Theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay các nhà mạng di động tại Việt Nam đã ngừng cung cấp dịch vụ cho các thuê bao sử dụng máy điện thoại di động chỉ hỗ trợ công nghệ 2G không hợp quy nhập mạng mới, hướng tới việc ngắt sóng 2G từ tháng 9/2024 và dừng hẳn công nghệ 2G từ tháng 9/2026. Các nhà quản lý, nhà mạng tại Yên Bái đã và đang nỗ lực thực hiện các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu cho người dùng.
Sự chuyển đổi cần thiết
Theo Bộ Thông tin – Truyền thông, từ ngày 16/9/2024, hệ thống 2G sẽ ngừng phục vụ các thuê bao sử dụng máy điện thoại 2G-Only (điện thoại "cục gạch) và sẽ dừng hẳn công nghệ 2G từ tháng 9/2026. Việc dừng phát sóng phục vụ điện thoại 2G để chuyển sang 4G thông minh là bước ngoặt quan trọng trong phát triển hạ tầng viễn thông, là "chìa khóa” mở đến cuộc sống số, tương lai số với những tiện ích mới cho người dân. Để quá trình tắt sóng không bị ảnh hưởng đến khách hàng đang sử dụng điện thoại 2G trên địa bàn, Sở Thông tin và Truyền thông, các đơn vị viễn thông tại tỉnh Yên Bái đã tăng cường tuyên truyền và thực hiện phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu cho người dùng.
Trước đây, bà Nguyễn Thị Tươi, xã An Thịnh, huyện Văn Yên sử dụng điện thoại Nokia 105. Từ khi biết thông tin mạng 2G sắp ngừng phát sóng, bà đã chuyển sang sử dụng điện thoại có sóng 4G. Bà Tươi bộc bạch: "Lúc đầu nghĩ đổi điện thoại tôi rất ngại nhưng đến khi đổi sang điện thoại thông minh, được con cháu hướng dẫn, tôi có thể đọc tin tức trên báo mạng, gọi điện cho con cháu ở xa có hình ảnh, thấy rất nhiều tiện ích”.
Dạo quanh một số cửa hàng điện thoại di động trên địa bàn tỉnh và các sàn thương mại điện tử, khi tìm kiếm sản phẩm "điện thoại "cục gạch" hoặc "điện thoại 2G" cũng không thấy shop nào cung cấp. Một số cửa hàng di động thừa nhận dòng sản phẩm 2G đã không được nhập về Việt Nam từ khá lâu, thị trường chỉ còn các sản phẩm cũ mua bán trao đổi giữa những người dùng với nhau.
Việc sử dụng điện thoại 2G chỉ để nghe gọi và nhắn tin sẽ khiến người sử dụng không thể dùng các tiện ích thông minh, các dịch vụ công trực tuyến. Vì vậy, lộ trình tắt sóng 2G sẽ còn nhiều thời gian để người sử dụng có thể chuyển sang thiết bị thông minh, đồng thời các cơ quan chức năng cũng như các nhà mạng đã chuẩn bị các phương án hỗ trợ chuyển đổi tối ưu cho khách hàng.
Nhà mạng nỗ lực vào cuộc
Là doanh nghiệp viễn thông hàng đầu trên địa bàn tỉnh, thời gian qua cùng với đẩy mạnh truyền thông chủ trương và lộ trình tắt sóng 2G tới khách hàng thông qua các băng rôn, áp phích, tờ rơi, tin nhắn… VNPT Yên Bái đã thực hiện ưu đãi tặng 30GB Data cho các khách hàng trải nghiệm dịch vụ khi đổi sang sử dụng máy điện thoại 4G; miễn phí đổi SIM 4G cho người dân.
Cùng với đó, VNPT phối hợp cùng chuỗi hệ thống cửa hàng Thế giới di động và tại các điểm giao dịch của VNPT trên địa bàn trợ giá khách hàng và dành tặng thêm các quà tặng giá trị khác khuyến khích người dân khi chuyển đổi từ máy 2G sang máy 4G.
