Cũng như trận ra quân, Đình Trọng được HLV Park Hang Seo tung vào sân từ băng ghế dự bị. Sự xuất hiện của trung vệ CLB Hà Nội giúp hàng thủ U23 Việt Nam chơi chắc chắn hơn ở những phút còn lại.Đánh giá về màn trình diễn của U23 Việt Nam, Đình Trọng cho rằng: "U23 Việt Nam bắt nhịp hơi chậm một chút, nhưng những phút về sau đội đã tập trung, kiểm soát lại thế trận và chơi tốt hơn.
 |
Trung vệ Trần Đình Trọng. Ảnh S.N |
Với cá nhận tôi, khi bước vào sân tôi luôn tập trung cao độ để thể hiện hết khả năng của mình trong trận đấu".
Còn khi nói về Jordan, trung vệ sinh năm 1997 cho rằng đối thủ đã có một hàng công biết cách gây sức ép: "Như mọi người theo dõi trận đấu cũng thấy, U23 Jordan có hàng tiền đạo rất tốt. Thực sự họ đã gây được rất nhiều khó khăn cho hàng hậu vệ U23 Việt Nam. Tôi nghĩ đó là một hàng tiền đạo chất lượng".
 |
U23 Việt Nam không còn quyền tự quyết. Ảnh S.N |
Với việc chỉ có được 2 điểm và không còn quyền tự quyết trước lượt trận cuối cùng gặp U23 Triều Tiên, U23 Việt Nam sẽ buộc phải giành được chiến thắng, đồng thời chờ đợi kết quả ở cặp đấu U23 UAE và U23 Jordan.
Dù vậy, Đình Trọng vẫn tin vào cơ hội đi tiếp bởi toàn đội chắn chơi hết sức mình: "Trận đấu tới, U23 Việt Nam tập trung cao độ. Dù là có quyền tự quyết hay không thì toàn đội cũng thể hiện một trận đấu tốt".
Cuối cùng, Đình Trọng tiết lộ đầu gối của anh đã gần như bình phục, và sẵn sàng ra sân ở trận quyết định với Triều Tiên ngày 16/1 tới.
Video U23 Việt Nam 0-0 U23 Jordan:
Huy Phong
" alt=""/>U23 Việt Nam vs U23 Triều Tiên: Đình Trọng xung trận ngay từ đầu
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều tối nay (3/8), Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị số 26 về tăng cường chỉ đạo kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ, giáo dục nghề nghiệp năm 2020.Theo đó, giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, đặc biệt là các địa phương, chịu trách nhiệm từng khâu trong quá trình.
 |
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ |
“Có thể nói kỳ thi năm nay được chuẩn bị kỹ càng, đặc biệt là phương án bảo đảm an toàn cho các thí sinh trước tình hình diễn biến dịch bệnh như hiện nay”, ông Độ nói.
Theo ông, Bộ GD&ĐT đã tham mưu, đề xuất theo hướng tổ chức kỳ thi thành 2 đợt.
Với Đà Nẵng và một số huyện, thành phố, thị xã của Quảng Nam (nơi đang thực hiện cách ly xã hội) sẽ lùi thời gian thi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp. Việc thi tốt nghiệp sẽ được tổ chức vào thời điểm thích hợp, do địa phương đánh giá, đề xuất khi tình hình dịch Covid-19 đã được kiểm soát.
Các tỉnh, thành còn lại thực hiện theo kế hoạch. Đặc biệt, bảo đảm phương án phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế như phun thuốc khử khuẩn, dùng nước rửa tay, đeo khẩu trang, thực hiện giãn cách…
Thứ trưởng GD&ĐT thông tin, trong Thông tư 2832 ngày 30/7, Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn cách thức tổ chức kỳ thi. Theo đó phân thí sinh thành 4 nhóm đối tượng.
Đối tượng thuộc diện F0 (là bệnh nhân) được xét đặc cách theo quy chế thi của Bộ. Trường hợp F1, F2 (tiếp xúc với bệnh nhân) được tổ chức thi riêng tại một điểm thi riêng, hoặc tại một phòng thi riêng của điểm thi đó.
Các trường hợp còn lại được tổ chức thi theo kế hoạch.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Độ, đến nay, Bộ GD&ĐT nhận thấy phương án cho các thí sinh thuộc đối tượng F1, F2 dừng thi và thi vào đợt thứ hai, cùng thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam là phù hợp. Bởi khi đó, các em thí sinh này đã qua 14 ngày cách ly.
Kỳ thi đợt 1 từ 8-10/8 sẽ là tất cả những thí sinh không thuộc trường hợp phải cách ly.
