 10 (699 USD), Samsung Galaxy S7/S7 Edge (694 USD +), LG G5 (688 USD), iPhone 6S (649 USD) và BlackBerry Priv (739 USD). Trong danh sách phablet, chúng ta có Samsung Galaxy Note 5 (739 USD), iPhone 6S Plus (749 USD), LG V10 (699 USD), Nexus 6P (499 USD). Cuối cùng, danh sách các sản phẩm dưới và trên 500 USD một chút bao gồm HTC One A9 (519 USD), iPhone SE (399 USD), OnePlus 2 (349 USD), Acatel Idol (249 USD), Nexus 5X (349 USD), và Moto X Pure (399 USD).
Mức giá của những sản phẩm này là rất khác nhau, với các siêu phẩm có giá từ 649,99 USD trở lên, phablet có giá từ 699,99 USD trở lên (ngoại trừ Nexus 6P), và các điện thoại tầm trung có giá từ 519 USD trở xuống nhưng đại đa phần đều có mức giá với đầu “3”. Vậy sự khác nhau là gì? Các siêu phẩm và phablet đều có giá cao hơn các sản phẩm tầm trung khoảng 100 USD. Có gì đặc biệt trong những sản phẩm này xứng đáng với 100 USD chúng ta phải bỏ ra?
Khác nhau nhưng thật ra là giống nhau
" alt=""/>Điều gì khiến một 'siêu phẩm' smartphone có giá hơn 500 USD