Lắng nghe nhiều hơn than vãnSai lầm lớn nhất của người phụ nữ là muốn biến chồng trở thành cái "máy" tiếp thu phàn nàn của mình mọi lúc mọi nơi, trong khi đó lại không hề chịu lắng nghe chàng, khiến chàng chẳng bao giờ muốn chia sẻ về bất cứ điều gì.
Trong mối quan hệ vợ chồng, bí quyết gìn giữ hạnh phúc gia đình là hai bạn cần phải thực sự trở thành người tri kỉ, cùng nhau tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt bằng cách thường xuyên nói chuyện và lắng nghe mọi buồn vui của nhau trong cuộc sống. Chỉ khi có sự sẻ chia thì tình cảm mới luôn được duy trì giống như một ngọn lửa cứ cháy mãi vậy.
Làm phong phú cuộc sống của chính bạn
Hầu hết các đấng mày râu đều muốn người phụ nữ của họ biết cách làm phong phú cuộc sống của chính bản thân sau hôn nhân và không quá phụ thuộc vào chồng. Vì thế, hãy làm phong phú cuộc sống và trau dồi thêm kiến thức cho bản thân bằng cách đọc nhiều hơn, làm việc nhiều hơn, và theo đuổi những gì bạn thích.
Đừng khiến chồng bạn nghĩ rằng mọi thứ trong cuộc sống của bạn đều phải có anh ấy dù bằng cách này hay cách khác. Điều đó chỉ khiến anh ấy cảm thấy áp lực và nặng nề hơn mà thôi.
Ngoài ra, với thành công và những khát vọng cá nhân của mình, bạn sẽ có nhiều lý do hơn để cùng nhau ăn mừng và dành thời gian bên nhau. Và điều đó sẽ giúp bạn giữ được sự quyến rũ trong mắt anh ấy.
Không kiểm soát, ghen vừa đủ
Khi bạn kiểm soát chồng, chàng sẽ luôn cảm thấy ngột thở và khó chịu khi bị gò bó. Đó là lúc chàng thấy hối hận vì quyết định kết hôn với bạn.
Đặc biệt sự kiểm soát quá mức khiến các đấng lang quân thích tìm kiếm sự bình yên bên ngoài. Điều này khiến họ lơ là việc chăm sóc vun vén cho hạnh phúc gia đình.
Mặc dù bạn có thể đang làm đúng nhưng hành động của bạn khiến các đấng mày râu cảm thấy khó chịu và dễ gây hiểu lầm.
Một số nhà tâm lý học cho rằng, nếu bạn gây sự ức chế cho chồng mình thì hậu quả có thể anh ta sẽ quay lại kiểm soát ngược bạn như một cách để trả thù. Sự kiểm soát sẽ đẩy mâu thuẫn gia đình bạn lên và có nguy cơ làm tan vỡ hạnh phúc gia đình bạn.
Do vậy, đừng quá kiểm soát đời sống cá nhân của chồng như kiểm tra điện thoại, kiểm tra tài khoản, hay lúc nào cũng kè kè câu hỏi "anh đi đâu?", "làm gì?" với chồng, hãy để anh ấy có thế giới của mình và thấy được bạn tin tưởng anh ấy như thế nào.
Ghen là dư vị của tình yêu nhưng quá liều sẽ trở thành thuốc độc, ghen vừa đủ không quá nóng cũng đừng quá lãnh cảm, hãy thể hiện rõ ràng quan điểm hay nói bóng gió xa xôi cũng là một cách khiến anh ấy biết bạn đang ghen.
Bên cạnh anh ấy mỗi ngày
Đây là một trong những cách giữ chồng của phụ nữ thông minh đã được chị em truyền tay. Chỉ cần tinh tế một chút khi nghe chàng tâm sự, bạn sẽ nhận ra mình có thể cùng chia sẻ hoặc cùng làm điều đó với anh ấy. Nếu chồng đang xem thể thao, hãy ôm ấp anh ấy. Nếu anh đang rửa xe, hãy đưa anh một ly nước lạnh hoặc lấy miếng bọt biển và giúp anh một tay.
Mỗi khi có cơ hội, hãy hôn anh và thể hiện tình yêu. Sự gắn bó, tiếp xúc vật lý về thể xác sẽ làm vợ chồng luôn gần nhau hơn. Nếu tình cảm vợ chồng không được nuôi dưỡng đúng cách, nó sẽ mang lại sự đơn điệu trong hôn nhân.
