Về đến homestay, Dương bất ngờ khi cô bạn thân của mình đi chơi vẫn chưa về. Nguyệt đã không về đêm hôm đó.
Sáng hôm sau, khi Dương đang một mình thì Lâm xuất hiện và đưa cô đến một nơi có khung cảnh lãng mạn để nấu bữa sáng.
Lần đầu tiên được thưởng thức bữa sáng giữa mây núi ngút ngàn, Dương vô cùng thích thú. Thấy Dương vui vẻ, Lâm bày tỏ mong muốn sau này ngày nào cũng có thể nấu bữa sáng cho cô. Giữa khung cảnh thơ mộng núi đồi, mây trắng của Sa Pa, Lâm đã nói lời tỏ tình với Dương và được cô đồng ý.
Sau khi cùng nhau ăn sáng, Lâm đưa Dương đến buổi workshop dạy ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ em vùng cao. Trong khi Dương chăm chú dạy các bé học ngôn ngữ ký hiệu, Lâm đứng ở ngoài cửa trìu mến nhìn người yêu. Anh còn làm theo hướng dẫn của Dương khi cô dạy các bé nói “Tôi yêu bạn” bằng ngôn ngữ ký hiệu.
Sự dễ thương của Dương cũng khiến Tuấn - chàng trai phụ trách lớp học cho các bạn nhỏ vùng cao rung động. Anh thay mặt cả lớp tặng cho Dương một món quà dễ thương, đồng thời ngỏ ý đưa cô đi chơi, thăm thú cảnh đẹp ở Sa Pa. Dương cảm ơn Tuấn nhưng cô cũng từ chối khéo léo rằng mình đã có kế hoạch khác.
Việc bạn gái được người khác chú ý khiến Lâm có đôi chút ghen tuông. Tuy nhiên, trước vẻ đáng yêu của Dương, Lâm lại không thể giả vờ giận bạn gái được lâu. Lâm tiếp tục đưa Dương đi gặp Tùng và Nguyệt để cùng ăn trưa với nhau.
Nhìn thấy Nguyệt, Dương lập tức “trách móc” Tùng vì dụ dỗ Nguyệt lần đầu đi chơi qua đêm. Thấy thế, Nguyệt rất xấu hổ, liên tục chối rằng mình chỉ đi chơi xa nên nghỉ lại chứ không làm gì khác. Đúng lúc đó, Lâm nhận được một cuộc điện thoại của anh trai là Lộc. Có vẻ như Lộc đang muốn bàn chuyện gì đó với Lâm. Tuy nhiên, biết Lâm đang đi chơi nên Lộc hẹn khi nào về nhà thì gọi điện lại cho anh.
Hóa ra, Lộc đang muốn bàn với Lâm về chuyện cắm sổ đỏ nhà bố mẹ để gom tiền mua đất. Vợ Lộc bực mình vì chồng cứ muốn hỏi ý em trai, trong khi chuyện này bố mẹ đã đồng ý rồi. Vợ Lộc bảo mảnh đất đó rất có giá trị, đang nằm trong quy hoạch, do có người quen “mách nước” nên 2 vợ chồng mới biết được. Nếu cắm sổ đỏ thì chỉ cần cộng với số tiền tích góp, vay mượn thêm khoảng 2 tỷ là xong. Lúc đó 2 vợ chồng sẽ cơ hội đổi đời, được ở riêng, còn cho con trai học trường quốc tế hoặc đi du học.
Lâm vẫn chưa biết anh chị định nói gì với mình nên vẫn vui vẻ đi ăn chơi với bạn. Sau khi chính thức nhận lời Lâm, Dương càng không ngại ngùng thể hiện tình cảm công khai với người yêu. Vì là mối tình đầu nên Dương rất háo hức.
Trong tập 11, Dương đến quán café Silent để hỏi nhân viên có thấy chị Tâm - chủ quán không. Nhân viên nói rằng không nhìn thấy, nhưng sau đó lại lén lút nhắn cho chị Tâm. Dường như chủ quán cafe Silence cùng nhân viên đang có những hoạt động rất mờ ám trong vấn đề tiền nong mà Dương không hay biết.
Ông Quảng tiếp tục điều tra về Ái Phi. Biết Ái Phi là con gái lớn của nhà Đặng giới, ông Quảng lo lắng không biết Lâm đã biết được những gì trong chuyện quá khứ.
