
Ví dụ thực tế này được Tổng Bí thư Tô Lâm đưa ra tại buổi tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng sáng 3/12.
Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải có người chịu trách nhiệm cho tình trạng lãng phí (Ảnh: Minh Châu).
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chống lãng phí, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết riêng tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực thành phố qua rà soát ban đầu đã phát hiện hơn 800 dự án có biểu hiện gây lãng phí, thất thoát.
"Vừa qua mới xử lý 3 dự án thôi, đồng chí Chủ tịch báo cáo tôi đã thu về hơn 42.000 tỷ đồng. Ví dụ này cho thấy mức lãng phí ghê gớm và yêu cầu bức thiết phải xử lý hành vi lãng phí", Tổng Bí thư nói.
Nhấn mạnh đó là nguồn lực của đất nước, của nhân dân, Tổng Bí thư chia sẻ thực trạng đất vàng để hoang hàng chục năm khiến mỗi lần đi qua rất khó chịu, rất sốt ruột. Theo ông, phải kiên quyết xử lý và dứt khoát phải có người chịu trách nhiệm cho việc đó.
Công viên hồ Phùng Khoang thuộc quận Thanh Xuân và quận Nam Từ Liêm, được khởi công từ năm 2016, đến nay vẫn bỏ hoang, là một dự án điển hình về lãng phí ở Hà Nội (Ảnh: Mạnh Quân).
Nhắc đến Hà Nội, Tổng Bí thư cho biết có hai vấn đề rất bức xúc là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông.
Theo Tổng Bí thư, giao thông từ lợi thế đã trở thành bất lợi của Hà Nội khi nhiều người không muốn đến thành phố vì đi lại mất quá nhiều thời gian.
Khẳng định Hà Nội có nhiều tiềm năng phát triển và ghi nhận thành tích đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố đạt được thời gian qua, song Tổng Bí thư cũng đặt ra nhiều vấn đề cho thấy tồn tại của Hà Nội.
"Làm sao Hà Nội giữ được nét thanh lịch, văn minh, văn hiến trong bối cảnh hiện nay? Làm sao để có bầu không khí trong lành khi hàng ngày dự báo thời tiết nói không khí Hà Nội xấu và rất xấu? Làm sao để có an toàn thực phẩm? Làm sao để giao thông bớt ùn tắc, để sông Tô Lịch trở thành dòng sông thơ của Hà Nội?", Tổng Bí thư đặt vấn đề.
Để đi tìm câu trả lời, theo ông, không chỉ có trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền Hà Nội mà còn có trách nhiệm của mọi tầng lớp, người dân thủ đô nói riêng và cả nước nói chung.
Nhân đây, Tổng Bí thư cũng nhắc đến khiếm khuyết của thành phố liên quan cơn bão số 3, khi hàng nghìn cây đổ đã cho thấy lỗ hổng trong công tác quản lý đô thị của chính quyền thủ đô.
"Tại sao không cắt tỉa cây trước mùa bão? Tại sao chủ quan trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống bão lụt? Tại sao không có những giải pháp kịp thời trong các tình huống khẩn cấp? Tại sao cây đổ cả tuần rồi không dọn dẹp?", Tổng Bí thư nêu câu hỏi.
Theo ông, cây đổ cản trở giao thông, gây mất mỹ quan thành phố nên phải thu dọn ngay, cả tuần không xong rất sốt ruột.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng sau kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (Ảnh: Minh Châu).
Nêu ra nhiều vấn đề bất cập, song Tổng Bí thư nhấn mạnh mong từng người dân thủ đô kề vai sát cánh, chung sức đồng lòng xây dựng Hà Nội tươi đẹp, thân thương, để "dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội".
Trả lời ý kiến cử tri về cải cách thủ tục hành chính, Tổng Bí thư quán triệt tinh thần phải tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân. Ông dẫn chứng căn cước điện tử hiện nay giúp người dân thuận lợi trong nhiều giao dịch, chỉ cần cầm điện thoại có thể làm thủ tục đi máy bay, vay tiền, rút tiền.
