Trưởng ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM phân tích hơn 200 chiếc bánh su kem được xưởng sản xuất trong ngày, đóng gói riêng từng chiếc, phân phối đến cửa hàng. Bánh được người mua lấy từ cửa hàng lúc 10h (ngày 29/9), đến chiều tối mới mở tiệc. Suốt khoảng thời gian này, bánh su kem được lưu trữ trong quán cà phê của người đặt mua.
“Trong quán cà phê bật máy lạnh, thông thường cao hơn 20 độ. Đây cũng là một nguy cơ đối với bảo quản bánh su kem. Bánh mà bé 6 tuổi ăn (đã tử vong) bị 2 lần nguy cơ: để ở quán cà phê và qua đêm ở nhà trọ, không trữ lạnh. Ngộ độc xảy ra trên trẻ nhỏ, sức khỏe yếu ớt nên hậu quả nghiêm trọng hơn”, bà Lan chia sẻ suy đoán của mình.
Điểm khó khăn là thời gian lấy mẫu kiểm nghiệm quá muộn. Đêm tổ chức tiệc Trung thu là ngày 29/9 nhưng đến tận ngày 3/10, cơ quan chuyên môn mới lấy 2 bánh su kem còn dư của cư dân và bánh lưu mẫu của công ty (sản xuất ngày 29/9) đưa đi kiểm nghiệm.
Bà Lan cho rằng kết quả sẽ không chính xác 100% vì bánh su kem là loại thực phẩm ăn trong ngày. Nếu mẫu dương tính cũng khó biết bánh đã nhiễm khuẩn từ lúc xảy ra sự việc hay nhiễm vào những ngày sau đó.
Người đứng đầu Ban quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM nói thêm công ty sản xuất và cung ứng bánh su kem trong vụ việc đã trải qua 3 đợt kiểm tra trong năm 2023. Cụ thể gồm: đợt kiểm tra để thẩm định cấp lại giấy đủ điều kiện an toàn vệ sinh ngày 21/4; đợt kiểm tra khi tham gia sản xuất bánh Trung thu; đợt kiểm tra định kỳ hằng năm.
Ngày 2 và 3/10, Công an TP Thủ Đức, Công an kinh tế, Ban quản lý An toàn thực phẩm TP đã kiểm tra doanh nghiệp này vì liên quan vụ ngộ độc. Nguyên liệu sản xuất bánh su kem cũng được lấy mẫu để xét nghiệm.
"Chúng tôi sẽ xem xét thêm nhiều khía cạnh như kết quả cấy bệnh phẩm của các bệnh nhân, nhưng thực sự khó khăn. Xảy ra chuyện rất nhanh và dễ, nhưng khi đào lại nguyên nhân phải xem xét thấu đáo ở mọi hướng”, bà Lan nói.
Trao đổi với PV về việc sử dụng kháng sinh, ThS Nguyễn Trung Cấp – Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết: “Kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào đều có tác dụng phụ. Do đó, trong trường hợp cần thiết mới nên sử dụng kháng sinh. Nguyên tắc là chỉ dùng kháng sinh khi xác định nhiễm khuẩn. Còn lại, không nên lạm dụng loại thuốc này, tránh gây hại đến cơ thể”.
Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, việc phụ huynh tự ý cho con dùng kháng sinh khi không cần thiết sẽ rất nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Chẳng hạn, khi thấy con bị ốm, sốt, nhiều cha mẹ liền cho con sử dụng các loại thuốc hạ sốt, thậm chí cho uống cả thuốc kháng sinh. Việc làm này đôi khi vừa không cần thiết vừa có nguy cơ gây hại cho đứa trẻ.
![]() |
Các chuyên gia khuyến cáo, không được tự ý cho trẻ sử dụng kháng sinh để tránh gây hại cho sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa |
Bởi lẽ, đứa trẻ cần được các bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh, sau đó mới quyết định có nên dùng thuốc kháng sinh hay không. Nếu chỉ là sốt virus thông thường, không bị bội nhiễm vi khuẩn thì không cần thiết phải sử dụng kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ gây ra tình trạng kháng kháng sinh ở đứa trẻ.
Sai lầm thứ hai nhiều phụ huynh hay mắc phải là không tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng kháng sinh cho trẻ.
“Ví dụ, nhiều trường hợp, bác sĩ kê đơn dùng kháng sinh trong 5-7 ngày nhưng khi phụ huynh cho con dùng đến ngày thứ 2, thứ 3 thấy con khỏi bệnh, lập tức ngừng không cho con sử dụng thuốc nữa. Việc làm này hết sức nguy hiểm do vi khuẩn chưa được “tiêu diệt” triệt để nên đứa trẻ rất dễ tái phát bệnh và có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó điều trị hơn”, BS Nguyễn Trung Cấp phân tích.
