- Vợ chồng Trấn Thành - Hari Won đã có những khoảnh khắc thật ngọt ngào trong chuyến du lịch mới đây tại Đài Loan.
- Vợ chồng Trấn Thành - Hari Won đã có những khoảnh khắc thật ngọt ngào trong chuyến du lịch mới đây tại Đài Loan.
Đó là chiều ngày 20/8. Bệnh viện Chợ Rẫy báo với Bệnh viện Nhi đồng 2, có một cô gái trẻ, 25 tuổi, chết não và gia đình đồng ý hiến tạng cứu người. Quan trọng nhất là Bệnh viện Nhi đồng 2 có người nhận phù hợp.
Bệnh viện Nhi đồng 2 ngay lập tức kích hoạt báo động đỏ ngày cuối tuần, các khoa phòng nhanh chóng vào vị trí. 20h, mẹ con Tuấn có mặt để thực hiện các xét nghiệm. Đồng thời, bệnh viện huy động ngay nguồn tài trợ cộng đồng để hỗ trợ viện phí cho bệnh nhi.
Ngày hôm sau, kết quả xét nghiệm cho thấy sự thuận hợp giữa người hiến và nhận thận, ca phẫu thuật được thực hiện ngay trong chiều 21/8.
Đại đa số các ca ghép thận trẻ em trước đó thực hiện từ người cho sống (là cha mẹ, người thân của trẻ). Ê-kip có bức tranh rõ ràng thông qua thăm khám để nhận diện các hình ảnh mạch máu, phục vụ kiểm soát khi lấy và ghép thận.
Với ca ghép từ người chết não lần này, ê-kip mổ có sự tham gia của PGS.BS. Thái Minh Sâm, Bệnh viện Chợ Rẫy; bác sĩ Phan Tấn Đức và Khoa Ngoại niệu, Bệnh viện Nhi đồng 2. Sau 3h15 phút, ca ghép thận hoàn thành. Tuấn có nước tiểu ngay trên phòng mổ, lượng ngày càng tăng dần.
Kết quả siêu âm ngay sau mổ cho thấy thận tưới máu tốt, thận ghép không ứ nước. Sau 2 tuần nằm viện, Tuấn hồi phục, xuất viện và bắt đầu một cuộc sống mới. Cuộc sống của em được viết lại nhờ cuộc đời của một cô gái xa lạ.
“Tôi không biết nói gì hơn ngoài lời cảm ơn và lòng biết ơn chân thành”, mẹ Tuấn nói.
Bác sĩ Trịnh Hữu Tùng, Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cho hay, đây là ca ghép thận trẻ em thứ 23 của bệnh viện và là ca thứ 2 ghép từ người cho chết não. Ca ghép từ người cho chết não lần đầu tiên thực hiện vào năm 2018. Thận được điều phối từ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) vào TP.HCM.
“Do quãng đường dài, thời gian vận chuyển kéo dài, thận ghép bị thiếu máu quá lâu, dẫn đến ca đầu tiên bị nhiễm trùng. Lần này, thận được chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy sang nên rất thuận lợi”, bác sĩ Tùng nói.
Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM hiện là cơ sở duy nhất ở phía Nam thực hiện ghép tạng cho trẻ em, bắt đầu từ năm 2004. Tuy nhiên, đến nay số trẻ được ghép tạng rất hạn chế, không tương xứng với nhu cầu thực tế. Nguyên nhân quan trọng nhất là nguồn hiến ít, chủ yếu từ người cho sống là cha mẹ của trẻ.
Hiện nay, Luật hiến tạng tại Việt Nam chưa cho phép trẻ em dưới 18 tuổi chết não được hiến tạng.
Tiến sĩ, bác sĩ Dư Thị Ngọc Thu, Bệnh viện Chợ Rẫy nhớ lại hôm ấy, sau khi người hiến tạng được tẩm liệm, chuẩn bị về quê nhà, điện thoại chị vang lên: "Chị Thu ơi, tim bệnh nhân nhận tạng đập rồi".
" alt=""/>Cô gái trẻ hiến thận cứu sống cậu bé 15 tuổi dù chưa từng gặp mặtNhững lúc như vậy, Hạnh "uất" lắm, cảm giác như mình là loại gái đầu đường xóchợ, đang cố chòi cao yêu con trai một gia đình "vương tôn quý tộc", thành thửmới bị vặn vẹo, canh chừng đến thế.