Lộc nói với Lâm về chuyện cắm sổ đỏ nhà bố mẹ đi mua đất. Lộc đang sung sướng vì có nơi trả giá cao hơn mảnh đất anh vừa chồng tiền để mua. Ngoài ra, Dương cũng bắt quả tang Tùng vào khách sạn với cô gái khác. Cô nhanh chóng chụp ảnh lại rồi gọi điện cho Lâm.
Dương sẽ phải làm gì khi chứng kiến bạn thân bị “cắm sừng”. Vụ buôn đất của Lộc liệu có “ngon nghẻ” như vợ chồng anh tưởng tượng. Đón xem các tập tiếp theo của “Chúng ta của 8 năm sau”, phát sóng thứ Hai, Ba, Tư lúc 21h40 trên kênh VTV3.
Mọi thông tin chi tiết tham khảo thêm tại:
Fanpage: https://www.facebook.com/TVAd01
Bích Đào
" alt=""/>Chúng ta của 8 năm sau tập 10: Lâm tỏ tình với Dương giữa mây núiBức ảnh so sánh ngoại hình của cô gái Hưng Yên trước và sau khi giảm cân khiến nhiều người bất ngờ. Thu Hương của hiện tại gầy gò, thiếu sức sống, không còn dáng vẻ của cô gái xinh đẹp, rạng rỡ năm nào.
Trò chuyện với phóng viên, ông Bùi Văn Dinh (sinh năm 1975) chia sẻ nhiều hơn về hoàn cảnh của con gái.
Ông Dinh cho hay, Thu Hương là con gái cả trong nhà, bên dưới có một em gái sinh năm 2011, một em trai sinh năm 2013.
Hương sinh ra và lớn lên mạnh khỏe, ít ốm vặt. 18 tuổi, cô nặng 53kg, trắng trẻo, xinh gái.
Học hết cấp 3, Hương nghỉ ngơi một thời gian rồi xin vào làm việc tại công ty may, sáng đi, tối về. Lúc này, ông Dinh nghe loáng thoáng con gái muốn giảm cân và phương pháp giảm cân của Hương là từ hạn chế đến tuyệt đối không ăn cơm, chỉ ăn rất ít đồ ăn lặt vặt.
“Ăn theo chế độ đó khoảng hơn 1 năm, Hương giảm được 5-7kg. Thấy con gầy đi thấy rõ, gia đình tôi khuyên cháu không ăn kiêng nữa, phải ăn cơm vào cho có sức nhưng cháu không nghe”, ông Dinh kể.
Vì con gái đi làm từ sáng đến tối nên ông Dinh không thể kiểm soát việc ăn uống của con. Thấy con ngày một gầy đi, ông xót ruột nhưng không có cách nào khuyên nhủ.
Năm 2021, Hương chỉ nặng khoảng 40kg. Vợ chồng ông Dinh một lần nữa yêu cầu con chấm dứt chế độ ăn kiêng, phải ăn cơm đầy đủ. Hương nói với bố: “Bố yên tâm, con vẫn nhận thức được cái nào tốt, cái nào không tốt cho mình”.
Năm 2022, trong một lần chở em đi học về, Hương bị ngã xe máy, phải vào bệnh viện đa khoa tỉnh điều trị hơn 1 tuần. Kể từ sau đó, Hương càng sút cân trầm trọng. Do sức khỏe không đảm bảo, Hương cũng phải nghỉ việc.
Thấy con gái gầy rộc, sức khỏe sa sút, vợ chồng ông Dinh đưa con đi khám ở các bệnh viện lớn. Thăm khám, làm đủ các thủ tục xét nghiệm, cuối cùng Hương được chẩn đoán không có bất cứ bệnh nền nào, chỉ bị suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Theo tư vấn của bác sĩ, gia đình ông Dinh chăm chút đến chế độ ăn của Hương, đảm bảo con gái có đủ chất dinh dưỡng. Thế nhưng, nhiều năm nay Hương không thể ăn cơm hạt, ông Dinh phải xay nhuyễn cơm cho con. Các thức ăn như rau củ, thịt cá cũng phải cắt nhỏ.
