Mike Tyson tát thẳng vào mặt Jake Paul trước trận đại chiến (Ảnh: Reuters).
Trận đấu này tạo ra nhiều tranh cãi khi võ sĩ Mike Tyson năm nay đã 58 tuổi, nhiều hơn 31 tuổi so với đối thủ. Có lẽ, đây là lần hiếm hoi làng quyền anh chứng kiến trận đấu giữa hai đối thủ có chênh lệch tuổi tác lớn tới vậy. Không những vậy, Jake Paul chỉ là Youtuber (người làm nội dung trên Youtube) và mới thi đấu chuyên nghiệp từ năm 2020. Anh chủ yếu chọn những võ sĩ bước qua tuổi 35 để tranh tài.
Sáng nay (theo giờ Việt Nam), hai võ sĩ bước vào buổi họp báo cuối cùng trước màn đại chiến. Bầu không khí căng thẳng bao trùm phòng họp báo. Kịch tính được đẩy lên cao khi hai võ sĩ đối mặt với nhau.
Jake Paul có hành động khiêu khích tiền bối khi bò bằng cả hai tay, hai chân để tiến lại gần Mike Tyson. Đáp lại, "Mike thép" đã bực tức và tát thẳng mặt đối thủ. Ông hét lên: "Kết thúc rồi" và rời đi mà không giải thích lý do đánh đối thủ.
Jake Paul tỏ ra khó chịu sau cú tát "nổ đom đóm" của Mike Tyson. Anh khẳng định sẽ khiến huyền thoại làng quyền anh hối hận: "Tôi thậm chí còn không cảm thấy gì, chỉ có ông ta tức giận".
Thành tích của Mike Tyson và Jake Paul trước trận chiến (Ảnh: talkSport).
Trong những ngày qua, Jake Paul không ngừng khiêu chiến "Mike thép" bằng những ngôn từ mang tính chất miệt thị nhưng huyền thoại làng quyền anh chỉ đáp lại bằng sự thờ ơ.
Nhiều người lo ngại sự an toàn của Mike Tyson khi ông phải đối đầu với đối thủ kém mình tới 31 tuổi. Võ sĩ huyền thoại người Mỹ đã dính chấn thương nặng và khiến cho trận đấu tranh cãi này phải hoãn lại 4 tháng so với kế hoạch ban đầu.
Trận đấu giữa Mike Tyson và Jake Paul diễn ra vào lúc 11h00 ngày 16/11 (theo giờ Việt Nam) tại sân vận động AT&T (Dallas, Mỹ). Hơn 80.000 vé đã được bán hết trước trận đấu này. Cùng với đó, hàng triệu người khác cũng hướng về màn hình theo dõi trận đấu đặc biệt và tranh cãi bậc nhất lịch sử quyền anh. Nó giúp cho hai võ sĩ có thể thu về hàng chục triệu USD.
" alt=""/>Mike Tyson tát thẳng vào mặt Jake Paul trước đại chiến tranh cãiMees Hilgers không thể lên tập trung đội tuyển Indonesia vì chưa bình phục chấn thương (Ảnh: AFC).
Do chưa có thể trạng tốt nhất, Mees Hilgers không được bố trí đá chính. Mãi tới phút 84, anh mới được tung vào sân trong bối cảnh Twente rất cần gia cố hàng thủ để bảo toàn tỷ số hòa trước Ajax.
Bất chấp việc Mees Hilgers đã ra sân trước Ajax nhưng CLB Twente vẫn quyết định không để trung vệ 23 tuổi này lên tập trung đội tuyển Indonesia với lý do anh chưa bình phục hoàn toàn chấn thương và cần thêm thời gian nghỉ ngơi.
Quyết định trên đã khiến phía Indonesia vô cùng tức tối. Bởi lẽ, họ rất cần Mees Hilgers tham dự hai trận đấu với các đối thủ mạnh hơn rất nhiều là Nhật Bản và Saudi Arabia diễn ra trong vài ngày tới.
Mees Hilgers là cầu thủ ở đẳng cấp châu Âu. Cầu thủ này được chuyên trang chuyển nhượng Transfermarkt định giá tới 10 triệu euro, tức gần gấp đôi giá trị của cả đội tuyển Việt Nam cộng lại. Ở mùa giải này, Mees Hilgers ra sân gần như toàn bộ các trận đấu với Twente. Anh chỉ vắng mặt trận đấu với Nice ở Europa League vì chấn thương.
Liên đoàn bóng đá Indonesia (PSSI) buộc phải chấp nhận quyết định của CLB Twente bởi họ có quyền không nhả cầu thủ chấn thương cho đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, người hâm mộ Indonesia đã điên cuồng trút giận lên CLB Twente.
CĐV Indonesia không hài lòng với việc CLB Twente giữ người. Họ đã tấn công trang mạng xã hội của CLB này (Ảnh: Twente).
Ngày hôm nay, nhiều cổ động viên (CĐV) xứ Vạn đảo đã tấn công trang mạng xã hội của Twente để trút giận. Nhiều người cho rằng CĐV Indonesia đã tạo nên hình ảnh xấu xí trong mắt người hâm mộ quốc tế.
CLB Twente vẫn chưa đưa ra bình luận nào liên quan tới động thái "tấn công" của CĐV Indonesia. Họ cũng không giải thích thêm về trường hợp của Mees Hilgers.
