Khởi đầu mạch truyện tuy khá dài dòng nhưng cốt truyện của Attack on Titan 2 càng thu hút về sau và hấp dẫn đến tận chương cuối cùng. Dù có rất nhiều điểm tương đồng so với phần đầu tiên là Attack on Titan: Wings of Freedom, Attack on Titan 2 là một sản phẩm hoàn chỉnh hơn hẳn với đồ họa dễ nhìn và lối chơi chặt chẽ.
Dựa trên Season 2 của bộ anime đình đám, cốt truyện của Attack on Titan 2 đặt bạn vào giữa cuộc chiến bi tráng của nhân loại và các Titans - những sinh vật khổng lồ thích ăn thịt người bỗng dưng xuất hiện vào một ngày “đẹp trời” và quét sạch phần lớn dân số. Buộc lòng phải tìm cuộc sống mới sau 3 bức tường vững chắc, nhân loại chật vật tìm mọi cách để khôi phục nền văn minh. Thế nhưng, các Titan vẫn tìm được cách vượt qua từng lớp tường thành ấy. Trước nguy cơ tuyệt chủng, trọng trách được đặt trên vai người chơi và những gì còn sót lại của quân đội để ngăn chặn đoàn quân khổng lồ.
Sau khi tạo nhân vật, nếu bạn có chọn nhân vật nữ thì hãy sẵn sàng đối mặt với việc bị người dẫn chuyện gọi là… “người đàn ông của chúng ta” suốt cả game. Mọi chuyện bắt đầu khi bạn, một lính mới, gia nhập Quân đoàn Huấn luyện thứ 104 (104th Cadet Corps). Những giờ chơi đầu tiên tương tự như Wings of Freedom khi lần lượt hướng dẫn bạn các thao tác cơ bản cũng như ôn lại những sự kiện đã diễn ra ở phần đầu. Mỗi nhân vật đều được lồng tiếng Nhật để giữ chất anime nên nhớ mở phụ đề khi chơi nhé.
Cốt truyện của game theo rất sát anime cho nên người hâm mộ lâu năm thừa sức nắm rõ chuyện gì đang diễn ra. Dẫu vậy, đây vẫn là một câu chuyện đủ sức hấp dẫn người chơi với không ít tình tiết gay cấn. Phần đầu game tạo cảm giác dài lê thê với những màn giải thích cặn kẽ quá mức cần thiết nhưng bạn sẽ cảm thấy biết ơn những phân đoạn này về sau vì chúng sẽ tạo cảm giác gắn kết với từng nhân vật (nhất là khi những nhân vật bạn vừa bắt đầu yêu thích đã phải đối mặt với những cái chết đau lòng).
Nhìn chung, Attack on Titan 2 chỉ (hơi hơi) bạo lực khi máu bắn tung tóe khỏi người từng con Titan bị “xả thịt” theo phong cách Bloodborne mà thôi. Khoảng thời gian còn lại bạn sẽ dành cho những nhân vật thú vị, xem cách họ chật vật vượt qua cuộc xâm lăng của Titan và cùng hòa mình vào mạch cảm xúc mà game mang lại.
Attack on Titan 2 bao gồm nhiều khu vực chiến đấu rộng lớn và một vài khu vực nhỏ hơn, yên bình hơn để người chơi tận hưởng các hoạt động đời thường trong game như nâng cấp vũ khí, mua vật liệu và giao lưu kết bạn với những nhân vật khác để nhận được các kĩ năng hữu ích. Dù không quá hào nhoáng, những khu vực nhỏ này vẫn là “trạm dừng chân” tuyệt vời giữa mỗi trận chiến. Đây còn là cơ hội để tìm hiểu thêm về những người đồng đội trong game cũng như đào sâu hơn vào cốt truyện.
Những khu vực chiến đấu trong game rất đa dạng và vô cùng thú vị để trải nghiệm như dãy thung lũng xanh mát, các thị trấn to lớn, các ngôi làng bỏ hoang phủ tuyết trắng xóa hay các rừng cây khổng lồ. Nhân tố quan trọng nhất giúp khám phá những khu vực trên chính là bộ thiết bị 3D (trong game gọi là ODM). Không xa lạ gì với người hâm mộ Attack on Titan, những thiết bị này hoạt động bằng cách bắn những móc neo vào các vật thể ở xa như một căn nhà, thân cây hay thậm chí là một con Titan lù đù. Sau đó, khí gas từ 2 chiếc bình bên hông sẽ đẩy bạn bay thẳng về phía móc neo đã bắn.
