
“Tôi nghĩ chúng tôi sẽ nói về chuyện gia hạn (hay không) trước thời điểm hết hạn hợp đồng 3 tháng.
Vào 14/10 tới đây, tôi sẽ có tròn 5 năm gắn bó với bóng đá Việt Nam. Có những kết quả tốt, có kết quả tệ. Vì tôi dẫn dắt cả tuyển Việt Nam lẫn U23 Việt Namnên cũng gặp không ít khó khăn, có những trận đấu chồng chéo nhau”.
Thầy Parkchia sẻ thêm:“Công việc của một HLV luôn được đánh giá dựa trên kết quả. Tôi không thể nói chắc một ngày nào đó, nhưng đó sẽ là một cuộc chia tay đẹp, phải không?
Tôi không biết nó sẽ như thế nào, nhưng tôi có nghĩ về chuyện đó.
Điều mấu chốt là tôi và BHL ĐTQG Việt Nam có thực sự cần thay đổi hay không. Nếu cần thiết phải làm điều đó thì việc xa nhau là tất yếu, chuyện tôi ra đi là đương nhiên để dành cho cho người mới đến.
Sau cùng thì tình hình còn tùy thuộc vào kết quả AFF Cup 2022.
Mục tiêu của tôi là cùng tuyển Việt Nam vào đến chung kết AFF Cup diễn ra vào cuối năm và cố gắng giành chiến thắng lần nữa”.
Vị chiến lược gia 64 tuổi cho biết, ông nhớ tất cả các trận đấu kể từ khi bén duyên với bóng đá Việt Nam vào 2017 nhưng đáng nhớ nhất vẫn là U23 châu Á ở Thường Châu.
“Tôi nhớ từng trận đấu khi dẫn dắt tuyển Việt Nam và U23 Việt Nam, trong đó giải U23 châu Á 2018 tại Trung Quốc là đáng nhớ nhất.
Đó là lần cầm quân đầu tiên của tôi sau khi nhậm chức. Khi ấy, trận chung kết lạnh tới mức có tuyết rơi, điều cầu thủ chưa từng trải qua. Nhưng họ đã cố gắng hết sức và đó là kết quả đầu tiên của tôi với bóng đá Việt Nam. Tôi cũng nhớ trận thua Thái Lan tại AFF Cup năm ngoái. Tôi không quên thất bại đó”.
HLV Park Hang Seo là thầy ngoại thành công nhất với bóng đá Việt Nam. Ông đi vào lịch sử khi cùng tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup 2018, lần đầu tiên lọt vào đến vòng loại cuối World Cup 2022, giúp U23 Việt Nam vô địch 2 kỳ SEA Games liên tiếp, á quân U23 châu Á, bán kết Asian Games,…
Mai Nguyễn
" alt=""/>Vì sao HLV Park Hang Seo đề cập chuyện chia tay tuyển Việt NamVới mong muốn tạo ra một thiết bị cung cấp thông tin chính xác về các chỉ số sinh tồn cơ bản như số nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, nồng độ oxi trong máu,... và đồng thời xác định toạ độ, vị trí của người lính, đặc biệt ở những khu vực biên giới, hải đảo hẻo lánh, địa hình phức tạp, nguy hiểm,... nhóm 5 học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội) đã nghiên cứu thành công sản phẩm “Hệ thống theo dõi sức khoẻ và vị trí của người lính”.
Các thành viên của nhóm gồm Nguyễn Anh Hoàng Ân, Hoàng Xuân Long, Nguyễn Đức Phong, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Cảnh Thái. Cả 5 em đều là học sinh lớp 11A1 Lý, Trường THPT Khoa học Tự nhiên
Theo đó, tất cả những thông tin về các chỉ số sinh tồn sẽ được tổng hợp lại với một vi điều khiển, sau đó được đẩy lên máy chủ, dưới sự quản lý, theo dõi của cơ quan có thẩm quyền. Các giám sát viên và người dùng có thể truy cập trên máy tính cá nhân hoặc truy cập trên điện thoại để theo dõi, cập nhật liên tục, thường xuyên các thông tin về sức khỏe của người lính.
Nguyễn Đức Minh, thành viên phụ trách thiết kế phần mềm cho biết, nhóm vẫn đang tiếp tục cải thiện, nâng cấp, mở rộng thêm một số tính năng mới như: Theo dõi thêm các chỉ số khác về sức khỏe trên thiết bị một cách dễ dàng, chính xác hơn; thêm chức năng nhận lệnh bằng tin nhắn từ chỉ huy và có thể di chuyển đảm bảo an toàn cho đồng đội; tăng cường hệ thống bảo mật của server và hiển thị thêm các thông số về khu vực an toàn lân cận; nâng cấp chất lượng linh kiện để sản phẩm gọn nhẹ, giúp người lính thuận lợi hơn khi di chuyển trên chiến trường.
Theo các thành viên của nhóm, hệ thống theo dõi sức khoẻ và vị trí của người lính có ưu điểm vượt trội như kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường đe doạ đến sự an toàn, tính mạng của người lính để có kế hoạch hỗ trợ điều trị và giải cứu kịp thời trong mọi tình huống.
