Với việc chỉ có trận hòa trước Thanh Hóa, Hà Nội chỉ hơn Hải Phòng 2 điểm trên BXH nhưng hơn 1 trận chưa đá. HLV Chun tự tin nói về khả năng vô địch của đội bóng Thủ đô.
"Tôi không nghĩ trận hoà này ảnh hưởng tới chức vô địch. Toàn đội đang cố gắng chuẩn bị cho từng trận. Các đội có trụ hạng thì chúng tôi gặp nhiều về mạch tâm lý hơn. Trong 2 trận sân nhà, Hà Nội còn quyền tự quyết cho chức vô địch và chúng tôi sẽ chuẩn bị kỹ.
Tôi nghĩ là các cầu thủ luôn chiến đấu hết mình, không có thái độ chủ quan hay thiếu tôn trọng đối phương. Nếu ai có thái độ tập luyện không tốt, tôi không bao giờ cho thi đấu. Tôi nghĩ các cầu thủ gặp áp lực, tâm lý để giành ngôi vô địch. Chúng tôi còn quyền tự quyết và có khả năng vô địch 80%",HLV người Hàn Quốc tự tin nói.
Bên kia chiến tuyến, trợ lý Svetislav Tanasijevic của Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi thi đấu tốt và có kết quả hoà, nhưng Thanh Hoá cũng có thể giành chiến thắng".
" alt=""/>HLV Chun Jae Ho: Hà Nội có 80% cơ hội vô địch VNữ sinh chia sẻ, thời gian trường cho học trực tuyến từ tháng 4 năm ngoái tới giờ, cô về quê và không còn ở trên Hà Nội nữa. Tuy nhiên, vì nhà còn khá nhiều đồ, thời gian giãn cách xã hội cũng không được đi lại nên cô vẫn gửi tiền thuê nhà hàng tháng cho chủ nhà như bình thường, dù không ở.
Mặt khác, do không biết chính xác thời điểm nào trường sẽ cho đi học trực tiếp trở lại nên Ánh quyết định không trả nhà.
“Cứ mỗi tháng hơn 2 triệu tiền nhà, tới giờ là gần 1 năm nên con số cũng lên tới gần 30 triệu rồi. Từ lúc lên đại học, tiền ăn ở chi tiêu là mình tự trả, nên con số 30 triệu với một sinh viên năm 3 là khá lớn nên mình cũng rất tiếc. Tuy nhiên nhìn vào mặt tích cực thì mình rất ưng căn nhà hiện tại, và mình tin với giá đó thì không thể thuê được chỗ nào tốt như vậy”, Ánh chia sẻ.
Căn bếp trở thành chỗ trọ bất đắc dĩ
Trong khi đó, Trịnh Diệu My, sinh viên năm 4, Trường ĐH Đại Nam vừa phát hiện mắc Covid-19. Hiện nay, My đang ở cùng trọ với hai người bạn cùng trường. Việc sinh hoạt trong điều kiện cách ly cũng gặp một số bất cập.
“Vô tình trở thành F0, nhưng do diện tích chỗ trọ có hạn nên mình phải cách ly ngay trong khu bếp vỏn vẹn 10m2 của phòng trọ. Hai bạn còn lại sẽ ở phòng ngủ. Việc sinh hoạt hằng ngày khá bất tiện vì mình cách ly ở bếp, các bạn sẽ nấu ăn ở ngoài sân. Mình không thể ra ngoài nên đồ ăn hay đồ dùng thiết yếu đều phải nhờ các bạn mua hộ”.
Theo My, việc bị mắc Covid-19 cũng sẽ ảnh hưởng tới “túi tiền” eo hẹp của sinh viên.
“Do không thể đi làm và vẫn phải lo tiền sinh hoạt 3 triệu/tháng, cộng thêm chi phí thuốc khi điều trị tại nhà, tài chính đang là gánh nặng tương đối lớn với mình. Hơn nữa, mình cũng khá lo lắng khi ở chung trọ trong bối cảnh dịch Covid-19, mình và các bạn ít nhiều có tiếp xúc với nhau, nguy cơ bị lây lan là rất lớn”, My nói.