Là huyện vùng cao có trên 98% là đồng bào dân tộc thiểu số, huyện Mù Cang Chải có tỷ lệ cao người dân vẫn dùng điện thoại đen trắng. Thời gian qua, chúng tôi đã tích cực tuyên truyền tới người dân về lộ trình về ngừng sóng 2G để mua, chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại 4G trước 31/8/2024. Đồng thời, thông báo người dân đến các điểm giao dịch, cửa hàng ủy quyền lớn của VinaPhone trên địa bàn để được hỗ trợ giá mua máy và đổi miễn phí sim 4G Bà Hà Phương Chi - Giám đốc kinh doanh VNPT địa bàn huyện Mù Cang ChảiVinaphone truyền thông về việc ngắt sóng 2G.
Trước yêu cầu phải tắt sóng mạng 2G, là nhà mạng tiên phong trong công nghệ, Viettel Yên Bái đã đẩy mạnh tuyên truyền cho người dân chuyển đổi máy điện thoại di động và chủ động nâng cấp hạ tầng vùng phủ sóng.
Chúng tôi đánh giá việc tắt sóng 2G là chủ trương rất đúng đắn, phù hợp với xu thế cũng như mong muốn của các nhà mạng và nhu cầu của khách hàng, xã hội trong giai đoạn hiện nay. Để thay đổi thói quen của người dân, thời gian qua, các nhân viên của Viettel Yên Bái thường xuyên có mặt tại các địa phương trong tỉnh để tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích và hỗ trợ người dân chuyển từ sóng 2G sang 4G. Ngoài ra, Viettel có nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng, nhất là đối tượng nghèo và cận nghèo khi nâng cấp điện thoại sóng 2G lên 4G. Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền - Phó Giám đốc khách hàng cá nhân của Viettel Yên BáiViettel đang đồng hành với khách hàng trong quá trình "lên đời” điện thoại 4G thông qua nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho thuê bao. Trong đó, đã triển khai các điểm hỗ trợ chuyển đổi máy 4G tại 9/9 huyện và hỗ trợ tận xã, thôn, bản cùng nhiều chương trình ưu đãi để khuyến khích khách hàng chuyển đổi máy từ 2G lên 4G như: trợ giá 50% nhiều dòng máy, ưu đãi giá máy dành cho hộ nghèo, cận nghèo; miễn phí máy 4G cho khách hàng khi đăng ký các gói trả trước/trả sau của Viettel dài kỳ; tặng miễn phí các gói Data 4G trong 1 tháng cho khách hàng; miễn phí đổi sim 4G, miễn phí xem TV360 cho khách hàng và chuẩn hóa thông tin thuê bao chính chủ miễn phí…
Lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam
Tắt sóng 2G được xem là cuộc cách mạng để thúc đẩy chính phủ điện tử, kinh tế số, xã hội số… một cách nhanh chóng và cũng là động lực quan trọng đưa Việt Nam phát triển nhanh và mạnh hơn. Đây cũng là xu hướng tất yếu trong sự phát triển của công nghệ di động. Mạng 2G đã quá lạc hậu và không thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dùng về tốc độ truyền dữ liệu và khả năng truy cập Internet. Tắt sóng 2G cũng sẽ giúp các nhà mạng tập trung nguồn lực để phát triển các công nghệ mạng 4G và 5G mới hơn.