Quyến rũ nơi phòng the
Chuyện phòng the là phần quan trọng níu chân người chồng ở lại với tổ ấm. Vì lẽ đó mà người phụ nữ khôn ngoan bao giờ cũng rất coi trọng điều này.
Họ đọc sách về tâm lý đàn ông, sắm sửa những bộ đồ ngủ quyến rũ và hơn hết, họ luôn cố gắng để làm hài lòng chồng nhiều nhất có thể.
Đàn ông vốn dĩ rất nhạy cảm. Khi người vợ thờ ơ hoặc lảng tránh chuyện phòng the, người chồng có thể nghĩ rằng điều này xuất phát từ việc vợ không còn yêu hoặc không hài lòng về mình.
Khi đó, đàn ông sẽ dễ tìm một "đối tác" khác để đổi giải khuây và vỗ về cảm giác của mình.
Để có khoảng thời gian bên nhau hạnh phúc, người vợ cũng nên sắp xếp không gian hoàn toàn chỉ dành cho hai người, không con cái, không công việc. Có như vậy, chốn the phòng mới là nơi đáng nhớ của hai người.

Bố mẹ khuyên tôi nên ly hôn người chồng chạy xe ôm gầy ốm, hôi hám
Nhiều người nói, tôi xinh đẹp, tại sao phải chung sống với một người chồng không có việc làm ổn định, hôi hám, gầy còm.
" alt=""/>Làm điều này liên tục để chồng không tơ tưởng ngoại tình
.</p><table class=)
 |
Bà Chít thẫn thờ nhìn đứa con khờ. Phía sau là di ảnh chồng con. |
Bà Chít sinh ra trong một gia đình nghèo ở vùng ven Sài Gòn. Thuở nhỏ sống với mẹ cha không được học hành, 8 tuổi, bà theo mẹ đi khắp các nẻo đường trong thành phố lượm từng mảnh phế liệu rồi dồn lại bán kiếm tiền mưu sinh. Tuổi thơ của bà đầy bất hạnh.
Cuộc sống lam lũ đã giúp bà lớn dần lên theo năm tháng. Công việc cũng theo tuổi tác trở nên nặng nề hơn. Mẹ bà già và yếu dần. Bà trở thành nguồn sống chính của cả gia đình.
Cứ thế, từ tờ mờ sáng, hai mẹ con bà đã ra khỏi nhà. Đến trưa, 2 người tìm bóng mát rồi lấy từ trong giỏ gói cơm mang theo. Bữa ăn vội vã để còn tiếp tục công việc cho đến chiều. Lúc về, hai mẹ con sẽ ghé điểm thu mua phế liệu, cân những gì tìm được và cầm về món tiền còm cõi để sống qua ngày.
Cha bà mất chưa được bao lâu, mẹ bà đi theo. Bà trở thành gái mồ côi một mình bươn chải giữa dòng đời. Thân gái dặm trường, bà vẫn tiếp tục công việc lượm ve chai để nuôi sống bản thân.
Cho đến năm 19 tuổi, một ngày nọ, trong lúc bới móc tìm kiếm phế liệu, một anh thanh niên đẩy chiếc xe hàng rong đến cạnh bà. Anh mở hộc lấy ra nào đồ thủy tinh, đồ nhựa đã cũ, đã hỏng đưa cho bà và nói, 'anh để dành cho em đó'. Bà đón nhận rồi từ đó 2 người quen nhau.
Công việc khác nhau nên trưa nào cũng thế, dưới một gốc cây to, họ cùng nhau chia sẻ từng miếng ăn, thức uống. Xong rồi ai về công việc nấy. Cứ vậy kéo dài được 6 tháng, trưa hôm ấy người thanh niên bán hàng rong nói với bà: 'Tụi mình quen nhau cũng lâu, mình cưới nhau em nhé'.
Bà sững người. Không ngờ hạnh phúc đến nhanh như vậy sao. Bà không trả lời chỉ nhìn anh e thẹn gật đầu.
Một đám cưới đơn sơ giản dị đã diễn ra. Bà không còn người thân trong khi bên chồng cũng chỉ một vài người đến dự. Bạn bè cùng lượm ve chai, cùng bán hàng rong đến chúc phúc 2 người. Bà vui lắm. Mái ấm đã hình thành, từ nay bà sẽ cố vun đắp cho tình yêu, cho hạnh phúc, cho tương lai của 2 vợ chồng.