Còn với Trần Tiến Anh, sinh viên năm 3, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp, Tiến Anh chọn cách ở lại Hà Nội để học tập và làm thêm những công việc liên quan đến ngành học. Tuy nhiên, 3 tháng trở lại đây, mọi công việc đã chuyển sang hình thức online. Cũng vì thế, nguồn thu nhập của Tiến Anh không còn được như trước.
“Mình ở trọ cũng được hơn 3 năm. Mỗi tháng tiền trọ cũng khoảng 3 - 4 triệu. Mọi chi phí mình đều độc lập chi trả. Do đó, thời điểm này quả thực cũng hơi khó khăn đối với sinh viên như mình”.
Điều nam sinh mong muốn là chính quyền địa phương sẽ quan tâm hơn tới những sinh viên trên địa bàn quản lý, đồng thời các chủ nhà trọ sẽ có hình thức giúp đỡ, sẻ chia giúp sinh viên vượt qua giai đoạn khó khăn khi sống xa nhà học tập.
Huy Hoàng
" alt=""/>Sinh viên mất 30 triệu thuê trọ dù không ở ngày nàoTừng là thủ khoa trong lễ tốt nghiệp của Khoa Kiến trúc, Đại học Văn Lang, KTS Lê Hưng Trọng ra trường với một hành trang đầy tự tin. Anh gia nhập công ty thiết kế của một người thầy, không nề hà bất cứ một công việc lớn bé nào, anh coi đó là cách để học, để rèn giũa bản thân.
![]() |
Hoàn toàn trong 2 năm đầu, anh chỉ được làm ở vị trí họa viên khai triển. Cứ thế, con đường thiết kế của anh hé dần cánh cửa một cách chậm chạp. KTS Lê Hưng Trọng bắt đầu được thử sức, áp dụng kiến thức tài năng của mình vào một số công trình. Vậy nhưng sau 6 năm học việc và làm nghề, bản thân Hưng Trọng vẫn loay hoay đi tìm một con đường phát triển cho riêng mình.
Tìm thấy điều mình muốn làm giữa mảnh đất thủ đô
Từ khi 18 tuổi, rời quê hương vào TP.HCM học tập và lập nghiệp, Hưng Trọng đã rất yêu mảnh đất Sài thành. Đó là nơi cho anh kiến thức, trải nghiệm cuộc sống, kinh nghiệm làm việc nhưng Hà Nội mới là mảnh đất màu mỡ cho phép anh lớn mạnh và gặt hái thành công.
![]() |
Năm 2012 sau khi công ty của thầy anh nhận dự án xây dựng một nhà hàng tại Hà thành, anh mới có cơ duyên đặt chân đến đây. Và càng may mắn hơn khi thiết kế của anh được chủ đầu tư lựa chọn. Vậy là anh liên tục đi đi về về giữa Nam và Bắc.
![]() |
Cũng từ đấy, Hà Nội chào đón anh với nhiều công trình lớn mà chủ yếu là về không gian dịch vụ: nhà hàng, quán cà phê. Đến bây giờ, sau 5 năm kể từ lần đầu tiên làm quen với Hà Nội, anh đã có hơn chục công trình lớn tại đất Hà thành. Anh biết chắc rằng thế mạnh của mình chính là tạo nên những khoảng không kết nối mọi người, tạo cho họ những phút giây thư giãn, tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống nhiều hơn sau một ngày mỏi mệt.
