Người dân xã Hướng Đạo tích cực thực hiện chuyển đổi số. Ảnh: Dương Hà
Xác định chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng, Đảng ủy, UBND thị trấn Hợp Hòa chỉ đạo thực hiện linh hoạt nhiều giải pháp nhằm từng bước đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
Hiện tại, 100% cán bộ, công chức thị trấn đều được trang bị máy tính phục vụ công việc chuyên môn. 100% văn bản đi, đến của cơ quan được xử lý qua môi trường mạng; 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của địa phương được tiếp nhận và giải quyết trên hệ thống “một cửa” điện tử. Lãnh đạo thị trấn được cấp và ứng dụng chữ ký số phục vụ cho việc xử lý hồ sơ công việc, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin và tính xác thực.
Hướng đến xây dựng đạt chuẩn đô thị văn minh, thị trấn Hợp Hòa đã hoàn thiện Cổng thông tin điện tử trên nền tảng Zalo OA, Fanpage UBND thị trấn để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi có nhu cầu hỗ trợ, giải đáp.
Căn cứ tình hình thực tiễn tại địa phương, UBND huyện Tam Dương xây dựng và tích cực triển khai kế hoạch hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số và phát triển dịch vụ đô thị thông minh huyện Tam Dương giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Huyện tập trung tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp và người dân về chuyển đổi số. Đồng thời giao nhiệm vụ thực hiện chỉ tiêu chuyển đổi số cho thủ trưởng các phòng, ban, đơn vị và chủ tịch UBND các xã, thị trấn.
Trong đó yêu cầu thủ trưởng cơ quan, đơn vị nhận thức đầy đủ vai trò, ý nghĩa của chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế; nỗ lực học tập kiến thức, kỹ năng liên quan đến chuyển đổi số; gương mẫu, tiên phong sử dụng công nghệ thông tin trong công việc; ứng dụng tốt các nền tảng số trong hoạt động của cơ quan; nắm bắt, xử lý nhanh, hiệu quả các tình huống phát sinh trong triển khai nhiệm vụ.
Nhờ sự vào cuộc tích cực của huyện Tam Dương, đến nay công tác chuyển đổi số trên địa bàn huyện đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Xã Hoàng Lâu đầu tư hệ thống trang, thiết bị hiện đại phục vụ chuyển đối số trong hoạt động của bộ phận một cửa. Ảnh: Dương Hà
Hạ tầng mạng viễn thông truyền dẫn đã được cáp quang hóa, kết nối đến tất cả các xã, thị trấn, các thôn, tổ dân phố. Toàn huyện có 112 trạm di động; 100% cơ quan, đơn vị và UBND các xã, thị trấn được trang bị máy tính, mạng LAN, kết nối mạng số chuyên dùng của Chính phủ; 100% cán bộ, công chức cấp huyện, cấp xã (trừ viên chức ngành y tế, giáo dục) có hộp thư điện tử. Tỷ lệ ký số trên phần mềm quản lý văn bản đạt 99,99%.
Cùng với đó, nhiều ứng dụng, cơ sở dữ liệu thường xuyên được khai thác, sử dụng như danh mục thuộc nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; công báo điện tử; tài liệu lưu trữ lịch sử; hồ sơ sức khỏe cá nhân; cấp thẻ BHYT miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi...
Đến nay, 100% trường học trên địa bàn huyện giao dịch không dùng tiền mặt. Tỷ lệ người dân sử dụng thuê bao băng rộng cố định và băng rộng di động chiếm trên 85% dân số; 95,8% siêu thị mini, cửa hàng kinh doanh ứng dụng thiết bị thanh toán - POS không dùng tiền mặt; 82% cửa hàng kinh doanh có mã QR để thanh toán qua tài khoản internet banking.
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi số toàn diện, hướng đến phát triển chính quyền số, kinh tế số, huyện Tam Dương tiếp tục triển khai nhóm giải pháp, trong đó tập trung nâng cao trách nhiệm của thành viên Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện, gắn trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác này.
Tuyên truyền, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp tiếp tục khai thác, sử dụng các dịch vụ công trực tuyến. Lựa chọn những giải pháp công nghệ tiên tiến để quản lý tập trung hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung toàn huyện, đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền số, đô thị thông minh và đảm bảo an toàn thông tin.
Quan tâm, bố trí kịp thời nguồn ngân sách và tăng cường huy động nguồn xã hội hóa đầu tư, hỗ trợ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Có cơ chế ưu đãi phù hợp để khuyến khích, thu hút nguồn nhân lực phục vụ chuyển đổi số.
Từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số, phát triển đô thị thông minh, kinh tế số, xã hội số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
TheoThu Nhàn (Báo Vĩnh Phúc)
" alt=""/>Tam Dương chuyển đổi số để phát triển toàn diệnNăm nay đề Ngữ văn thi vào lớp 10 TP.HCM có 3 câu hỏi theo chủ đề: "Bức thông điệp của thời gian".
Thầy Nguyễn Phước Bảo Khôi, Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM, nhìn nhận cấu trúc đề thi năm nay có sự hoà trộn giữa đề thi năm 2019 và 2020 (theo trục chủ đề và đọc hiểu 2 văn bản).
""Chủ đề “Thông điệp của thời gian” khá hay, độ phân hoá của đề thi rất tốt. Do vậy, dự kiến kiến phổ điểm trung bình không cao, từ 6-7"".
Thầy Võ Kim Bảo, giáo viên Ngữ văn Trường THCS Nguyễn Du, cũng nhìn nhận đề thi năm nay vừa sức, không đánh đố học sinh.