Chính cảm giác di chuyển mượt mà, lả lướt giữa không trung qua những tòa nhà hay những thân cây cao lớn này đã giữ chân người chơi hàng giờ liền, dù đôi lúc bạn sẽ thấy mình đập mặt vào tường hay lao thẳng vào mông một con Titan nào đó.
Tuyệt vời không kém là hệ thống chiến đấu của game khi đã thành công trong việc tạo nên tiết tấu nhanh và mạnh mẽ hơn nhiều so với Wings of Freedom. Những con Titan chỉ có thể bị hạ gục khi bị chém vào điểm yếu sau gáy. Mỗi khi chạm trán, bạn sẽ có thể bắn móc neo của mình vào một điểm bất kì trong số 5 điểm trên người Titan để “khóa” mục tiêu, xoay vòng chọn góc và lao thẳng vào mặc sức chặt chém.
Dĩ nhiên, bạn sẽ không khỏi cảm thấy lóng ngóng trong những lần thử đầu tiên nhưng chỉ sau khoảng 1 giờ chơi, bạn đã có thể vừa né đòn vừa bay qua bay lại từng con Titan như chốn không người vậy. Việc liên tục chuyển đổi mục tiêu và né những đòn đánh có phần dị hợm của lũ Titan không bao giờ trở nên nhàm chán, nó thậm chí còn tăng thêm phần hấp dẫn về cuối game khi số lượng Titan xuất hiện cùng lúc tăng lên đáng kể.
Có thể nói, ngôi sao sáng nhất của Attack on Titan 2 không ai khác ngoài những Titan. Luôn xuất hiện với nụ cười “cứng đờ” trên môi cùng chuyển động kì dị và những cặp mông chảy xệ, lũ Titan trông ghê rợn một cách ấn tượng. Khi chơi ở những độ khó cao hơn, những con Titan trở nên nhanh nhẹn và hổ báo gấp nhiều lần. Chúng có thể phản lại những đòn tấn công của bạn một cách dễ dàng, hất văng những móc neo từ thiết bị 3D như đuổi muỗi hay hạ gục đồng đội của bạn chỉ trong một cái phủi tay.
Những khoảnh khắc này càng tăng phần căng thẳng cho lối chơi, nhất là khi bạn chỉ được chọn một trong hai giữa việc đáp lại một lời cầu cứu khẩn cấp từ nơi khác hoặc bay đến giải cứu người đồng đội vừa bị Titan tóm được. Người chơi không thể không cảm thấy áp lực trên từng khoảnh khắc khi mà một sai lầm nhỏ cũng đủ khiến bạn trả giá đắt. Tất cả cùng nhau tạo nên một thiên hùng ca bi tráng về cuộc chiến sống còn giữa nhân loại và Titan. Và bạn sẽ được “sống” trong những trận chiến ấy.
Dù khởi đầu khá chậm chạp, Attack on Titan 2 vẫn mang lại lối chơi hấp dẫn cùng một cốt truyện sâu sắc và đầy tình tiết thú vị, đủ sức để lại dấu ấn trong lòng người chơi. Nhịp độ của game cũng vô cùng hợp lý để bạn có cho mình một trải nghiệm tuyệt vời. Sau phần đầu bị “ném đá” không thương tiếc, sự kết hợp độc đáo của cơ chế di chuyển và chiến đấu cùng cốt truyện vốn đã hay sẵn của Attack on Titan 2 đã tạo nên một tựa game xuất sắc ngoài mong đợi của năm nay.
Theo GameK
" alt=""/>Đánh giá Attack on Titan 2: Không chỉ là một tựa game chuyển thểOppo F7 nâng cấp camera selfie lên độ phân giải cao, 25MP. Hãng cho biết tích hợp cảm biến HDR trên cả phần cứng, kết hợp cùng camera selfie 25MP sử dụng trí tuệ nhân tạo nhằm giúp đảm bảo chi tiết ảnh sắc nét trong nhiều môi trường ánh sáng khác nhau.