Nhắc đến thực tế trước đây người dân đi làm hộ chiếu phải xếp hàng từ 5h sáng, đến khi tới lượt chỉ vì thiếu giấy tờ lại phải quay về và hôm sau lại xếp hàng như vậy, Tổng Bí thư cho biết thủ tục bây giờ đã đơn giản hơn rất nhiều, thậm chí ngồi nhà cũng có thể làm hộ chiếu.
Đưa ra đánh giá khái quát, Tổng Bí thư cho biết năm 2024 đã ghi nhiều dấu ấn, đạt nhiều kết quả, tạo ra "luồng gió mới" trong hầu hết lĩnh vực và tạo tiền đề cho năm 2025 để chuẩn bị tiến vào thời kỳ mới của đất nước sau Đại hội XIV.
Tổng Bí thư Tô Lâm trò chuyện với các cử tri (Ảnh: Minh Châu).
Theo Tổng Bí thư, từ một quốc gia nghèo nàn, lạc hậu, đến nay Việt Nam đã trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình, nằm trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới, top 20 nền kinh tế hàng đầu về thương mại và ngày càng có vị thế trên thế giới.
Bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên thịnh vượng của đất nước, Tổng Bí thư cho biết Ban Chấp hành Trung ương đã vạch ra một số nhiệm vụ cấp bách, trong đó có việc thực hiện tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.
Tổng Bí thư cho biết kế hoạch sắp xếp lại một số cơ quan đảng, bộ ngành của Chính phủ, ủy ban của Quốc hội và MTTQ Việt Nam sẽ hoàn thành trong quý I/2025 với tinh thần "Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng, vừa chạy vừa xếp hàng".
" alt=""/>Tổng Bí thư: Đất vàng để hoang cả chục năm, phải có người chịu trách nhiệmBộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký văn bản chỉ đạo rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị thuộc Bộ theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Bộ này có chủ trương báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định kết thúc mô hình tổng cục trực thuộc Bộ đối với Tổng cục Quản lý thị trường.
Đồng thời, Bộ nghiên cứu đề xuất sắp xếp Tổng cục Quản lý thị trường theo mô hình mới. Trước đó, tối 5/12, Tổng cục Quản lý thị trường thông báo về việc tạm dừng việc tuyển dụng công chức, viên chức.
Bộ Công Thương cũng sẽ rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức các đơn vị của Bộ theo hướng tinh gọn bộ máy bên trong để hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra kho hàng nhập lậu trên địa bàn TP Hà Nội (Ảnh: DMS).
Trên cơ sở đó, Bộ đề nghị các đơn vị khẩn trương đánh giá hoạt động và sự cần thiết duy trì tổ chức của đơn vị trên cơ sở đó đề xuất việc tiếp tục hoặc không tiếp tục duy trì đơn vị.
Trường hợp đề xuất tiếp tục duy trì đơn vị, đề nghị đề xuất phương án sắp xếp mô hình tổ chức bên trong theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trường hợp đơn vị đánh giá không cần thiết duy trì, đề nghị đề xuất phương án sắp xếp, tổ chức lại...
Bộ đề nghị các đơn vị nghiêm túc, khẩn trương thực hiện và gửi báo cáo về Bộ trước ngày 8/12.
Trước thời điểm tháng 10/2018, lực lượng quản lý thị trường hoạt động theo mô hình cấu trúc ngang bao gồm các chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương các tỉnh, thành phố với 681 đội quản lý thị trường.
Đến ngày 12/10/2018, Thủ tướng ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Theo đó, lực lượng quản lý thị trường được tổ chức lại theo mô hình tổng cục ngành dọc tập trung, thống nhất từ trung ương đến cấp huyện, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới, phù hợp với chủ trương của Đảng, Chính phủ.