“Cháu chỉ ăn được khoảng nửa bát cơm xay, cùng một chút thức ăn. Thi thoảng, cháu ăn được kha khá nhưng không hiểu sao cơ thể không hấp thụ, vẫn gầy còm. Hiện tại, cháu chỉ nặng 18kg, cao 1m55”, ông Dinh chia sẻ.
Hương vẫn hoàn toàn tỉnh táo, minh mẫn nhưng cơ thể suy nhược, không thể tự chủ các hoạt động sinh hoạt cá nhân. Mọi việc như ăn uống, tắm rửa, đi lại đều phải nhờ bố mẹ hỗ trợ.
Cách đây không lâu, Hương chẳng may bị ngã trong lúc đi lại, bị chấn thương sọ não, phải điều trị tại bệnh viện 12 ngày. Tình trạng của con khiến ông Dinh vô cùng lo lắng
“Còn nước còn tát, khổ đến mấy cũng cố chạy chữa cho con”
Ông Dinh hiện làm thợ xây và các công việc lao động chân tay lặt vặt nhưng phải chăm sóc mẹ già gần 90 tuổi và con gái ốm đau nên không thể đi làm thường xuyên.
Vợ ông làm việc tại công ty may. Cả gia đình 6 người gần như trông cả vào mức lương 5 triệu đồng của vợ. Tiền thuốc thang, chạy chữa của con cả, tiền học hành của hai người con thứ hai, thứ ba và tiền sinh hoạt gia đình trở thành gánh nặng của vợ chồng ông Dinh.
Dẫu vậy, vợ chồng ông Dinh vẫn cố gắng chạy chữa cho con. Ông nói: “Còn nước còn tát, còn người còn của, vất vả đến mấy vợ chồng tôi cũng gắng lo cho con. Chỉ mong con sớm khỏe mạnh được như các bạn”.
Chị Bùi Thị Phượng (sinh năm 1993, hiện sống tại Sơn La) là người lên tiếng kêu gọi quyên góp cho trường hợp của Thu Hương.
Thu Hương là em gái họ bên nhà chồng của Phượng. Trước đó, chị có nghe chuyện em gái sút cân nhưng không nghĩ tình trạng nghiêm trọng đến vậy. Đến khi vô tình nhìn thấy bức ảnh mẹ chồng chụp cùng Hương, chị mới ngỡ ngàng.
“Về tận nơi thăm hỏi, nhìn thấy Hương mình chảy nước mắt. Em ấy gầy gộc, người chỉ còn da bọc xương, da trắng bệch. Mình thương em và hoàn cảnh gia đình em nên cố gắng giúp được đến đâu hay đến đấy. Hiện tại, bố mẹ Hương vẫn đang cố gắng chạy chữa cho em, chỉ mong em sớm khỏe lại”, Phượng chia sẻ.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Văn Đĩnh, trưởng thôn Đức Hòa, xã Đức Hợp, huyện Kim Động cho hay, gia đình ông Dinh không phải hộ nghèo nhưng cũng thuộc diện khó khăn. Ông Dinh phải chăm sóc mẹ già gần 90 tuổi, con gái cả mắc bệnh, con thứ hai, ba đang trong độ tuổi ăn học.
Biết hoàn cảnh gia đình ông Dinh khó khăn, ông Đĩnh từng nhiều lần đến nhà thăm hỏi nhưng ít khi gặp Thu Hương. Hiện tại, Thu Hương đang sống tại nhà bà ngoại ở xã Phú Thịnh.
"Hoàn cảnh gia đình khó khăn, dịp Tết chúng tôi xin được suất quà, trao cho mẹ của ông Dinh. Suất quà trị giá 2 triệu đồng", ông Đĩnh cho hay.
Từng học Đại học Sân khấu Điện ảnh rồi trở thành Á hậu người đẹp Hà Nội. Chắc hẳn sự nghiệp nghề báo như ngày hôm nay là điều chị chưa bao giờ nghĩ đến?
- Đúng vậy. Có thể nói đó là cơ duyên mà tôi đã đến với nghề báo.
BTV Nhật Lệ trò chuyện với PV Dân trí nhân dịp 21/6.
Ngày trước, mẹ tôi thích tôi thi vào ngành tài chính ngân hàng để sau này về làm kế toán cho một công ty, hay doanh nghiệp nào đó. Còn bố lại mong tôi học ngành điện ảnh vì theo bố con gái làm nghệ thuật cuộc sống sẽ thú vị hơn.
