Se sắt lạnh làn sương giăng ma mị
Chợt sáng nay bỗng xúc động nao lòng
Nét kiêu hãnh giấu mình trong giản dị
Kìa đô thành còn đó những rêu phong.
Mùa xuân tím đượm lòng người nhè nhẹ
Nét tươi xinh một phác thảo mơ màng
Trong mờ ảo cánh buồm thơ rung khẽ
Hà nội trong tim là thế, dịu dàng.
Và em nhớ chiều ven hồ liễu rủ
Tách cà phê trầm tĩnh riêng mình
Lời thủ thỉ tâm tình thương thế
Ta bên nhau những phút yên bình.
Anh yêu dấu, em biết rằng anh nhớ
Cũng như em, trân quý vô vàn
Từng khoảnh khắc êm đềm ta có
Cất thành thơ để bất tử chẳng tàn.
7/2/2020
Đỗ Thu Hằng
" alt=""/>Hà Nội, anh và emNằm trên giường bệnh, chị Nguyễn Thị Bích (25 tuổi, ở thôn Thù Lâm, xã Tiên Phong, thị xã Phổ Yên, Thái Nguyên) không tài nào hình dung nổi mình rơi vào hoàn cảnh như ngày hôm nay. Cái tâm lý giống những bệnh nhân ung thư nơi bệnh viện K Tân Triều. Ban đầu, hầu như tất cả chưa một lần nghĩ đến căn bệnh hiểm nghèo kia vì tuổi đời còn quá trẻ.
Câu chuyện của chị Bích cũng bắt đầu theo cái cách như vậy. Chị chỉ mong một cuộc sống bình an bên chồng con. Tháng 12/2019, thời điểm đang làm công nhân cho một công ty tư nhân, chị Bích xuất hiện triệu chứng mất trí nhớ tạm thời. Bản thân chị thường xuyên hay quên quên nhớ nhớ những sự việc xảy ra xung quanh mình.
Người phụ nữ bất hạnh mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo |
Một số bạn bè chị cho rằng những dấu hiệu này chỉ là nhất thời do chị mới sinh con được hơn 1 năm. Nào ngờ, theo thời gian, tình trạng ngày càng nghiêm trọng hơn.
Chị Bích đành đến một phòng khám tư nhân ở Bắc Giang để làm xét nghiệm. Tuy nhiên, chị bỗng “điếng người” khi được các bác sĩ thông báo có một khối u nằm sâu trong não chị. Ngay lập tức, gia đình liền đưa chị đến bệnh viện K Tân Triều nhằm tiến hành thủ tục nhập viện.
Ngày 25/12/2019, chị Bích phải trải qua một ca phẫu thuật đầy phức tạp nhằm loại bỏ khối u não ác tính. Thế nhưng, đến ngày 13/1/2020, chị tiếp tục phải lên bàn mổ lần thứ hai sau vỏn vẹn hơn 20 ngày vì tình trạng hết sức nguy kịch. Vậy là, chưa đầy 1 tháng, chị Bích đã 2 lần từ “cõi chết” trở về.
Bán hết ruộng vẫn không đủ tiền điều trị
Giữa những thời khắc sinh tử, động lực duy nhất khiến chị Bích sống tiếp chính là đứa con mới gần 2 tuổi. Nghĩ cảnh con còn quá nhỏ sớm phải chịu cảnh lìa xa mẹ, lắm lúc chị không cầm nổi nước mắt.
Dù nằm trên bàn mổ, chịu những cơn đau đầu khủng khiếp, nơi tiềm thức chị vẫn ánh lên hình ảnh nụ cười từ đứa con bé bỏng của mình. Bất giác, chị sợ một ngày không còn được nhìn thấy con nữa. Nghĩ vậy, những ngày tháng chống chọi với căn bệnh ung thư não, chị Bích càng cố vươn lên.
Gia đình đã hết khả năng lo cho chị |
Mặc dù vậy, tới thời điểm hiện tại, chi phí điều trị đã lên tới hơn 100 triệu đồng. Nhà chồng chị Bích đã phải bán đi 2 sào ruộng để đổi lấy 70 triệu đồng. Song tất cả chỉ như muối bỏ bể so với căn bệnh hiểm nghèo này.