“Quên những khái niệm định sẵn về không gian”
Điều làm nên sự khác biệt trong phong cách thiết kế của anh là cách vận dụng sáng tạo từ những yếu tố cơ bản trong thiết kế. KTS Lê Hưng Trọng nói: “Ai làm nghề cũng biết đến 3 yếu tố hình thành nên một không gian là sàn, tường, trần. Sự sáng tạo bắt nguồn từ việc mình làm chủ các yếu tố đó, chỉ cần nghĩ cách làm lệch các góc, khoảng cách, thiết diện là đã tạo ra những cảm xúc khác nhau, sự mới lạ và thú vị”.
Vật liệu cũng là một cấu kiện quan trọng hình thành nên mỗi công trình. KTS Lê Hưng Trọng chia sẻ: “Bản thân anh luôn sử dụng những loại vật liệu theo xu hướng nhưng điều quan trọng là tạo tính riêng cho nó bằng cách lựa chọn vị trí khác đi, sử dụng khác đi với công năng vốn có của nó”.
![]() |
Khi được hỏi về cách tư duy để sáng tạo, Hưng Trọng cũng chẳng ngần ngại mà tâm sự: “Nhiều bạn làm thiết kế thường bị ám thị mình bởi những khái niệm sẵn có từ trước nên hạn chế tư duy sáng tạo. Cách tôi hay làm là tạm quên định nghĩa về vấn đề mình đang cần thiết kế. Ví dụ như khi thiết kế phòng khách, tôi sẽ gạt bỏ tư duy về phòng khách là phải có sofa, tivi, đèn… khi gạt bỏ lối tư duy cũ kĩ, tôi sẽ tìm được ra giải pháp mới”.
Hơn cả một kiến trúc sư, anh ấy còn có thể làm nhiều điều khác biệt
Ai cũng hỏi anh rằng tại sao thích vẽ lại không làm họa sĩ. Với anh kiến trúc là một môn nghệ thuật ứng dụng. Nó dung hòa giữa yếu tố sáng tạo, thẩm mỹ và kỹ thuật. Đẹp và không “thoát tục”, nó vẫn phục vụ cho cuộc sống con người.
Vậy nhưng anh không bó buộc tài năng của mình trong ngành kiến trúc. Anh vẫn tiếp tục vẽ khi rảnh rang, khi muốn sống chậm lại đôi chút, khi cảm thấy mình cần làm một điều gì đó ý nghĩa cho cộng đồng.
![]() |
Năm 2014 KTS Lê Hưng Trọng đã ra mắt cuốn sách tranh về Sài thành xưa. Sự ra mắt của cuốn sách khơi gợi về hình ảnh một Sài thành hoa lệ, lay động đến trái tim của hàng triệu người. Chẳng thế mà sau thành công của cuốn sách, KTS Lê Hưng Trọng còn tiếp tục mở triển lãm tranh, những ấn phẩm kèm theo để gây quỹ từ thiện.
Nét vẽ của anh có gì đó mơ màng, thần tiên chạm vào sự yếu mềm trong con tim của mỗi con người. Một cách để “giải thoát” những tâm hồn mỏi mệt, trong phút giây, mang họ ra khỏi thực tế vốn quá khắc nghiệt đời thường. Cũng dựa trên tài năng vốn có, dự án tiếp theo mà anh cùng nhiều họa sĩ trẻ sẽ cho ra mắt là cuốn sách tô màu về các nhân vật cổ tích Việt Nam. Dự án này đã được triển khai và đã ra mắt công chúng vào giữa tháng 3/2016 với tên gọi “Sắc màu cổ tích Việt Nam”.
Là một người có lối sống tích cực, nhiệt huyết, KTS Lê Hưng Trọng đại diện cho một thế hệ trẻ dám làm điều mình nghĩ và biết cách làm chủ cuộc sống của chính mình. Để theo đuổi được ước mơ, làm được và sống được với nghề không chỉ cần có sự may mắn mà quan trọng hơn cả là cần sự cố gắng nỗ lực hết mình của bản thân.
Doãn Phong
" alt=""/>KTS Lê Hưng Trọng: tìm cái mới từ việc quên đi khái niệm định sẵn