Trong trường hợp khẩn cấp (thông số ở mức báo động), chiếc còi chip trong sản phẩm sẽ được kích hoạt để báo hiệu về các vấn đề người lính đang gặp phải và dữ liệu sẽ được báo ngay tới người chỉ huy.
Sản phẩm hoàn thành cũng đã được nhóm thử nghiệm trên 10 người ở những điều kiện khác nhau. Kết quả cho thấy, thiết bị đã đạt được những mục tiêu mà nhóm đề ra như hiển thị được những thông tin sức khỏe và vị trí của người lính, đã tích hợp thêm những tính năng cơ bản phù hợp với những người lính.
Với hình thức thiết kế phù hợp, nhỏ gọn khi đeo trên bắp tay để người lính có thể di chuyển dễ dàng, thuận tiện trong các điều kiện trên chiến trường.
Chia sẻ về quá trình thực hiện nghiên cứu, Ths. Phạm Văn Khương cho biết, chỉ trong thời gian rất ngắn từ ngày 5/2 đến ngày 10/8, nhóm nghiên cứu đã thực hiện được khối lượng công việc rất lớn, từ khâu rèn luyện kỹ năng lập trình, kỹ năng thiết kế mạch điện tử, chuẩn bị các linh kiện cần thiết để hoàn thiện sản phẩm.
Nhóm đã nắm bắt được kỹ thuật lập trình bằng ngôn ngữ C, C++ để lập trình nhúng cho hệ thống sản phẩm và có khả năng viết app ứng dụng; đồng thời nhóm học sinh cũng nắm chắc được các kỹ năng thiết kế mạch điện tử và vẽ thiết kế 3D cho vỏ sản phẩm.
Sản phẩm của nhóm làm ra có tính ứng dụng và ổn định cao, giúp hỗ trợ việc giám sát sức khoẻ cũng như những vấn đề bất thường xảy ra với người lính.
“Các kết quả đạt được của nhóm nghiên cứu sẽ khuyến khích học sinh tham gia trải nghiệm thực tế và nghiên cứu khoa học, thông qua việc thực hiện các đề tài dự án mang tính ứng dụng thực tế”, Ths. Phạm Văn Khương nói.
AI-JAM (International Association for the Promotion of Advanced Innovation) là cuộc thi Sáng tạo Khoa học Kỹ thuật Quốc tế được tổ chức thường niên tại Silicon Valley, Mỹ, do tập đoàn AI-JAM US và Hacker Dojo bảo trợ. AI-JAM tạo ra sân chơi trí tuệ cho những thí sinh đam mê nghiên cứu, sáng tạo và đổi mới. Những thí sinh xuất sắc nhất có thể chia sẻ ý tưởng của mình với các nhà lãnh đạo công nghệ tiên tiến trên thế giới. |
Thùy Dương
Sáng chế "Cánh tay robot cho người khuyết tật" của Phạm Đức Linh và Nguyễn Đức An (lớp 11A4, Trường THPT Hàn Thuyên, Bắc Ninh) là dự án duy nhất của học sinh Việt Nam giành giải chính thức ở cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế 2021.
" alt=""/>5 học sinh chuyên Lý giành giải Vàng sáng tạo khoa học kỹ thuật tại MỹTheo quy định tại NĐ 174/2013 tại Điều 64. Vi phạm quy định về trang thông tin điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp.
![]() |
Ảnh minh họa |
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp nội dung thông tin không phù hợp với lợi ích đất nước;
c) Đăng, phát bản đồ Việt Nam không thể hiện đầy đủ hoặc thể hiện sai chủ quyền quốc gia;
d) Đăng phát các tác phẩm đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
đ) Giả mạo trang thông tin điện tử của tổ chức, cá nhân khác;
e) Không có hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc giải quyết khiếu nại của khách hàng đối với việc cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Như vậy, đối với hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân sẽ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Kể từ ngày ngày 15 tháng 4 năm 2020, Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử sẽ có hiệu lực. Theo đó Khoản 1 Điều 101 quy định:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;
d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;
đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản ấn phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;
e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;
g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;
h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.
Như vậy, kể từ ngày 15 tháng 4 năm 2020, đối với những trường hợp đăng thông tin giả trên mạng xã hội sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và buộc phải gỡ thông tin vi phạm khỏi các trang mạng xã hội.
Nếu hành vi đăng thông tin thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng hoặc gây thiệt hại đến dưới 500 triệu đồng hoặc gây dư luận xấu thì có thể xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 tại Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An,Thanh Xuân
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Tôi bắt gặp chồng mình nhắn tin tình cảm thân thiết trên mức bạn bè với một người phụ nữ khác. Sau khi tôi thu thập và yêu cầu giải thích, chồng tôi đã thừa nhận có tình cảm với người đó.
" alt=""/>Xử lý nghiêm việc đăng tin giả lên facebook