Đó là rapper da màu B.o.B, vừa xin gọi vốn trên GoFundMe số tiền 1 triệu USD để “phóng một, nếu không sẽ là vài cái, vệ tinh lên vũ trụ” nhằm mục đích “tìm ra đường cong của Trái Đất”. Hiện tại, chiến dịch đã gây được số quỹ là 2.481 USD.
Từ hồi năm ngoái, anh chàng này đã khẳng định Trái Đất này phẳng, với bằng chứng là một tấm ảnh anh chụp đường chân trời nhưng lại chẳng có đường cong nào cả. Tấm ảnh được anh ta đăng tải trên Twitter. Chưa dừng lại ở đó, B.o.B còn tung ra một bài hát “mắng vốn” Neil deGrasse Tyson vì sửa sai anh ta.
Có thể anh chàng rapper xịt-nhiều-năm này đang cố gắng thu hút sự chú ý của cộng đồng, hoặc có thể là anh có một đức tin không thể lay chuyển rằng Trái Đất này phẳng thật. Dù gì, thì cũng đừng chi tiền ra ủng hộ cho chiến dịch gây quỹ phóng vệ tinh của anh này.
Đây là hai lý do mà The Verge nêu ra, khuyên bạn đừng bỏ tiền túi ra vô ích:
1. Thông qua GoFundMe, người ta có thể lấy tiền của bạn một cách dễ dàng
Không như các dịch vụ gọi vốn khác, như Kickstarter hay Indiegogo, thông qua GoFundMe, người ta có thể lừa tiền những người quyên góp dễ dàng hơn nhiều.
Đó là vì GoFundMe không yêu cầu người gọi vốn phải đạt được mốc tiền nào đó trước khi có thể rút tiền ra khỏi quỹ. Vì thế, anh chàng rapper kia không cần phải đạt được mốc 1 triệu USD, anh ta có thể rút tiền ra bất kì lúc nào, dù chỉ là vài chục USD đi nữa.
Đây là ba trường hợp duy nhất mà GoFundMe sẽ trả lại tiền cho người quyên góp:
- Người gọi vốn không sử dụng tiền đúng mục đích đã nêu.
- Phần mô tả của chiến dịch gọi vốn làm những người hỗ trợ hiểu lầm.
- Người gọi vốn bị buộc tội, bất kì tội danh nào liên quan tới việc gây hiểu lầm trong chiến dịch gọi vốn của mình.
Anh B.o.B có vẻ chẳng vi phạm vào điều luật nào, dù là kế hoạch của anh vẫn vô cùng mơ hồ: phóng vệ tinh lên xem Trái Đất có đường cong nào hay không, chẳng nói thêm gì về cách thức thực hiện. Nếu như tiền về, và anh chàng này cố gắng kiếm về được một cái vệ tinh, thì hiển nhiên là sẽ không phạm luật.
Thế nhưng, việc chụp ảnh Trái Đất để chứng minh quả Địa Cầu ta đang sống này không phẳng chẳng cần tới 1 triệu USD. Chỉ cần vài trăm đô cho một cái máy ảnh GoPro, một quả bóng thời tiết (weather ballon), ném lên không trung là có bằng chứng rồi. Những thử nghiệm này đã được thực hiện vô vàn lần, bạn có thể xem trên YouTube đây.
2. Hiển nhiên, rõ ràng và không thể chối cãi: Trái Đất này KHÔNG PHẲNG, NÓ LÀ HÌNH CẦU.
Chẳng cần nói thêm về lý do thứ hai này, nhưng có lẽ nên nói thêm về việc người phát ngôn của GoFundMe nói gì về chiến dịch gây quỹ của anh rapper B.o.B:
Dù là chiến dịch này không vi phạm điều luật nào mà công ty đưa ra, họ vẫn sẽ tạm dừng việc gây quỹ. Điều này đồng nghĩa với việc B.o.B sẽ không thể rút tiền cho tới khi anh ta cung cấp thêm thông tin về dự án của mình, nếu không, toàn bộ quỹ sẽ được hoàn lại cho người quyên góp.
Không biết những người muốn bẻ Trái Đât “cong thành thẳng”, họ nghĩ gì.
Theo GenK
" alt=""/>Anh rapper gọi vốn 1 triệu USD phóng vệ tinh để chứng minh Trái đất này là phẳngViện trưởng Viện nghiên cứu FPT Trần Thế Trung sẽ chia sẻ về trò chơi dân gian trong trường học 4.0 tại Educamp 2018.
Theo thông tin từ trang tin của FPT, Educamp 2018 là sự kiện thường niên của Tổ chức Giáo dục FPT với sứ mệnh tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên trong khối có cơ hội học hỏi, trao đổi kinh nghiệm. Sự kiện lần này không chỉ dành cho người FPT Education, người FPT mà còn là sân chơi cho cộng đồng quan tâm đến giáo dục đào tạo.
Với sự lan nhanh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và là tổ chức giáo dục sinh ra trong lòng doanh nghiệp với nền tảng công nghệ thông tin, FPT Education không nằm ngoài vòng tác động mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bắt nhịp xu hướng này, Educamp 2018 lựa chọn chủ đề “Trường học 4.0” trên hình thức hội thảo mở, diễn ra ngày 25/11 tại tòa nhà Beta, campus Hòa Lạc, Hà Nội.
Là một trong những diễn giả chính của chương trình, Viện trưởng Viện nghiên cứu FPT – ông Trần Thế Trung mang đến sự kiện chủ đề tham luận “Truyền thống và công nghệ số”. “Trường học 4.0 cần người dạy 4.0, người học 4.0, phương pháp 4.0, môi trường 4.0. Tất cả đều nên diễn ra đồng thời”, anh nói.
Tuy nhiên, theo ông Trung, giáo dục 4.0 cần được nhìn nhận rộng hơn, không chỉ qua những bài giảng hiện đại trên lớp mà còn trao truyền nhiều món quà tinh thần qua những trò chơi. “Trò chơi” ở đây anh Trung hướng đến yếu tố truyền thống, đó là trò chơi dân gian.
Chọn lựa chia sẻ về cách đưa trò chơi dân gian có ứng dụng công nghệ số, chủ đề phù hợp với lứa tuổi tiểu học, anh Trung kỳ vọng góp phần mang đến những phương pháp giúp học sinh có cuộc sống năng động, đa dạng về tinh thần, tạo hứng khởi trong các bài giảng điện tử. Đặc biệt, với phương pháp này, Viện trưởng mong muốn phòng ngừa những ảnh hưởng tiêu cực của các thiết bị số trong thời đại 4.0 đến giới trẻ như: cận thị học đường, stress, trầm cảm…
" alt=""/>Viện trưởng nghiên cứu FPT đưa trò chơi dân gian vào trường học 4.0