 và chú rể Nguyễn Hữu Lưu (SN 1986) đang hoàn tất một số công việc chuẩn bị cho tiệc cưới tại nhà gái diễn ra vào 8/3, thì loa phát thanh xã Phù Ninh (Thủy Nguyên, Hải Phòng) liên tục phát cảnh báo về dịch Covid-19.</p><p>Theo đó, người dân Phù Ninh rất lo lắng khi ông N.K.T, người sống tại xã, là bố và cũng tiếp xúc với nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17 ở Hà Nội.</p><table class=)
 |
Cặp đôi có 1 năm tìm hiểu trước khi quyết định về chung một nhà |
Lúc này, Nguyễn Thị Hậu mở điện thoại cũng thấy ngập tràn tin tức về dịch Covid-19, cô lo lắng chia sẻ với chồng về đám cưới sắp tới.
‘Đó là những ngày gia đình tôi rối ren nhất. Tiệc cưới nhà trai vào ngày 5/3 đã diễn ra trọn vẹn, tốt đẹp và dự kiến tiệc cưới tại nhà gái sẽ diễn ra vào 8/3 với 50 mâm cỗ chính đãi khách.
Trước đó, vào mùng 7, gia đình tôi cũng dự kiến làm 10 mâm cỗ chính mời khách và 15 mâm cỗ cho những người thân đến giúp đám cưới.
Thực phẩm đã mua, rạp đã dựng… tất cả mọi thứ đã hoàn tất nhưng thông tin về dịch Covid-19 khiến chúng tôi như ngồi trên đống lửa’.
Sáng sớm 7/3, Hậu nói với mẹ về nỗi lo lắng của mình. Theo dự kiến, chiều mùng 7, gia đình cô sẽ tiến hành đãi khách và họ hàng.
 |
Thiệp cưới đã được phát, rạp đã dựng, thực phẩm làm cỗ đã chuẩn bị... nhưng vì lo ngại cho sức khỏe khách mời, cặp đôi quyết định hoãn cưới. |
Lo lắng cho sức khỏe mọi người, 9h sáng ngày 7/3, cô gái định hoãn tiệc cưới chờ một ngày thích hợp hơn nhưng mẹ cô đắn đo: ‘Để mẹ suy nghĩ thêm’.
‘Mẹ đồng ý phương án hoãn cưới, đảm bảo an toàn nhưng khuyên chúng tôi nên làm 20 mâm cỗ vào ngày 8/3 để đãi bà con, khách xa - những người nhiệt tình đến giúp đỡ đám cưới’, chị Hậu chia sẻ.
Tuy nhiên đến trưa 7/3, cả gia đình chị thống nhất hoãn đám cưới. Họ chấp nhận thiệt hại (mỗi mâm cỗ khoảng 1,2 - 1,5 triệu đồng) và các chi phí dựng rạp… vì không muốn ngày cưới diễn ra với tâm lý hoang mang, lo lắng.
13h25 phút chiều 7/3, cô dâu trẻ thông báo trên facebook: ‘Phù Ninh đang là tâm điểm khi mọi người đều ngóng đợi kết quả của bác T. (xã Phù Ninh) đã tiếp xúc với con gái dương tính Covid19 tại Hà Nội.
Ngày vui của vợ chồng em vào 8/3 xin phép được dừng và sẽ đón tiếp mọi người vào ngày lành tháng tốt khác. Nhờ mọi người chia sẻ giúp để anh chị em, người thân, các đồng nghiệp… của em được biết, để không tập trung đông người đảm bảo an toàn cho cộng đồng’.
Ngay khi thông tin hoãn cưới được thông báo, người thân, làng xóm xung quanh nhà cô dâu đã có một cuộc ‘giải cứu thực phẩm’ một cách ngoạn mục.
 |
Người dân 'giải cứu' thực phẩm giúp cô dâu |
Gia đình cô dâu định thuê tủ đông lớn để đựng thực phẩm như mực, chả, thịt bò, tôm… tuy nhiên bà con xung quanh đã mỗi người một ít, xúm vào mua hộ.
‘Các cô, bác vô cùng nhiệt tình. Có người mua rồi lại còn gọi điện cho con/cháu… chia sẻ rằng nhà cô dâu hoãn cỗ cưới, con/cháu có mua giúp không. Cứ thế, chỉ trong vòng 3, 4 tiếng đồng hồ số thực phẩm trên đã hết sạch.
Không khí hôm đó vui như ngày hội. Có bác còn nói vui với tôi: ‘Cả đời tao chưa dám bỏ tiền ra mua cân mực (300 nghìn đồng/kg), tôm sú (450 nghìn đồng/kg)… để ăn như thế này đâu Hậu ạ’, để thấy rằng hàng xóm láng giềng vô cùng tốt, nhiệt tình’, cô dâu Hải Phòng chia sẻ.
Không chỉ vậy, cặp đôi trẻ cũng được miễn phí một phần chi phí dựng rạp, mâm bàn, bát đũa... Chủ thuê rạp chỉ lấy chi phí nhỏ để trả công cho thợ, số còn lại tặng đôi vợ chồng trẻ.
‘Vậy mà tiền công thợ các bác cũng đã lấy đâu. Mọi người bảo, chờ cả hai làm đám cưới lại vào lần tới thì lấy một thể’, Hậu nói thêm.
Cô dâu trẻ cũng chia sẻ, dù thông báo hoãn nhưng người thân, làng xóm… vẫn qua mừng tiền cho đôi bạn trẻ tuy nhiên gia đình từ chối với lý do ‘hôm nào tổ chức cưới lại, chúng con xin nhận sau’.