"Nhìn chung đề thi không dễ, có tính phân loại rõ ràng, đặc biệt là câu hỏi số 3. Nội dung và độ khó phù hợp với học sinh lứa tuổi 15 (chủ đề thời gian).
Đề có cấu trúc và câu hỏi giống với các năm trước, điều này gần gũi với học sinh. Mặt khác, đề Ngữ văn không yêu cầu học sinh học thuộc lòng, điều này chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực" - thầy Bảo nhận xét.
Thầy Bảo cũng đưa ra dự đoán với đề thi năm nay sẽ có nhiều thí sinh đạt điểm cao, tuy nhiên phổ điểm cũng nẳm ở 6-7 điểm.
Năm 2020 (năm 2021 không thi), môn Ngữ văn thi vào lớp 10 có tỷ lệ thí sinh đạt từ 8 điểm trở lên cao nhất trong số 3 môn thi Toán- Ngoại Ngữ, Ngữ văn và chỉ có 5,76% thí sinh bị điểm dưới 5.
Mức điểm phổ biến môn Tiếng Anh có thể rơi vào khoảng 5-6
Cô Trịnh Thanh Quyên, giáo viên Trường THPT Nguyễn Du, nhận xét đề thi Tiếng Anh năm nay khá khó và có tính phân loại cao.
""Học sinh cần nắm vững nhiều kiến thức và có vốn từ mạnh để xử lí các câu hỏi khó lắt léo và để đọc hiểu phân biệt các ý chi tiết trong bài đọc.
Chỉ có khoảng 5 điểm là câu hỏi nhận biết cơ bản, 2 điểm thông hiểu, 3 điểm vận dụng và vận dụng cao. Phổ điểm chung sẽ từ 5-6"" - cô Quyên dự đoán.
Những giáo viên tổ Tiếng Anh (HocMai) cũng đánh giá đề thi có độ khó cao hơn so với đề thi năm 2020 (năm 2021 không tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 do tình hình dịch bệnh) và có tính phân hóa tương đối tốt, nhiều câu hỏi mang tính thực tiễn cao với các tình huống xã hội quen thuộc, gần gũi; cách ra đề hiện đại nhưng không xuất hiện những câu hỏi đánh đố.
Bên cạnh đó, đề thi cũng bám sát mục tiêu tuyển sinh vào lớp 10. Với đề thi này, thí sinh cần phải nắm chắc các kiến thức ngữ âm, ngữ pháp nền tảng, học sâu, hiểu kỹ bản chất, vốn từ vựng phong phú và có kỹ năng xử lý các dạng bài tốt thì mới có thể đạt điểm cao. Đề thi cũng yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn thận của thí sinh, đặc biệt đối với dạng bài viết.
Về nội dung, đề thi không chú trọng kiểm tra nhiều về các kiến thức ngữ pháp mà khai thác sâu vốn từ vựng của thí sinh và có thêm dạng bài kiểm tra về phần phát âm và trọng âm.
Về độ khó của đề, 62,5% câu hỏi ở mức độ nhận biết - thông hiểu, 37,5% câu hỏi mức độ Vận dụng - Vận dụng cao. Các câu hỏi có tính phân loại chủ yếu nằm ở dạng bài cho dạng đúng của từ, viết và đọc hiểu, ví dụ như câu số 19, 20, 24, 25, 39.
"Đề thi không có các câu hỏi quá khó nhưng để chọn được đáp án đúng cần sự tập trung cao vì độ nhiễu giữa các phương án tương đối tốt, câu hỏi được thiết kế lồng ghép nhiều kiến thức. Số lượng câu hỏi kiểm tra về từ vựng nhiều, mà từ vựng thường là điểm yếu của thí sinh khi học Tiếng Anh. Học sinh phải thật cẩn thận trong quá trình làm bài, nếu không sẽ rất dễ mất điểm.
Nhìn chung, để hoàn thành tốt bài thi này, các thí sinh cần phải nắm chắc các kiến thức cơ bản, vốn từ vựng phong phú, kỹ năng làm các dạng bài ở mức độ khá trở lên.
Với đề thi này, mức điểm phổ biến có thể sẽ rơi vào khoảng 5-6 điểm. Đề thi có thể có nhiều điểm 7-8 nhưng số điểm 9-10 thì sẽ không nhiều".
Dự kiến phổ điểm môn Toán từ 6-6,5
Với môn Toán, thầy Tuấn Anh, Trường THPT Thủ Đức nhận xét đề năm nay không quá khó, nhưng vẫn phân loại học sinh tốt do có các bài vận dụng thực tế, yêu cầu học sinh đọc hiểu, vận rộng kiến thức Toán rộng, kết hợp, để giải quyết bài toán.
""Đề thi không đơn thuần theo một dạng quen thuộc, như các câu 1, 2, 8. Nếu học sinh không có nền tảng toán tốt thì rất khó để lấy điểm từ 8 trở lên. Do đó, số bài đạt ở lân cận điểm 5 và lân cận điểm 8 sẽ nhiều nhất".
Thầy Lâm Vũ Công Chính, Trường THPT Nguyễn Du, cũng nhìn nhận đề Toán có sự phân hoá và nhìn chung là khó.
Đề có 8 câu hỏi và học sinh có thể giải quyết 4 câu đầu tương đối nhẹ nhàng. Từ câu hỏi số 5 trở đi là khó dần và sự phân hoá rõ ràng từ câu 7-8. Trong đó câu hỏi số 8 chiếm 3 điểm.
Theo thầy Chính, đề thi phân hoá này là khó với học sinh khi các em mất 1 học kỳ học online. Do vậy phổ điểm nằm ở mức 6-6,5 điểm.
>>>Chi tiết lịch thi vào lớp 10 của 63 tỉnh, thành phố
Lê Huyền - Phương Chi