Hơn nữa, chồng chị anh Tạ Văn Cao (SN 1992) hiện đang thất nghiệp, chỉ loanh quanh ở nhà cày cấy nốt mảnh ruộng còn sót lại những mong có chút cơm sống qua ngày. Bác Tạ Cao Nguyên - bố chồng chị Bích chia sẻ: “Cháu mới 25 tuổi mà đã mắc cái bệnh này. Ban đầu chẳng ai tin được. Nhưng nghĩ lại thương bé con ở nhà mới 2 tuổi đã thiếu đi bàn tay chăm sóc từ mẹ”.
Tiếp tục một ngày dài với những cơn đau tưởng chừng không dứt. Vừa thiếp đi một lúc, chị Bích lại choàng tỉnh vì nghĩ đến cảnh một ngày mai khi hết tiền, chẳng biết số phận đưa đẩy cuộc sống chị về đâu. Chị sợ cái ngày bị bệnh viện trả về bởi khi đó mọi hy vọng được nhìn thấy con lớn lên từng ngày sẽ tiêu tan.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: |
Bé Vương Quốc Huy (4 tuổi) bị ung thư bàng quang giai đoạn cuối, có thể ra đi bất cứ lúc nào. Điều kiện gia đình khó khăn, chị Thủy chỉ mong sao quãng thời gian còn lại của con chẳng phải chịu cảnh đói khát.
" alt=""/>Mẹ ung thư não sợ con thơ sớm cảnh mồ côiĐể tạo điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh tại các địa phương phải thi sau, ĐH Đà Nẵng đã quyết định điều chỉnh lại phương án tuyển sinh.
Cụ thể, theo đề án tuyển sinh vào ĐH Đà Nẵng trước đó, trường xét tuyển dựa trên 4 phương thức là: Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD-ĐT và theo đề án tuyển sinh của từng trường thành viên; Xét học bạ; Xét kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT; Xét kết quả thi đánh giá năng lực (do ĐH Đà Nẵng phối hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức).
“Tuy nhiên mỗi năm, số lượng thí sinh của Đà Nẵng và Quảng Nam chiếm khoảng 50% tổng số thí sinh nhập học của ĐH Đà Nẵng, do đó chúng tôi quyết định sẽ điều chỉnh kế hoạch tuyển sinh để tạo tâm lý yên tâm đối với thí sinh và phụ huynh.
ĐH Đà Nẵng đã tính đến khả năng ưu tiên phương thức xét học bạ để tạo điều kiện cho thí sinh và đảm bảo sự chủ động với tình hình khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và khó lường”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ, Giám đốc ĐH Đà Nẵng thông tin.
ĐH Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi giúp thí sinh yên tâm
Theo Giám đốc ĐH Đà Nẵng, đơn vị này sẽ xét trúng tuyển có điều kiện bằng phương thức xét học bạ đối với thí sinh không thể thi tốt nghiệp được trong đợt này. Điều đó có nghĩa, những thí sinh trúng tuyển bằng việc xét học bạ nhưng chưa tốt nghiệp THPT thì được công nhận trúng tuyển tạm thời. Sau đó, khi thí sinh có chứng nhận tốt nghiệp sẽ được công nhận trúng tuyển chính thức.
Bên cạnh đó, ĐH Đà Nẵng cũng sẽ dành chỉ tiêu thích hợp để tuyển sinh dựa trên kết quả thi THPT đối với thí sinh thuộc những địa phương không thi được trong đợt này. Trong trường hợp cần thiết, ĐH Đà Nẵng sẽ xin ý kiến Bộ GD-ĐT để tăng chỉ tiêu năm 2020, đảm bảo đủ chỗ cho thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển được nhập học.
Đối với thí sinh từ các địa phương khác, ĐH Đà Nẵng vẫn xét tuyển bình thường theo các phương thức ban đầu. Riêng phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực phối hợp với ĐH Quốc gia TP.HCM có thể không thực hiện được do tình hình dịch Covid-19, ĐH Đà Nẵng sẽ chuyển các chỉ tiêu của phương thức này sang chỉ tiêu các phương thức còn lại.
“Chúng tôi đang đề nghị Bộ GD-ĐT cho phép ĐH Đà Nẵng được linh hoạt chuyển đổi các chỉ tiêu của phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT sang phương thức xét tuyển bằng học bạ. Điều này nhằm đảm bảo số lượng chỉ tiêu tuyển sinh và quyền lợi của thí sinh”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ nói.
Thúy Nga
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cho hay, dự kiến các thí sinh thuộc đối tượng F1, F2 sẽ thi vào đợt thứ hai, cùng thí sinh Đà Nẵng, Quảng Nam.
" alt=""/>Đại học xét học bạ đối với thí sinh không thể thi tốt nghiệp THPT