Có thể khẳng định, việc tuyên truyền tắt sóng 2G và chính sách hỗ trợ người dân chuyển đổi sang sử dụng máy điện thoại 4G của các nhà mạng trên địa bàn tỉnh Yên Bái mang ý nghĩa quan trọng và có tác động sâu rộng đối với xã hội. Đây là cơ hội giúp người dân tiếp cận và sử dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh." alt=""/>Tắt sóng 2G: Chìa khóa 'mở cửa' cuộc sống số cho người dân Yên BáiCụ thể, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm chế độ trực lãnh đạo, trực ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và trực ứng cứu thông tin 24/24; theo dõi sát tình hình diễn biến của thiên tai; báo cáo kịp thời tình hình hoạt động của mạng lưới và thông tin liên lạc phục vụ chỉ huy, điều hành công tác phòng, chống thiên tai và công tác tìm kiếm cứu nạn về Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Bộ TT&TT.
Cục Viễn thông được giao làm đầu mối tiếp nhận thông tin, tổng hợp tình hình diễn biến thiên tai. Cơ quan này cũng có trách nhiệm tham mưu cho lãnh đạo Bộ các phương án chỉ đạo ứng phó kịp thời, và chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động nhắn tin đến các thuê bao trong vùng ảnh hưởng của thiên tai khi có yêu cầu.
Cục Báo chí, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phát sóng, đưa tin kịp thời về dự báo, cảnh báo diễn biến của thiên tai, chỉ đạo ứng phó với thiên tai để chính quyền các cấp ở địa phương và người dân theo dõi, cập nhật thường xuyên. Trong đó, đặc biệt chú trọng đưa các tin bài cảnh báo người dân về nguy cơ diễn ra mưa lũ, sạt lở đất và phòng chống dịch bệnh có thể phát sinh do lũ, ngập lụt.
Cục Bưu điện Trung ương chịu trách nhiệm đáp ứng thông tin liên lạc bằng xe cơ động cho đoàn công tác của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai ứng phó với thiên tai khi có yêu cầu.
Với các Sở TT&TT, các việc cần ưu tiên triển khai gồm: Chỉ đạo các đài PT-TH tỉnh, thành phố, các đài truyền thanh cơ sở cập nhật bản tin dự báo thiên tai từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, tăng thời lượng và tần suất phát bản tin dự báo thiên tai để thông báo kịp thời cho người dân chủ động phòng chống; làm đầu mối chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông trên địa bàn cùng phối hợp triển khai đồng bộ các phương án ứng phó kịp thời và đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc phục vụ chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai trên địa bàn; xác định các xã bị mất liên lạc do ảnh hưởng của thiên tai để phối hợp với Cục Viễn thông chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông di động triển khai roaming giữa các mạng, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt phục vụ chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai.
Các doanh nghiệp bưu chính, viễn thông được yêu cầu tập trung triển khai ngay các biện pháp đảm bảo an toàn hệ thống thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai, lên phương án ứng cứu thông tin khi có sự cố xảy ra.
Bộ TT&TT cũng chỉ đạo các doanh nghiệp bưu chính rà soát hệ thống đường thư bưu chính, lên phương án đảm bảo an toàn thông tin bưu chính phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai. Đồng thời, trang bị đầy đủ bảo hộ an toàn lao động cho cán bộ, nhân viên đi làm nhiệm vụ ứng cứu thông tin, đảm bảo thông tin liên lạc ngoài hiện trường.
Bên cạnh việc giao nhiệm vụ cụ thể cho VNPT và Công ty Thông tin điện tử Hàng hải Việt Nam, Bộ TT&TT cũng chỉ đạo chung tất cả doanh nghiệp viễn thông phải tập trung gia cố lại nhà trạm, cột cao, cột ăng ten thuộc các hệ thống đài phát, đài thu vô tuyến, các hệ thống truyền dẫn và mạng ngoại vi có khả năng bị ảnh hưởng của thiên tai, bổ sung kịp thời các thiết bị dự phòng trên mạng lưới cho các đơn vị trên địa bàn dự kiến nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai.
Các doanh nghiệp viễn thông còn được yêu cầu phải sẵn sàng tổ chức nhắn tin cảnh báo thiên tai tới các thuê bao trên địa bàn có khả năng bị ảnh hưởng theo yêu cầu của Bộ TT&TT; sẵn sàng roaming giữa các mạng di động khi có yêu cầu.
