Nhưng ngay sau đấy, chị bảo, đàn bà cứ nghĩ rằng cần se sua chưng diện, xong rồi đàn ông sẽ ngắm nhìn, chị em xung quanh phải thầm lén trầm trồ. Bỏ cả buổi ra để chải từng nét lông mày, chuốt từng sợi lông mi, nhưng người đàn ông để mắt tới diện mạo của chị được mấy giây đâu chứ? Nếu chị sánh vai với một ông chồng xập xệ, xấu xí, thì mọi nỗ lực “làm nổi” bản thân chẳng phải đã là công cốc hết sao?
Theo quan điểm của chị, thì đàn ông mới chính là thứ trang sức đáng giá nhất của phụ nữ. Chẳng phải có người kháo rằng, đàn bà hơn nhau ở tấm chồng đó sao? Chồng có thể không cao lớn đẹp đẽ hút mắt, nhưng thành đạt, có tiền, tự tin lịch lãm, đó sẽ là thứ trang sức vô giá mà đàn bà cần và khao khát nắm giữ. Thế nhưng, cũng có lời phản biện rằng, đàn ông là thứ trang sức khó sở hữu nhất. Người đàn bà khôn ngoan trả lời ngay: “đeo” thứ trang sức đó lấy le thôi, chứ đừng ham sở hữu, mất hay liền!
Khác với chị, tôi là mẫu người ham mấy thứ lặt vặt ấy đến mức khó tin. Thuở mới lớn, trong lớp có cô bạn gái nhà giàu, đeo trên cổ tay chiếc lắc màu trắng có những hình trái tim xinh xẻo. Trong giấc mơ đằng đẵng của thời thiếu nữ khốn khổ, tôi chưa từng thấy bạch mã hoàng tử mà luôn là hình ảnh chiếc lắc tay mỏng manh màu trắng có những hình trái tim tinh xảo kết lại… Hồi sinh viên, tôi nhiều lần đạp xe từ Q.Gò Vấp qua tận Q.5 chỉ để ngắm nhìn những hạt pha lê lóng lánh đủ màu sắc, kích cỡ, có thể chủ động lựa mua để kết thành vòng tay, chuỗi đeo cổ. Sau này, khi tôi đã “sở hữu” riêng cho mình món trang sức đáng tiền và khó nắm giữ nhất là đàn ông, thì mỗi khi làm tôi tức giận gì đấy, người đàn ông bên tôi luôn hiểu rằng, không gì làm tôi dễ nguôi ngoai hơn việc dắt tôi ra tiệm nữ trang, sắm cho tôi một món be bé đèm đẹp là "êm" hết…
Trang sức thế nào là tùy vào gu thẩm mỹ của đàn bà, nhỏ nhắn hay to gộc, yểu điệu nữ tính hay hầm hố, bụi bặm đều có sức quyến rũ riêng. Không hề có chuẩn mực chung. Vẻ đẹp của đàn bà tùy thuộc vào con mắt của kẻ si tình là vậy. Thế nhưng, sau mười mấy năm cần mẫn đi làm, khi đã có thể tự tậu cho mình những món trang sức mà bản thân thèm muốn, tôi lại có cảm giác giống chị bạn kể trên, bắt đầu thấy chán cái hộp đựng mớ gia tài be bé. Tôi chuyển sang quan tâm tới món “trang sức” cỡ bự đang kè kè bên cạnh. Mà đã bắt đầu “soi” thì bỗng thấy, chẳng biết bản thân có chọn nhầm hay không, mà thấy “nó” lạc quẻ với mình!
Ai đó bảo, củi khô dễ nấu, chồng xấu dễ xài, chắc là xưa lắm rồi cái suy nghĩ kiểu ấy. Thời buổi này, ngoại hình cũng là một lợi thế, bạn ra đường với một người đàn ông lùi xùi, phong thái quê một cục mà coi, bạn… mất mặt chứ chẳng đùa! Đâu phải ngẫu nhiên mà quý bà trên sàn nhảy chỉ thích dắt theo kép trẻ, dáng thẳng, vẻ mặt “có khí chất” để so kè với nhau. Cái thời “gái ham tài” cũng đã qua rồi thì phải, bởi nay gái cũng có “tài”, theo cả hai nghĩa tài năng và tiền tài, nên họ tự cho phép mình “ham sắc”, coi như một cách để chứng tỏ và bù đắp cho bản thân.
Chị bạn khuyên, lỡ sắm phải món trang sức cũ kỹ, tồi tàn mà không thể thay đổi hay tống tiễn nó đi, thì cách tốt nhất là cứ sắm thêm vài bộ khác, việc gì phải bắng nhắng lên cho đời phức tạp! Với cách suy nghĩ đó, chị sống thong thả, vui vẻ, tùy theo “tình huống” mà sử dụng "bộ trang sức" hợp với mình. Chị cho đó mới là người đàn bà hiện đại, biết sống, biết hưởng thụ cuộc sống của mình một cách chính đáng nhất.
Tôi cắc cớ hỏi giỡn, chị có sợ các món trang sức mình đang sở hữu ồn ào “cắn nhau” giành quyền chính chủ hay không? Chị thản nhiên cười, chị cầm lên được thì đặt xuống được, dễ dàng. Chị chỉ xài chơi, chứ không mê… Chị vốn không phải mẫu người lệ thuộc vào trang sức, em quên rồi à!
Tôi ngó lại mình, chạnh lòng vì đã từng này tuổi đầu vẫn tham lam, thèm muốn những thứ vật chất phù phiếm như chồng từng chê trách. Chẳng có cá tính hay bản sắc riêng gì cả, thượng vàng hạ cám, cứ thấy mỏng manh tinh xảo là say đắm, muốn sắm cho bằng được. Tôi cũng đã cố “mài giũa” thứ trang sức mang tên là “chồng” bằng cách đầu tư quần áo, xe cộ này nọ cho chồng.