" alt=""/>Bộ Công Thương dự kiến kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trườngPhiên giao dịch hôm nay (15/10), cổ phiếu QCG của Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai ghi nhận phiên tăng trần thứ 2 liên tiếp.
Mã cổ phiếu của công ty do ông Nguyễn Quốc Cường (Cường "Đô La") là Tổng giám đốc tăng kịch biên độ sàn HoSE lên 8.540 đồng/đơn vị, khớp lệnh 392.100 đồng và có dư mua giá trần tới hơn 2,1 triệu đơn vị.
Trước đó, trong phiên 14/10, QCG cũng tăng trần và khớp lệnh xấp xỉ 1,2 triệu đơn vị. QCG có chuỗi tăng giá tốt với 5 phiên tăng liên tục. Ở phiên 11/10, mã này tăng 5,51% với khớp lệnh gần 1,5 triệu đơn vị.
Diễn biến giá QCG trong một tháng qua (Nguồn: Tradingview).
Tính từ đầu tháng 10 tới nay, QCG tăng xấp xỉ 27% và hồi phục mạnh 50,35% từ mức đáy thiết lập hôm 12/8. Hồi tháng 8, cổ phiếu này bị Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE) cắt margin với lý do lỗ ròng 6 tháng theo báo cáo tài chính soát xét bán niên.
Đà tăng bất ngờ của cổ phiếu QCG diễn ra trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp dần hé lộ kết quả kinh doanh quý III.
Ngoại trừ QCG và VPH, HAR tăng trần và một số mã tăng giá tốt như TLD, KHG, NTL, VPI, phần lớn cổ phiếu bất động sản suy giảm. Nhóm Vingroup bị chốt lời và điều chỉnh gây áp lực đáng kể cho VN-Index. VHM tác động khiến VN-Index 0,74 điểm; VIC tác động 0,47 điểm và VRE tác động 0,2 điểm.
Cổ phiếu TCH tiếp tục giảm thêm 2,4% với khớp lệnh 13,7 triệu đơn vị; DIG khớp lệnh gần 25 triệu cổ phiếu, giảm 4,2%; PDR giảm 3,8% và khớp lệnh đạt 16,9 triệu đơn vị; DXG giảm 1% và khớp lệnh 17,3 triệu đơn vị.
Giao dịch tại nhóm cổ phiếu ngân hàng vẫn sôi động, trong đó VPB dẫn đầu thanh khoản, khớp lệnh cao 44,8 triệu đơn vị, tăng giá 1%. Tuy nhiên, về giá thì nhóm này lại phân hóa. Ở phía tăng, VIB khớp lệnh 11 triệu đơn vị, MSB khớp 11,3 triệu đơn vị; CTG khớp 10,6 triệu đơn vị. Phía giảm, MBB khớp 15,4 triệu đơn vị; STB khớp 12,4 triệu đơn vị; TCB khớp 14,1 triệu đơn vị và EIB khớp 15,6 triệu đơn vị.
Độ rộng thị trường hôm nay nghiêng về phía các mã giảm. Có 533 mã giảm, 12 mã giảm sàn trên cả 3 sàn, phía tăng có 264 mã và có 16 mã tăng trần.
Riêng sàn HoSE có 280 mã giảm, 105 mã tăng. Theo đó, VN-Index giảm 5,26 điểm tương ứng 0,41% còn 1.281,08 điểm; HNX-Index giảm 1,76 điểm tương ứng 0,76% và UPCoM-Index giảm 0,22 điểm tương ứng 0,23%.
Thanh khoản đạt 712,09 triệu đơn vị tương ứng 16.629,45 tỷ đồng trên HoSE và 50,96 triệu cổ phiếu tương ứng 971,47 tỷ đồng trên HNX. Thị trường UPCoM có 38,61 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 545,32 tỷ đồng.
" alt=""/>Cổ phiếu Quốc Cường Gia Lai bất ngờ nổi sóng