![]() |
Ông Zhang Yuhuan (áo đen, giữa) trò chuyện với các phóng viên bên ngoài Tòa án nhân dân cấp cao Giang Tây sau khi nộp đơn đòi bồi thường cho 27 năm ngồi tù oan. Ảnh: China Daily |
Theo quy định của Trung Quốc, một người bị bắt giam nhầm có thể được nhận 346,75 NDT (gần 1,2 triệu đồng) cho mỗi ngày bị mất tự do. Tuy nhiên, chia sẻ với trang China Daily, luật sư Cheng cho rằng mức bồi thường đó là không thỏa đáng cho thân chủ của ông.
Trong đơn kiến nghị, ông Zhang khẳng định không ai đánh đổi 27 năm tự do của mình chỉ để lấy 5 - 10 triệu NDT (17 - 33 tỷ đồng). Người đàn ông này nhấn mạnh: "Nếu mức bồi thường quá thấp, nó sẽ không cho thấy công lý, không giúp giải quyết những tổn thất về tinh thần do oan sai gây ra hay ngăn chặn được việc kết án sai".
Ông Zhang cũng đòi tòa án cấp cao phải công khai xin lỗi, khôi phục danh dự và xóa bỏ những ảnh hưởng xấu do kết án sai gây ra.
Trước đó, hôm 4/8, tòa án cấp cao đã đảo ngược phán quyết ban đầu, vốn kết án tử hình Zhang vì tội cố ý giết người. Nhà chức trách giải thích, kết quả thẩm tra mới xác nhận người đàn ông 52 tuổi không phạm tội vì chuỗi bằng chứng thu được trong vụ án không đầy đủ và không có đủ căn cứ vững chắc để kết tội ông.
Ông Zhang đã được phóng thích ngay trong ngày và trở về với gia đình. Sự cố đánh dấu việc người đàn ông đến từ quận Jinxian ở thành phố Nam Xương, thủ phủ tỉnh Giang Tây này trở thành người bị tù oan lâu nhất đại lục vào thời điểm hiện tại.
Vụ án của Zhang bắt đầu năm 1993 khi thi thể của 2 bé trai được phát hiện trong một cái giếng ở Jinxian. Zhang bị nghi là kẻ gây ra thảm án và bị bắt giữ vài ngày sau đó.
Tháng 1/1995, Tòa án nhân dân trung cấp Nam Xương kết án Zhang tử hình với 2 năm ân xá về tội cố ý giết người. Điều này đồng nghĩa bản án của ông có thể được giảm xuống thành tù chung thân, nếu ông không phạm bất kỳ tội mới nào trong khoảng thời gian 2 năm.
Zhang không chấp nhận phán quyết và kháng cáo lên tòa cấp cao hơn với lý do ông bị bức cung trong khi thẩm vấn. Hai tháng sau, tòa án cấp cao trả lại hồ sơ cho tòa án cấp thấp, ra lệnh xét xử lại vì không đủ chứng cứ.
Tuy nhiên, mãi tới tháng 11/2001, quá trình xử phúc thẩm mới diễn ra. Tòa trung cấp giữ nguyên bản án ban đầu. Ông Zhang kháng cáo lên tòa cấp cao lần nữa, nhưng lần này đơn kháng cáo của ông bị bác bỏ. Sau vô số nỗ lực kháng cáo Zhang và gia đình ông, tòa cấp cao mở lại phiên xử vào ngày 9/7 và sau đó ra phán quyết trả tự do cho ông.
Tuấn Anh
Việc một số nước cho công dân nước ngoài nhập tịch thông qua đầu tư làm dấy lên lo ngại về nguy cơ tội phạm hay quan tham lợi dụng kẽ hở để biến đây thành các thiên đường trú ẩn.
" alt=""/>Bị tù oan 27 năm, đòi bồi thường gần 76 tỷ đồng