Liên quan đến việc xét tuyển ĐH, Bộ GD&ĐT tiếp tục có công văn chỉ đạo các trường, cơ sở giáo dục tạo điều kiện thuận lợi, có phương thức tuyển sinh để chia chỉ tiêu phù hợp cho các thí sinh thi đợt 1, đợt 2, bảo đảm quyền lợi cho các em khi xét tuyển.
Tính kỹ phương án
Liên quan đến xét đặc cách tốt nghiệp THPT, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, chúng ta phải tính kỹ vấn đề pháp lý vì trong Luật Giáo dục có nêu học sinh tốt nghiệp đã học hết chương trình THPT đủ điều kiện theo quy định thì dự thi, đạt yêu cầu thì được cấp bằng tốt nghiệp THPT.
Theo ông Dũng, chúng ta phải xem xét vấn đề này, việc xét đặc cách ảnh hưởng tới quyền lợi của thí sinh.
Đặc biệt, 42 trường của các khối ngành công an, quân đội, khối ngành sức khỏe của các trường chỉ sử dụng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Với xét đặc cách, học sinh không tiếp tục đăng ký xét tuyển CĐ và ĐH thì thuận nhưng những học sinh được đặc cách liên quan đến xét tuyển và thi tuyển vào các trường đại học thì phải cân nhắc.
Chủ nhiệm VPCP cho rằng, cần tính toán làm sao đảm bảo phòng chống dịch, đảm bảo lợi ích cho thí sinh và phụ huynh, đảm bảo đúng theo lộ trình đã định hình công tác chuẩn bị thi của Bộ và địa phương để vừa đảm bảo thi tốt, kết quả tốt đồng thời phòng chống dịch, không để lây nhiễm trong cộng đồng.
Chiều 3/8, tại phiên họp trực tuyến của thành phố Hà nội về phòng, chống dịch Covid-19, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Chử Xuân Dũng cho hay toàn thành phố có khoảng 80.000 thí sinh dự thi tại 143 điểm thi. Thực hiện hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, Hà Nội đã cho thành lập 2 phòng thi dự phòng và bổ sung cán bộ coi thi tại các điểm thi dành cho các đối tượng F2 và thí sinh có biểu hiện ho, sốt. Ngoài ra, Sở cũng thành lập điểm thi tại khu cách ly tập trung tại trường Cao đẳng Thành phố. Các nội dung liên quan đến việc hướng dẫn, Sở Y tế và Sở GD&ĐT đã hoàn chỉnh nội dung hướng dẫn theo chỉ đạo của chủ tịch UBND TP Hà Nội. |

Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu an toàn khi tổ chức thi tốt nghiệp THPT
Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020 sáng nay (3/8), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ tổ chức chu đáo, khoa học, không để sơ suất xảy ra; giao Bộ trưởng GD-ĐT quyết định kỳ thi tốt nghiệp THPT.
" alt=""/>Thứ trưởng GD&ĐT nói về phương án thi tốt nghiệp THPT trong dịch Covid
Đầu tháng 8/2019, bé Đỗ Hiền Sĩ chớm có biểu hiện đau đầu, buồn nôn. Tưởng cháu chỉ bị viêm họng như những lần trước, ông bà ngoại đưa đi khám và chích thuốc ở các cơ sở y tế tại địa phương nhưng không khỏi. Phải đến khi khám tại Bệnh viện Thành phố Cần Thơ, bé được chẩn đoán ung thư não, ngay lập tức phải chuyển lên bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM).Ông Đỗ Văn Lẹ, ông ngoại của Hiền Sĩ kể: “Sau khi mổ lần thứ nhất, các bác sĩ yêu cầu chuyển viện sang Bệnh viện Ung bướu để chữa trị, nhưng sau khoảng thời gian chạy đi chạy lại chữa trị cho cháu, chúng tôi hết khả năng đi tiếp, đành xin cho cháu về.
Ở nhà, vợ chồng tôi đưa cháu đi bốc thuốc nam, nhìn thấy khối u trên đầu cháu ngày càng to mà đau lòng. May nhờ các sư thầy trong ngôi chùa gần nhà hay tin giúp đỡ, cháu mới được đi viện điều trị”.
 |
Bé Đỗ Hiền Sĩ chật vật vì khối u lớn trên đầu. |
Sĩ vốn là đứa trẻ hoạt bát, nhanh nhẹn. Sau vài tháng nằm viện điều trị, sức khỏe con tạm ổn định, nhìn hình dáng bên ngoài của con, cùng với những lời nói ngô nghê, có phần tinh nghịch, vô ưu vô lo, khiến nhiều người đến thăm có phần thích thú.