Tôi nghe theo định hướng của bố mẹ, sáng học ôn khối A, chiều ôn khối C cuối cùng tôi thi đỗ cả hai ngành mà bố mẹ thích.
Tôi lại đứng trước sự lựa chọn và rồi quyết định theo học trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Nhưng cuối cùng như bạn biết đấy, nghề báo chọn tôi và tôi làm truyền hình.
Tôi tin mỗi người đều có một số phận, một con đường định sẵn, chỉ cần mình chệch đi một dấu mốc nào đó thôi có thể cuộc đời, sự nghiệp của mình đã khác.
Câu chuyện ấy bắt đầu thế nào?
- Đó là thời điểm tôi chuẩn bị tốt nghiệp trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, cuối năm 1989, tôi được vợ của thầy giáo chủ nhiệm giới thiệu và giúp tôi đăng ký tham gia dự tuyển vào Đài Truyền hình Việt Nam vì nghe thông tin Đài có một đợt tuyển phát thanh viên lớn.
Nhật Lệ thời trẻ (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Cô nói đó là cơ hội nên nắm bắt, còn khuyên tôi nghề diễn viên sau này đi nhiều, rất vất vả.
Tôi nộp hồ sơ nhưng cũng không nghĩ mình sẽ thi đỗ vì đợt tuyển dụng đó chỉ chọn có 8 người, trong khi hồ sơ dự thi của tôi đã ở vị trí thứ 420.
Lúc đó, tôi còn nhớ mình phải trải qua 3 vòng thi kiến thức tổng hợp, kiểm tra giọng đọc và thử lên hình. Mỗi một vòng thi đều rất khắt khe nên giờ nghĩ lại, tôi thấy mình đúng là rất may mắn.
Chị có nghĩ nếu làm diễn viên hay làm công việc liên quan đến nghệ thuật chắc chị nổi tiếng hơn hiện tại?
- Tôi học khoa Đạo diễn - Diễn viên của trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Hồi đó 5 năm mới thi tuyển một lần. Tôi học sau khóa của nghệ sĩ Minh Hòa.
Tôi nghĩ mỗi người có một con đường riêng và tôi không tiếc nuối. Tôi thấy mình may mắn vì nghề báo đã chọn mình.
Trở lại quá khứ một chút, với danh hiệu Á hậu cuộc thi Người đẹp Hà Nội hẳn chị được chú ý nhiều hơn, nổi tiếng hơn và nhận được nhiều lời mời chụp hình quảng cáo?
- Thú thật, khi còn là sinh viên trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội cũng có một vài nơi mời tôi chụp ảnh lịch.
Sau cuộc thi thì có thêm báo, tập san và tôi còn nhớ còn chụp cho báo An ninh Thủ Đô. Hình ảnh mình được in trong những cuốn lịch treo tường ngày xưa ở các gia đình là niềm vui và hãnh diện vô cùng.
Nhắc đến Nhật Lệ, cho đến bây giờ khán giả và nhiều người vẫn nhớ đến chị là Á hậu dẫn thời sự VTV. Với chị đó là áp lực hay sự may mắn?
- Thật ra thời đó chúng tôi đi thi theo phong trào của đoàn trường thôi. Bí thư đoàn khuyến khích đi thi, còn thầy cô thì khuyến khích động viên, bạn bè trong trường còn lo đi mượn cả trang phục quần áo và mọi thứ cần có để chúng tôi tham gia cuộc thi đấy, nói chung được động viên cả về vật chất lẫn tinh thần.
Ngày đó, chúng tôi thi trong suốt mùa hè. Thi tìm hiểu về lịch sử, về đường phố đã mang tên các bậc danh nhân, các vị anh hùng dân tộc… Ngoài ra, chúng tôi còn thi nấu ăn và thi cắm hoa, giao lưu văn hóa giữa các trường Đại học với nhau rất là vui.
Sau cuộc thi, với chúng tôi đó chỉ là kỷ niệm đẹp thời sinh viên.
Nhưng không thể phủ nhận là Á hậu dẫn thời sự thì chị cũng được ưu ái và hẳn có nhiều kỷ niệm với khán giả?
- Thời đó, không chỉ có tôi mà tất cả phát thanh viên của Đài đều rất được ưu ái. Lịch của Đài còn có hình của phát thanh viên nên chúng tôi cảm thấy hạnh phúc lắm.