Cuối cùng, cốc mò cò xơi, có người đàn bà khác phởn phơ khoác “trang sức” của tôi cùng lên rừng, xuống biển nghỉ mát như thể tình nhân. Đồ lỗi mốt của mình có khi trở thành “hàng mới” hợp cạ với người ta, cũng là lẽ thường. Sau một lần bị tôi phát hiện ngoại tình, chồng tiếp tục bổn cũ soạn lại, mang về tặng tôi một chiếc nhẫn cẩn hột xoàn tấm khá tinh xảo, coi như đền bù thiệt hại. Thế nhưng, tôi bây giờ đã không còn nhẹ dạ bị trang sức dẫn dụ như trước nữa. Tôi nhìn chồng và món quà hối lỗi nằm trong hộp, không dưng cảm thấy ngán ngẩm với cả hai đến cùng cực…
Ngay lúc ấy, tôi chợt nghĩ tới chị. Thế gian được bao nhiêu người đàn bà như chị, cho rằng, chỉ có kim cương tinh xảo hảo hạng mới xứng với mình? Kim cương đẳng cấp và đắt giá, chắc tôi không đủ tầm để đeo nó. Tôi tầm thường và đồng bóng quá, nên suốt một đời bị vây quanh bởi mấy thứ trang sức rẻ tiền…
(Theo Hoàng My/Phunuonline)" alt=""/>Đàn ông mới là thứ trang sức đáng giá nhất của đàn bàTheo Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, sức bền, thể lực vẫn là một nỗi lo chưa dứt của đội tuyển bóng đá Việt Nam (Ảnh: Trần Minh).
"Tôi cho rằng, mỗi chúng ta không nên xấu hổ trước đánh giá này mà hãy coi đó là một khuyến cáo bổ ích để cùng nhìn lại chính mình và có sự thay đổi phù hợp", Thứ trưởng Thuấn nói.
Theo Thứ trưởng, với ngành y tế, đây là tín hiệu cảnh báo để không ngừng hoàn thiện các chính sách và chiến lược quốc gia nhằm thúc đẩy sức khỏe cộng đồng.
Trong đó, một trong những nhiệm vụ quan trọng là khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân vào việc rèn luyện thể chất, đồng thời nâng cao nhận thức về dinh dưỡng khoa học.
Việc cải thiện thể lực và sức bền không chỉ đóng góp cho cá nhân mà còn cho toàn xã hội, giảm thiểu áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe, đặc biệt trong bối cảnh nguồn lực y tế ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức.
"Chúng ta đã đạt được những bước tiến mạnh mẽ để nâng cao tầm vóc người Việt. Thế nhưng, nếu để ý qua những trận đấu đỉnh cao có tuyển Việt Nam tham dự, chúng ta sẽ thấy sức bền, thể lực vẫn là một nỗi lo chưa dứt. Với vận động viên chuyên nghiệp đã vậy thì với người dân chúng ta còn đáng lo hơn", Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Nhiều bệnh vì lười vận động, ăn uống thiếu cân bằng
Nhiều nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, rèn luyện thường xuyên giúp giảm nguy cơ trầm cảm, lo âu, cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trong khi đó, thói quen lười vận động, chế độ ăn uống thiếu cân bằng đã dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh liên quan đến thừa cân và béo phì trong những năm gần đây.
Theo Thứ trưởng, để thay đổi thói quen của người dân rất khó khăn và công tác tuyên truyền đóng vai trò then chốt.
Ngành Y tế đã, đang và sẽ tiếp tục nỗ lực để cùng cản trở "đà tăng trưởng" đáng lo ngại này bằng những tham mưu chính sách, hướng dẫn chuyên môn, khuyến cáo… Mục tiêu tránh những áp lực có thể ngày càng lớn lên hệ thống y tế vì các bệnh liên quan đến thừa cân, béo phì.
Nghiên cứu cho thấy tập thể dục đều đặn giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật (Ảnh: H.L).
Tuy nhiên, thân thể là của riêng mỗi người, việc ăn uống, tập luyện là tự thân, không ai có thể định đoạt. Vì thế, việc khởi xướng những phong trào, thúc đẩy tinh thần thể dục và thực hành dinh dưỡng khoa học trong cộng đồng để tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tự rèn luyện vẫn là giải pháp thực tế và bền vững nhất.
"Qua 2 lần tổ chức thành công với hàng nghìn người tham gia, lan tỏa tới hàng chục triệu người, Tôi khỏe đẹp hơn đã trở thành một phong trào, một mô hình truyền thông về nâng cao sức khỏe cộng đồng.
Từ đó khích lệ tất cả chúng ta không ngừng nỗ lực vì một cuộc sống khỏe mạnh hơn, những tấm gương vượt lên chính mình, chứ không đơn thuần là cuộc ganh đua về sắc đẹp", Thứ trưởng Thuấn nhấn mạnh.
Cuộc thi Tôi khỏe đẹp hơn do Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức. Với mục tiêu vận động người dân tích cực rèn luyện sức khỏe và thực hành dinh dưỡng khoa học, cuộc thi mỗi năm đều thu hút hơn 3.500 người trực tiếp đăng ký tham gia, đồng thời lan tỏa tới hàng chục triệu người khắp cả nước.
Chủ đề của cuộc thi năm nay là "cùng khỏe, cùng đẹp, cùng hạnh phúc", kéo dài 3 tháng với 3 vòng thi để tìm ra những người có sự thay đổi ấn tượng nhất, truyền cảm hứng nhất.
" alt=""/>Việt Nam nằm trong top 10 nước lười vận động nhất thế giới