Tuy nhiên, chẳng ai thấu hiểu được nỗi đau của ông Lẹ những ngày này. Nhiều lúc ở viện chăm cháu, ông phải thở dốc vì căn bệnh hở van tim, người mệt mỏi. Rồi có những lần bế cháu đi lấy máu xét nghiệm, đi vệ sinh, cả hai ông cháu ngã nhoài khiến đứa trẻ bị lệch ven kim truyền. Về sau, ông không dám tự bế cháu đi nữa, việc lấy máu cũng phải nhờ người đến tận giường.
 |
Căn bệnh ung thư não đã lấy đi niềm vui của Sĩ khi ngày ngày con chỉ có thể nằm một chỗ trên giường bệnh. |
Có khoảng thời gian ông Lẹ cảm thấy khủng hoảng. Hiền Sĩ bắt đầu phát bệnh đúng vào dịp nghỉ hè, mỗi lần đưa cháu đi bệnh viện, hai ông bà đều phải mang theo hai đứa nhỏ còn lại, một đứa 7 tuổi, một đứa mới 4 tuổi. Vừa lo lắng, ngóng chờ bệnh của đứa lớn, lại vừa phải trông 2 đứa nhỏ đang tuổi nghịch ngợm, cả hai ông bà đều mang hết tâm sức để chống đỡ.
Nỗi đau tuổi già, cháu lớn bị ung thư, cháu út chết đuối
Ba của Hiền Sĩ bỏ đi khi con mới 5 tuổi, em gái con lên 3. Được một thời gian, mẹ con bỏ đi lấy chồng khác, để lại 2 đứa nhỏ cho ông bà ngoại nuôi dưỡng. Rôi đến lượt dì của Hiền Sĩ cũng bỏ chồng, mang đứa con trai về gửi ông bà. Hai thân già cặm cụi làm việc, ông Lẹ đi phụ hồ, vợ ở nhà trồng vài cây đậu đũa, dưa leo để bán lấy tiền sinh hoạt hằng ngày.
Mẹ của Sĩ đi lấy chồng mới, gia đình khó khăn, mẹ chồng bị ung thư gan bị bệnh viện trả về. Vì vậy, khi con phát hiện bệnh ung thư não, mẹ con cũng chẳng thể hỗ trợ gì. Còn dì của Sĩ đi làm thuê trên thành phố, mỗi tháng gửi về cho ông bà được 1 triệu đồng chi phí sinh hoạt.
 |
Từ ngày Hiền Sĩ bị bệnh, cháu ngoại út chết đuối, ông Lẹ trở nên già nua, ốm yếu. |
Tháng 11 năm 2019, trong một lần Hiền Sĩ đang chơi cùng em nhỏ, do tranh giành đồ chơi nên Sĩ đánh em, đứa nhỏ đáng thương bỏ ra bờ nước sau nhà, đúng đợt nước lớn, lở bờ, con bị nước cuốn trôi.
“Cháu ngoại út mất thương tâm nhưng gia đình chúng tôi cũng không thể trách mắng Hiền Sĩ. Con bị bệnh, thần kinh không ổn định, có mắng, có trách con cũng chẳng thể cứu vãn được gì”, ông Lẹ rơi nước mắt.
Rồi hai ông bà chỉ có thể tự trách mình đã không trông nom cháu cẩn thận mới để xảy ra cơ sự. Chỉ vài tháng sau mất mát thương tâm, sức khỏe của ông Lẹ yếu hơn, ông thường hay thở dốc, mệt mỏi. Còn vợ của ông đã không thể đi lại để bán vài quả dưa leo, đậu đũa như trước. Ngày ngày bà ở nhà nấu ăn, giặt giũ và chăm sóc cháu gái 8 tuổi.
Đến nay, cả gia đình chỉ còn dì của Hiền Sĩ đi làm kiếm tiền, tuy nhiên, lương chỉ đủ để trả tiền thuê phòng trọ và sinh hoạt phí. Mọi sinh hoạt của 2 ông cháu Hiền Sĩ tại bệnh viện đều là nhờ từ thiện và tấm lòng hảo tâm của mọi người. Ông bà cũng đã cầm cố đất vay ngân hàng, thêm vào vay mượn của họ hàng để chữa bệnh cho cháu. Sức cùng lực kiệt, ông Lẹ không còn cách nào khác ngoài cầu mong sự giúp đỡ từ phía cộng đồng.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Bạn đọc giúp đỡ xin liên hệ phòng Công tác xã hội, Bệnh viện Ung bướu để được hướng dẫn đóng tạm ứng viện phí cho bé Đỗ Hiền Sĩ (2010, Hậu Giang); hoặc gửi trực tiếp ông Đỗ Văn Lẹ (hoặc bà Nguyễn Thị Bảy), Ấp 8, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang; Số điện thoại: 0394548973.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.048 (ủng hộ bé Đỗ Hiền Sĩ)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436" alt=""/>Ông ngoại già yếu bất lực xin cứu cháu u não hiểm nghèo