Nhắc đến bản tin thời sự những năm 1990, nhiều khán giả không thể quên gương mặt quen thuộc là BTV Nhật Lệ - Á hậu Người đẹp Hà Nội (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Ngày xưa Đài có hộp thư truyền hình, trong số những lá thư gửi về Đài có cả thư của khán giả gửi cho tôi. Có những lời động viên và cả những góp ý để tôi làm tốt hơn, tôi đã cất giữ như một kỷ niệm và với tôi đó là một điều rất đáng quý.
Những ngày đầu tiên lên sóng hẳn chị gặp không ít áp lực vì nhiều người vẫn nghĩ Á hậu thì chỉ có nhan sắc?
- Thực ra tôi thấy rất cảm ơn khi cuộc đời đã cho mình có một giọng đọc và một hình ảnh khi lên hình được mọi người đón nhận. Và công bằng mà nói, tôi đến với nghề truyền hình nhờ sự may mắn nhiều hơn.
Tuy nhiên, cùng với sự may mắn đó, tôi cũng phải cố gắng để làm tốt công việc của mình. Tôi nghĩ nghề nào cũng có những áp lực và khó khăn riêng, không có thử thách sẽ không có ngày vinh quang.
Là một người phát thanh viên, tôi luôn ý thức được rằng phải nỗ lực trau dồi kiến thức, thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp và tin vào điều mình nói thì mới có thể thuyết phục được khán giả.
Cùng thời với chị có NSƯT Kim Tiến, NSƯT Minh Trí, sự thành công và dấu ấn của Nhật Lệ với nghề phát thanh viên hẳn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ hai bậc tiền bối?
- Khi chúng tôi vừa thi tuyển vào Đài, chị Kim Tiến, anh Minh Trí, anh Mạnh Tường, anh Thanh Hùng đều có lịch dạy chúng tôi.
Thời điểm đó anh Minh Trí được giao chủ nhiệm lớp, còn chị Kim Tiến dạy, hướng dẫn những bài đọc chuyên sâu và các anh, chị phát thanh viên đi trước ai cũng nhiệt tình chỉ bảo cho chúng tôi phương pháp đọc cho đến cách lên hình.
Dưới sự hướng dẫn của các anh chị đi trước tôi đã học được rất nhiều bài học bổ ích và có được những kỷ niệm đáng quý.
BTV Nhật Lệ không chỉ gây ấn tượng với gương mặt đẹp mà còn vì giọng đọc ấm áp, truyền cảm (Ảnh: Nhân vật cung cấp).
Chị nghĩ sao khi mọi người gọi chị với danh xưng "phát thanh viên quốc dân"?
- Tôi không dám nhận như vậy đâu. Tôi chỉ nghĩ mình đã làm tốt công việc của mình, làm việc với tất cả tình yêu và đam mê để mong được khán giả đón nhận và yêu mến.
Hiện tại, có rất nhiều người đẹp lên sóng xuất thân là Hoa hậu, Á hậu. Chị nghĩ sao trước ý kiến cho rằng người đẹp dẫn chương trình bây giờ chỉ chú trọng hình thức mà không trau dồi kỹ thuật dẫn?
- Tôi nghĩ đó chỉ là số ít thôi. Tôi đã tiếp xúc, trò chuyện với các Á hậu, Hoa hậu dẫn các chương trình của VTV bây giờ và thấy các bạn ấy không chỉ xinh đẹp mà còn rất thông minh, năng động, vốn hiểu biết phong phú và ngoại ngữ thành thạo.
Đang dẫn thời sự, tại sao chị chọn một hướng đi khác?
- Cuối năm 2000, tôi sinh em bé thứ hai. Thời đó công việc đòi hỏi ở phát thanh viên phải có khả năng biên tập và làm phóng viên. Mới sinh con xong, tôi không có quá nhiều thời gian và cảm thấy bản thân chưa hòa nhập, đáp ứng được với một công việc năng động như vậy. Điều đó khiến tôi rất hoang mang và lo lắng.
Tôi đã đi học thêm ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhưng sau khi tốt nghiệp tôi xin chuyển sang Ban khoa giáo làm phóng viên từ năm 2002 tới tận bây giờ.