BS Cấp cho biết thêm, cũng có trường hợp, sau khi dùng hết liều lượng kháng sinh do các bác sĩ kê đơn mà bệnh chưa khỏi, phụ huynh lại tự ý mua thuốc kháng sinh về dùng hoặc đổi sang loại thuốc khác. Điều này là không nên, phụ huynh phải đưa con đi tái khám để bác sĩ đánh giá khả năng đáp ứng của thuốc, xem xét phương án đổi thuốc hay tiếp tục sử dụng. Không nên sử dụng thuốc bừa bãi, tránh gây hại cho trẻ.
Sai lầm tiếp theo là “chậm trễ” trong việc cho trẻ sử dụng kháng sinh. Tức là, một số phụ huynh có quan niệm, dùng nhiều kháng sinh sẽ “hại người” nên thường hạn chế cho trẻ dùng. Tuy nhiên, chính lo lắng quá mức này khiến bố mẹ thường chủ quan không cho trẻ dùng kháng sinh ngay cả khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm vi khuẩn, phải sử dụng kháng sinh để ngăn chặn kịp thời. Sự chậm trễ này khiến việc điều trị cho đứa trẻ sẽ khó khăn hơn nhiều.
Do đó, BS Nguyễn Trung Cấp khuyến cáo, để kháng sinh không gây hại cho sức khỏe của trẻ, phụ huynh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ, uống đúng thuốc kê toa, đúng liều lượng, đúng thời gian và liệu trình.
Theo ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, không chỉ các bậc phụ huynh, đôi khi các bác sĩ, nhất là các bác sĩ tuyến cơ sở, nhân viên các cửa hàng thuốc cũng cho bệnh nhân dùng kháng sinh “non”, tức là chưa cần thiết phải dùng. Cụ thể, nhiều trường hợp trẻ chỉ bị ho sốt do virus hoặc bị nhiễm trùng nhẹ không cần thiết phải dùng kháng sinh, để cơ thể tự chống đỡ với vi khuẩn, tăng sức đề kháng nhưng do áp lực từ phía phụ huynh muốn con nhanh khỏi, đề phòng có biến chứng…nên nhiều bác sĩ vẫn chỉ định cho dùng kháng sinh trong việc điều trị. Việc làm này cần phải hạn chế. |
(Theo Gia đình & xã hội)
" alt=""/>bố mẹ dùng kháng sinh sai cách cho conNgay sau đó, ngày 12/3, phòng quản lý đô thị TP Nha Trang đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang vì tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng đối với công trình có yêu cầu phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng vi phạm Nghị định 139 của Chính phủ.
Kiểm tra thực tế tại đây cho thấy, căn cứ kết quả kiểm tra ngày 16/1 còn bổ sung một số hạng mục công trình tại khu đất nhà hàng khu C mở rộng (ký hiệu DV A8) có khung trụ bê tông. Hay tại khu đất khách sạn Merperle Hòn Tằm đã xây dựng phần móng.
Theo tìm hiểu của PV VietNamNet, trước đó, vào cuối năm 2019, UBND TP Nha Trang cũng đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang vì thi công xây dựng công trình KDL đảo Hòn Tằm làm thất lạc mốc giới công trình tại đảo Hòn Tằm với mức phạt là 7.500.000 đồng.
Ngoài vi phạm về trật tự xây dựng, để đánh giá tác động môi trường, Ban Quản lý Vịnh Nha Trang đã tổ chức lặn kiểm tra đáy biển. Quá trình kiểm tra, ban quản lý phát hiện vùng mặt nước phía Tây Nam đảo (thuộc phân khu phục hồi sinh thái Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang) công ty CP Hòn Tằm biển Nha Trang đang triển khai hoạt động san lấp lấn biển cải tạo mặt bằng để xây dựng.
Báo cáo gửi UBND TP Nha Trang, ông Huỳnh Bình Thái – Trưởng Ban Quản lý Vịnh Nha Trang nêu rõ: “Qua lặn kiểm tra dưới đáy biển phát hiện đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này. Đặc biệt là hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng ban đầu. Một lượng bùn đất không nhỏ theo dòng chảy tràn ra các khu vực xung quanh có nguy cơ ô nhiễm cục bộ tại khu vực vùng nước sát bờ phía Tây Nam đảo Hòn Tằm”.
Hòn Tằm là một đảo rộng hơn 110ha nằm trong vịnh Nha Trang (1 trong 29 vịnh đẹp nhất thế giới) và chỉ cách thành phố Nha Trang 7km về phía Đông Nam.
Dưới đây là toàn cảnh công trình không phép lấp đất đá lấn biển tại KDL đảo Hòn Tằm:
Nhóm PV
Việc xây dựng các công trình không phép tại KDL đảo Hòn Tằm khiến đất, đá trong quá trình san lấp đã tràn xuống biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái, hệ sinh thái rạn san hô bị hủy hoại, khó có khả năng phục hồi nguyên trạng…
" alt=""/>Toàn cảnh công trình không phép lấp đất đá lấn biển vịnh Nha Trang