Camera selfie có 296 điểm nhận diện và tinh chỉnh, nhận diện nam nữ để cho gương mặt đẹp phù hợp. Camera có chế độ Siêu rực rỡ tập trung tăng cường màu sắc cho quần áo và khung cảnh, để khuôn mặt người chụp rạng ngời trong bức ảnh selfie.
![]() |
Camera cũng có các bộ sticker ngộ nghĩnh như tai thỏ, mắt kính, băng đô,... để gắn lên khuôn mặt người chụp nhằm tăng tính vui vẻ cho ảnh.
Hãng cho biết công nghệ AI có khả năng tự học để hiểu hơn những nhu cầu của người chụp và tùy biến riêng. Trí tuệ nhân tạo này ghi nhớ thói quen chỉnh sửa ảnh của người dùng để tự động chụp ra những bức hình ưng ý hơn theo mong muốn trước đó như: thu gọn cằm, gò má hay mắt to đẹp hơn.
![]() |
Ngoài ra, hãng cho biết camera có thể xác định chính xác bố cục và các vật thể trong hình, tự động tìm điểm cân bằng cho độ sáng, độ bão hòa, màu sắc và tương phản trong từng bức ảnh. Hỗ trợ 16 kiểu ảnh: hoàng hôn, đồng cỏ, trong nhà, món ăn, bầu trời…
" alt=""/>Oppo ra mắt F7 tại Việt Nam, giá từ 7,99 triệu đồngTheo SCMP, từ sau động thái của Mỹ, nhiều người dùng điện thoại Huawei đã bán máy của họ với giá rẻ trên các trang thương mại điện tử vì sợ chúng không dùng được dịch vụ Google trong tương lai.
Ngày 29/5, Giám đốc pháp lý của Huawei, ông Song Liuping khẳng định lệnh cấm này sẽ dẫn đến một tiền lệ nguy hiểm. Ông Song cũng cho biết bước đi của Mỹ sẽ làm ảnh hưởng tới hơn 1.200 nhà cung cấp của Huawei.
Liu thì lo ngại lệnh cấm của Mỹ thậm chí khiến cho các nhà cung cấp chip của Mỹ dừng hợp tác với mọi công ty công nghệ Trung Quốc. Nếu điều đó xảy ra, công ty của anh khó mà tồn tại được, bởi phần lớn khách hàng của công ty này là các hãng smartphone Trung Quốc.
Công ty của Liu chỉ là một trong nhiều doanh nghiệp nhỏ bị ảnh hưởng khi đứng giữa làn đạn của chiến tranh công nghệ. Họ thường phụ thuộc vào đơn hàng từ các công ty lớn như Huawei để duy trì kinh doanh, nên mất đi bất kỳ khách hàng nào cũng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của công ty.
Chuỗi cung ứng sẽ dịch chuyển
Nhiều nhà bình luận cho rằng lệnh cấm của Mỹ có thể kích hoạt một cuộc chiến tranh lạnh về công nghệ, khi Trung Quốc buộc phải cải tiến và tự chủ về công nghệ.
“Chúng ta có thể thấy thế giới rồi sẽ từ từ chia thành các cực về công nghệ, với đặc trưng cả phần cứng và phần mềm khác nhau”, ông Christopher Balding, giáo sư tại đại học Fulbright Việt Nam nhận xét.
Ông Balding cho rằng những công ty như Foxconn, đối tác gia công lớn nhất của Apple tại Trung Quốc, có thể sản xuất thiết bị ở Ấn Độ cho khách hàng quốc tế, và sản xuất tại Trung Quốc cho khách nội địa.
![]() |
Nhiều công ty như Foxconn có thể lựa chọn đa dạng hóa chuỗi cung ứng để không phụ thuộc vào Trung Quốc. Ảnh: 9to5Mac |
Những viễn cảnh như vậy có thể gây ra sự chia rẽ đối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Một số công ty Mỹ bắt đầu tính đến chuyện xây dựng chuỗi cung ứng tại Trung Quốc chỉ dành riêng cho thị trường Trung Quốc, trái với hình ảnh “công xưởng thế giới” trước đây của đất nước này.