Duy - bạn trai Hạnh đã 21 tuổi, sắp tốt nghiệp ra trường nhưng mẹ chàng vẫn ápdụng kiểu quan tâm, chăm sóc cho trẻ lên 3. Lần nào đi chơi cùng Duy, Hạnh đềumất hứng vì chứng kiến cảnh bạn trai nghe đến chục cuộc điện thoại của mẹ chỉquanh đi quẩn lại nhắc nhở: "Bao giờ con về?", "Ăn cơm nước tử tế nhé?", "Về sớmđi con"... Nếu đến 11h tối mà chưa thấy "con yêu" có mặt ở nhà, bà dội bom điệnthoại liên tục, 10-15 phút một lần cho tới khi cả Hạnh và Duy sốt ruột, chịu vềmới thôi.
Duy là đàn ông con trai nhưng mẹ chàng còn lo lắng, giữ gìn "sự trong trắng" củachàng hơn cả các cô gái. Chả thế mà chưa chính thức ra mắt, song lý lịch, tiểusử của Hạnh đều bị bà dò la từ lâu. Lúc thì có cô bạn bép xép: "Mày chết, mẹ lãoDuy vừa gọi điện cho tao hỏi chúng mày yêu nhau lâu chưa, nhà mày ở đâu, bố mẹlàm nghề gì?". Lúc lại có gã bâng quơ bóng gió: "Tối qua hai đứa đi đâu tắt máy,để mẹ tên Duy gọi cho tôi tìm loạn lên. Bà ấy cứ hỏi cái Hạnh là đứa nào, ngoanhiền tử tế không hay lại mấy đứa con gái chơi bời lăng nhăng?".
Không chỉ có vậy, mẹ Duy rất cổ hủ. Bà không hề tán thành chuyện con mình "yêusớm". Bà từng tâm sự với bạn thân con trai rằng: "Bác nghĩ thời điểm này các conchỉ nên tập trung lo học. Khi nào ra trường, đi làm tha hồ mà tìm hiểu, yêuđương. Chứ bây giờ dính vào chuyện trai gái lại ảnh hưởng đến học tập".
Chỉ bấy nhiêu thôi cũng khiến Hạnh thấy áp lực và khó chịu. Cô cằn nhằn với Duythì luôn nhận được một lời giải thích duy nhất: "Tính mẹ anh hơi khó. Nhưng chỉvì bà ấy quá lo cho anh nên mới thế! Không lẽ em bắt anh phải cấm mẹ quan tâmà?".
"Không cần thiết phải "bật" mẹ, nhưng giá như anh ấy biết góp ý đôi lời cho mẹhiểu thì tốt. Chứ cứ thế này, mình cảm thấy như đang yêu phải một đứa trẻ convậy", Hạnh chia sẻ.
Cũng trong hoàn cảnh tương tự, Thu Hiền (23 tuổi, nhân viên kinh doanh) vô cùngức chế vì yêu phải anh chàng mà mọi việc lớn nhỏ trong đời đều chịu sự chi phốicủa mẹ.
Lần đầu tiên đến nhà Thanh, Hiền đã suýt ngất khi thấy đường đường trong phòngđàn ông mà lại treo ảnh... mẹ to đùng ngã vật ở đầu giường. Hiền hỏi: "Anh yêumẹ đến thế à?" thì Thanh trả lời: "Tại mẹ anh thích thì thì kệ bà thôi!". Saunày quen nhau lâu, Hiền mới phát hiện ra rất nhiều điều mà người yêu mình phải"mặc kệ" như thế.
Từ những việc nhỏ nhặt như trong phòng, mua giường tủ loại gì, ti vi kê ở đâu,cái quạt để chỗ nào... đều một tay mẹ Thanh sắp đặt. Hay việc Thanh mặc quần áomàu gì, style nào, tóc tai để ra sao... cũng phải theo con mắt của mẹ. Có lần,Hiền trót mua cho Thanh một chiếc jeans không hợp ý "mẫu hậu", vậy là cái quầntội nghiệp ấy chỉ được trưng dụng 1 lần duy nhất rồi bị xếp xó. Hiền biết chuyệnnày do Thanh lỡ mồm hở ra: "Mẹ bảo anh hợp mặc quần âu thôi, mặc quần bò xấulắm!". Kể từ dạo ấy, Hiền bực bội tự nhủ: "Mặc xác cho mẹ con họ sắm đồ chonhau".
![]() |
Ảnh minh họa |