Sau đám cưới, chồng bà đưa bà về quê ở Cần Giuộc (Long An) sinh sống. Hàng ngày, bà ở nhà lo việc nhà còn ông tiếp tục bán hàng rong...
Một kiếp người long đong
Cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ êm đềm trôi qua. Nhưng ở nhà riết cũng buồn, bà lại xách bao đi tìm phế liệu.
Phế liệu ở đây tuy không nhiều bằng ở thành phố nhưng công việc giúp bà vui hơn lại có thêm đồng ra đồng vào.
3 năm sau đứa con trai ra đời khỏe mạnh và đẹp đẽ. 'Niềm vui của gia đình nhân đôi. Có thể nói giai đoạn này gia đình tôi hạnh phúc nhất mà tôi không thể nào quên được', bà nói với chúng tôi, mắt lấp lánh niềm vui.
'Nhưng vui cũng không lâu', bà kể tiếp. 'Cách một năm sau, đứa con thứ 2 chào đời. Lần này thì buồn thật. Thằng con sinh ra không bình thường như bao đứa trẻ khác, nó bị thiểu năng. Bao nhiêu tiền của dành dụm đổ vào nó nhưng rồi cũng chẳng ăn thua gì. Ông nhà tôi buồn lắm, sa vào rượu chè.
 |
Anh Nguyễn Văn Lập 54 tuổi, người con thiểu năng của bà Chít giúp bà cạy lấy nhôm. |
Những cuộc vui suốt sáng đã làm cho sức khỏe ông suy kiệt. Đến một ngày nọ, ông về nhà trong trạng thái say khướt rồi đổ người xuống giường nằm ngủ. Giấc ngủ của ông không bao giờ thức nữa và tôi lâm vào tình trạng mẹ góa con côi'.
Một mình mang 2 con dại trong đó có một đứa khờ khạo, bà đưa chúng về Sài Gòn, thuê nhà ở ngã tư An Sương và tiếp tục lượm ve chai sinh sống. Lần này lại tái diễn cảnh mẹ con cùng làm, thằng lớn lẽo đẽo đi theo mẹ.
'Hai mẹ con tôi lượm ve chai nuôi đứa con khờ khạo trong nhiều năm. Cứ ngỡ rằng, thôi thì cuộc sống như vậy cũng được rồi. Thằng con lớn lên sẽ giúp tôi nhiều hơn để nuôi em nó. Có ngờ đâu, năm nó 17 tuổi, trong một lần tìm kiếm phế liệu, nó lượm được một trái lựu đạn. Nó ra bãi đất trống đập, bất ngờ lựu đạn nổ. Nó chết tại chỗ.
Sau cái chết của đứa con, tôi điếng cả người'. Kể đến đây, bà Chít đượm buồn. Ánh mắt bà nhìn ra xa nơi đứa con khờ đang giúp bà một vài việc vặt. Bà nói, 'lúc anh nó chết, nó mới 15 tuổi. Một mình tôi nuôi nó đến giờ'.
 |
Mẹ con đỡ đần nhau. |
Bà bây giờ không còn khỏe. Lưng bà đã còng. Bà không còn nấu cơm được. Đứa con khờ của bà phải làm thay nên bữa chín bữa sống. Vậy mà hàng ngày bà vẫn đi lượm ve chai. Cũng may, căn nhà bà thuê với giá 1tr/tháng từ mấy năm nay đã được chủ nhà miễn cho. Bà cho biết, mỗi ngày bà có thể kiếm được từ 40 - 50 ngàn đồng. Với số tiền đó liệu bà sẽ sống ra sao?
Chúng tôi từ giã bà ra về trong tâm trạng xót xa. Cũng một con người, sao số phận của bà lại quá hẩm hiu đến thế?

Người mẹ Sài Gòn cắt đất bán dần, một đời gồng gánh 6 con nuôi
Chị cầm nải chuối lên rồi bỏ xuống. Rồi một nải khác được chọn. Chị nói thật lớn, "con lấy nải này bà nhé". Nét mặt bà thật vui. Bà nở nụ cười một tay trao cho khách chiếc bao nhựa, một tay đón lấy tiền khách trả...
" alt=""/>Người đàn bà Sài Gòn 5 lần 'chết đi sống lại', cuối đời hẩm hiu