Hiện tại, Indonesia xếp thứ 5 bảng C vòng loại thứ ba World Cup 2026 với 3 điểm. Họ có bằng điểm với Trung Quốc và kém ba đội Australia, Saudi Arabia, Bahrain 2 điểm. Indonesia sẽ gặp Nhật Bản vào ngày 15/11 và sau đó gặp Saudi Arabia vào ngày 19/11. Cả hai trận đấu này đều được tổ chức trên sân nhà của Indonesia.
" alt=""/>Indonesia bất ngờ nhận tin sét đánh, CĐV điên cuồng trút giậnTuy nhiên, thông báo có đính kèm thông tin chi phí tham dự giải vô địch thế giới sẽ do đơn vị chủ quản (Đà Nẵng và Vũng Tàu) chi trả. Đây là thông tin đưa ra ngay trước khi giải đấu bắt đầu, không phải thông tin được đưa ra từ đầu năm, nên đơn vị chủ quản của chúng tôi không kịp có kế hoạch về kinh phí nói trên.
VĐV billiards Yến Nhi giành HCĐ giải vô địch thế giới hồi giữa tháng 9 năm nay (Ảnh: VBSF).
Điều này đồng nghĩa chúng tôi sẽ không được nhận hỗ trợ từ đơn vị chủ quản. Tổng số tiền tham dự cho chuyến tham dự giải vô địch thế giới là 55 triệu đồng/người (bao gồm vé máy bay, phí visa, phí di chuyển nội địa tại Pháp, tiền ăn trong 6 ngày)", Yến Nhi viết thêm trên trang cá nhân.
Tại giải Billiards carom 3 băng vô địch nữ thế giới nói trên, Nguyễn Hoàng Yến Nhi giành huy chương đồng (HCĐ).
Cơ quan có thẩm quyền trả lời
Trước thông tin nói trên, trao đổi với phóng viên Dân tríchiều nay (30/9), một quan chức của Liên đoàn Billiards & Snooker Việt Nam (VBSF) cho biết: "Từ trước đến nay, VBSF không có quy định về việc hỗ trợ cho VĐV tham dự các giải quốc tế.
Ngay cả với các VĐV thường xuyên tham dự nhiều giải lớn, thường xuyên có thành tích là Bao Phương Vinh và Trần Quyết Chiến cũng vậy. Chỉ trừ một lần tại giải carom 3 băng thế giới vào năm ngoái (dành cho nam), VBSF có kế hoạch từ đầu, dự báo thành tích từ đầu, mới chủ động xin được một phần hỗ trợ cho các VĐV này".
"Bản thân Bao Phương Vinh, Trần Quyết Chiến hay bất kỳ VĐV nào khác khi thi đấu quốc tế, điều đầu tiên là họ luôn chủ động về mặt kinh phí trước. Việc VBSF hỗ trợ được hay không, phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính của VBSF ở từng thời điểm khác nhau.
Riêng với trường hợp của Yến Nhi, VBSF đã có trao đổi ngay từ đầu với VĐV rằng chúng tôi chỉ có thể hỗ trợ về mặt thủ tục để Liên đoàn Billiards thế giới (UMB) đồng ý cho VĐV Việt Nam thi đấu ở giải thế giới, các bên đã thỏa thuận rằng phía VĐV, hoặc đơn vị chủ quản của VĐV phải chủ động về kinh phí cho VĐV dự giải", đại diện VBSF nói thêm.
Còn về các khoản thưởng sau khi VĐV có thành tích, quan chức nói trên của VBSF thông tin: "Nếu là nguồn thưởng từ Cục TDTT, phải hội đủ 3 điều kiện: Thứ nhất các đội thể thao khi thi đấu quốc tế phải có quyết định tập huấn, thứ hai phải có quyết định cử đi thi đấu quốc tế của Cục TDTT, thứ ba phải có thành tích, rồi mới được xem xét thưởng".
"Thiếu một trong ba điều kiện trên, Cục TDTT không thể nào thưởng cho VĐV. Trong khi đó, UMB chỉ thông báo đến VBSF quyết định mời VĐV Việt Nam tham dự giải vô địch thế giới khoảng 2-3 tháng trước khi giải khởi tranh, không đủ thời gian để VBSF làm văn bản gửi Cục TDTT để xin quyết định đi tập huấn và thi đấu nước ngoài theo đúng quy định", vẫn là lời của quan chức VBSF.
Đó là các khoản thưởng từ Cục TDTT, tức là từ ngân sách. Còn về phía VBSF, quan chức nói trên bày tỏ VBSF chỉ có thể thưởng cho VĐV một khi VBSF kêu gọi được tài trợ. Trong trường hợp ngược lại, bản thân VBSF cũng gặp nhiều khó khăn.
"Mọi việc liên quan đến tài chính đều được kiểm tra, thanh tra, kiểm toán định kỳ. Chúng tôi không thể làm sai bất kỳ bước nào liên quan đến tài chính.
Tôi cho rằng lẽ ra trước khi đưa sự việc lên mạng xã hội, lên các kênh truyền thông không chính thống, VĐV nếu có điều chưa hài lòng, hãy trao đổi trực tiếp với VBSF để tháo gỡ và để các bên hiểu nhau hơn. Thậm chí, VĐV có đơn thư, đơn khiếu nại chúng tôi cũng được, gửi một cách chính thống, chứ không nên vội vã phát ngôn trên mạng xã hội", quan chức này chia sẻ.
" alt=""/>Tranh cãi xung quanh vụ nữ vận động viên billiards tố bị quỵt tiền