MHD, một công ty cung cấp phụ kiện tại Đông Quản cảm nhận rõ sức ép này. Họ chủ yếu sản xuất sạc và các bộ chuyển đổi cho khách hàng Mỹ. Trong tháng qua, số đơn hàng đã giảm mạnh sau khi căng thẳng thương mại gia tăng.
“Nhiều khách hàng Mỹ đã bỏ đi vì chúng tôi là công ty Trung Quốc”, một nhân viên kinh doanh tên Yan của MHD chia sẻ. Cô Yan cho biết khách hàng đã đi tìm các nguồn hàng mới tại Ấn Độ và Việt Nam.
Phụ kiện của MHD nằm trong danh sách các sản phẩm Trung Quốc bị đánh thuế nặng nhất. Ngoài ra, khách hàng cũng không muốn chịu rủi ro từ căng thẳng chính trị.
“Hiện tại, chúng tôi vẫn đang làm nốt vài đơn hàng, nhưng khoảng 1-2 tháng nữa tôi không nghĩ chúng tôi sẽ có nhiều việc để làm”, Yan nói. Cô cũng cho biết công ty của mình chưa có kế hoạch phụ và giữ lại công nhân như thế nào.
![]() |
Các công ty lo ngại đối tác Mỹ quay lưng khiến cho công nhân không còn việc làm. Ảnh: New York Times |
Ở phía ngược lại, các công ty Mỹ sẽ phải cân nhắc lại hoạt động tại Trung Quốc, nhất là với các công ty từ lâu bị chính phủ Trung Quốc làm khó.
“Các công ty Mỹ từ lâu đã khó chịu với các thủ tục kiểm tra, chuyển đổi công nghệ và liên kết mà họ buộc phải chấp nhận khi vào Trung Quốc. Họ phải cân nhắc giữa lợi ích và chi phí trong việc phụ thuộc hoàn toàn vào chuỗi cung ứng Trung Quốc”, cô Zhong Rui thuộc viện nghiên cứu Mỹ - Trung Kissinger nhận xét.
Remo Technology, công ty sản xuất camera giám sát có AI tại Thâm Quyến, cho biết họ phải chuẩn bị cho tương lai không có công nghệ Mỹ. CEO Remo, ông Liu Bo chia sẻ công ty này đang thay thế dần sản phẩm Mỹ bằng sản phẩm Trung Quốc.
“Lúc này chúng tôi cũng cố gắng tích lũy linh kiện Mỹ để đảm bảo đủ linh kiện vận hành trong thời gian tới. Tuy nhiên là công ty khởi nghiệp, chúng tôi cũng phải chú ý đến dòng tiền và không thể tích lũy quá nhiều”, ông Liu Bo cho biết.
Với lệnh cấm từ Mỹ, các công ty Trung Quốc sẽ phải đẩy mạnh nỗ lực tự nghiên cứu và làm chủ công nghệ. Đây có thể là mục tiêu khả thi đối với các công ty bán dẫn Trung Quốc, dù phải mất nhiều năm.
“Trung Quốc có thị trường 1,3 tỷ dân, kinh tế có định hướng, nên khả năng họ tự xây dựng được chuỗi cung ứng cao hơn Mỹ, một nước chủ trương thị trường tự do”, giáo sư Wong Kam Fai tại khoa kỹ thuật, đại học Trung Văn Hong Kong nhận xét.
Dù vậy, SCMP nhận định việc tồn tại thêm vài năm với những công ty nhỏ cũng là rất khó khăn.
“Chúng ta không thể dự đoán lúc nào chiến tranh thương mại mới kết thúc, nhưng hi vọng là sớm thôi bởi đây là hoàn cảnh cả 2 bên đều thiệt hại. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình và hi vọng là công ty mình không bị ảnh hưởng quá nhiều”, Daniel, nhân viên tại một công ty Nhật cung cấp linh kiện cho Huawei chia sẻ.
Theo Zing/SCMP
Bị Huawei bỏ xa trong cuộc đua 5G cùng những lo ngại về an ninh, Mỹ và các đồng minh đang tìm mọi cách để hạn chế tầm ảnh hưởng của công ty Trung Quốc.
" alt=""/>Chiến tranh công nghệ có thể là dấu chấm hết cho nhiều công ty TQ