Sự lựa chọn của chị khác với nhiều người, là khi trẻ thì làm phát thanh viên, còn khi nhiều tuổi lại làm phóng viên. Có bao giờ chị nuối tiếc trước quyết định đó của mình?
- Lúc đó tôi nghĩ có lẽ mình chuyển làm phóng viên sẽ chủ động hơn về thời gian và có điều kiện được làm nhiều chương trình thú vị.
Nói chung ở lĩnh vực nào cũng có sự hấp dẫn của nó. Và khi đã chọn tôi không bao giờ nuối tiếc.
Thật khó hình dung Nhật Lệ khi lùi về hậu trường sẽ thế nào. Công việc hiện tại có mang lại cho chị nhiều niềm vui và sự nhàn nhã?
- Cũng không thể nói là nhàn nhã hơn. Mỗi chương trình, vai trò lại có điểm riêng biệt. Làm phóng viên, biên tập thì chủ động hơn về thời gian nhưng cũng có những khó khăn riêng.
Còn nếu làm thời sự lên sóng đúng giờ đúng thời điểm là bạn sẽ phải dẹp bỏ hết để lên hình.
Tôi nghĩ ở vai trò nào, công việc nào cũng có niềm vui và áp lực riêng. Bản thân mỗi chúng ta phải làm sao để niềm vui lấn át những áp lực sẽ đỡ hơn.
Ấn tượng của người khác về chị là gương mặt xinh đẹp, rất tươi tắn. Hẳn cuộc sống của chị cũng nhiều niềm vui, hạnh phúc?
- Chúng tôi có cả một đội gồm vợ chồng con cái những người bạn học đại học với nhau gọi là "Nhóm du hạ 3 Miền". Mỗi hè chúng tôi lại cùng nhau tụ tập rong ruổi, đi chơi khắp nơi và duy trì Hội cho đến bây giờ.
Phụ nữ làm báo hi sinh rất nhiều, không có nhiều thời gian dành cho gia đình, con cái. Hẳn điểm tựa của chị luôn vững chắc và hết mực thông cảm, sẻ chia với công việc của chị?
"Tôi cũng nghĩ yêu và lấy một người hài hước thì hôn nhân của mình sẽ nhiều tiếng cười".
- Bố mẹ và chồng tôi rất ủng hộ, thông cảm cho công việc của tôi. Tôi nghĩ nếu không có sự giúp đỡ ấy từ gia đình mình tôi khó có thể theo đuổi nghề báo cho tới bây giờ.
Chị có thể chia sẻ về người bạn đời của mình? Nhiều khán giả tò mò tình yêu của phát thanh viên Nhật Lệ ngày ấy như thế nào?
- Chồng tôi ngày trước là Thủ Môn cho CLB Quân đội. Một lần tình cờ, anh ấy cùng bạn vào trường tôi chơi và chúng tôi gặp rồi quen nhau, khi đó tôi đang học năm thứ hai Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội.
Tình yêu của chúng tôi thời đó giản dị, trong sáng, là những lần chở nhau trên chiếc xe đạp đi dạo bờ hồ rồi ăn kem. Nói chung cũng vui và lãng mạn.
Nghe kể thì có vẻ như ông xã là mối tình đầu của chị?
- Đúng vậy, chồng chính là mối tình đầu của tôi (cười).
Bất ngờ đấy, vì một hoa khôi của trường Sân khấu Điện ảnh Hà Nội chắc hẳn rất nhiều chàng trai theo đuổi. Cớ sao chị chỉ yêu một người rồi cưới? Hẳn ông xã phải có nhiều ưu điểm?
- Chồng tôi cũng là người ga lăng và hài hước. Ngày xưa con gái chết vì điểm đó mà. Tôi cũng nghĩ yêu và lấy một người hài hước thì hôn nhân của mình sẽ nhiều tiếng cười.
Và cuộc hôn nhân hơn 30 năm của vợ chồng chị luôn ấm êm và tràn ngập tiếng cười?
- Không hẳn là như vậy. Cuộc sống gia đình, tôi nghĩ không tránh khỏi những khi "cơm không lành, canh không ngọt" nhưng điều quan trọng là biết chia sẻ và cảm thông, chín bỏ làm mười. Đừng bao giờ nhìn cái bóng bẩy ngoài xã hội mà bê về nhà mình.