Đến chiều tối 7/3, ông T., (xã Phù Ninh) có kết quả âm tính, nhiều người khuyên vợ chồng Hậu tổ chức lại và hỏi cô có hối hận khi đã hoãn đám cưới không, cô dâu vẫn khẳng định: ‘Hai vợ chồng sẽ chọn một ngày nào đó khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, tổ chức lại để mọi người đến ăn cỗ với tâm lý thoải mái, vui vẻ hơn’.
Được biết, cặp đôi trẻ quen và yêu nhau vào ngày 8/3/2019. Tròn 1 năm tìm hiểu, họ quyết định về chung nhà vào ngày 8/3/2020. Đám cưới đã được cả hai lên kế hoạch từ trước Tết Nguyên đán.
 |
Cô dâu và chú rể sẽ chờ đợi một ngày an toàn hơn để tiếp tục tổ chức tiệc cưới |
Ngày 5/3, vừa rồi, tiệc cưới tại nhà trai đã diễn ra theo chủ trương gọn gàng, văn minh với 30 mâm cỗ. Tuy nhiên đến ngày tổ chức tại nhà gái thì gặp sự cố.
‘Những ngày này, đi qua một số đám cưới thấy người ta tổ chức vui vẻ, linh đình, tôi cũng thấy chạnh lòng tuy nhiên việc hoãn cưới của vợ chồng tôi cũng là một kỉ niệm vui.
Nhờ sự kiện đó mà tôi thấy được tình làng nghĩa xóm. Bình thường, nhà nào biết nhà nấy nhưng khi một gia đình có vụ việc gì, cả làng đều xúm lại giúp đỡ’, chị Hậu nói.
Cô dâu Nguyễn Thị Hậu trước là Bí thư đoàn xã, hiện tại, cô đang là Chủ tịch Hội nông dân xã Phù Ninh. Chú rể Nguyễn Hữu Linh đang công tác trong ngành du lịch. Cặp đôi đã hoàn tất các thủ tục để về chung một nhà. ‘Chúng tôi sẽ chờ một ngày đẹp, trọn vẹn hơn để mời mọi người đến chung vui’, cô gái sinh năm 1989 nói.

Cô dâu chủ động hoãn cưới ngày đẹp 8/3 vì dịch Covid-19
Trước giờ G, dù mọi khâu tổ chức đã được hoàn tất nhưng một số cặp đôi ở Hà Nội vẫn quyết định lùi ngày vui, chờ thời điểm thích hợp hơn.
" alt=""/>Cô dâu Hải Phòng hoãn cưới, hàng xóm xúm vào ‘giải cứu’ 75 mâm cỗ
Tuy nhiên, khi trẻ đang ngủ ngon làm sao để đánh thức bé dậy, đó có thể không phải là nhiệm vụ dễ dàng cho cha mẹ.Hãy để ánh nắng chiếu vào trước khi đánh thức con dậy
Ánh sáng tự nhiên có chức năng như một chất kích thích cho bộ não con người giải phóng serotonin, từ đó giúp chúng ta cảm thấy tỉnh táo. Đó là lý do tại sao đây lại là một ý tưởng thực sự tốt để cho một chút ánh nắng chiếu vào phòng trẻ khoảng 15 phút trước khi muốn con ra khỏi giường.
Hạn chế tiếp xúc với ánh sáng xanh trước khi ngủ
Tất cả các thiết bị kỹ thuật số như máy tính bảng, TV và điện thoại thông minh đều phát ra ánh sáng màu xanh cảnh báo nhịp sống tự nhiên của cơ thể chúng ta. Có một nghiên cứu cho thấy rõ rằng, việc tiếp xúc với ánh sáng xanh trong một thời gian dài trước khi đi ngủ có thể khiến mọi người khó ngủ và khó thức dậy.
Bật nhạc để đánh thức con
Âm nhạc có thể là một cách thoải mái để gọi con dậy hơn là một tiếng chuông báo động. Bạn có thể đặt một chiếc đài nhỏ trong phòng để phát những bản nhạc yêu thích của trẻ. Điều này chắc chắn sẽ làm cho tâm trạng của con tốt hơn và giúp chúng thoát khỏi sự gắt gỏng vào sáng sớm như thường lệ.
Ngoài ra, bật audiobook cũng là một cách thực sự tốt để đánh thức con vì chúng làm tăng sự quan tâm của trẻ và khiến con nhanh rời khỏi giường. Hơn nữa, trẻ có thể tiếp tục nghe nó trong khi mặc quần áo và ăn sáng.
Vẽ biểu đồ thói quen buổi sáng để làm cho toàn bộ quá trình vui vẻ hơn
Một biểu đồ thói quen buổi sáng là một cách tuyệt vời để giữ cho trẻ tập trung vào các nhiệm vụ cần làm vào buổi sáng. Nó sẽ giúp con điều chỉnh để thức dậy, làm cho công việc buổi sáng trở thành một nhiệm vụ siêu anh hùng thực sự. Cùng nhau, bạn có thể vẽ một biểu đồ bao gồm các nhiệm vụ như dọn dẹp, mặc quần áo, ăn sáng, soạn ba lô và chuẩn bị hộp ăn trưa.
Biến việc thức dậy thành một trò chơi
Bạn có thể làm cho toàn bộ quá trình thức dậy vui hơn nhiều bằng cách biến nó thành một trò chơi. Hơn nữa, nó sẽ làm giảm đáng kể căng thẳng và tranh cãi. Sử dụng trí tưởng tượng của bạn để tạo ra các trò chơi khác nhau và trẻ sẽ không bao giờ phàn nàn về việc thức dậy nữa.
Đánh thức con bằng mùi của bữa sáng yêu thích
Chỉ cần tưởng tượng tâm trạng của trẻ sẽ tốt như thế nào trong ngày nếu buổi sáng của chúng bắt đầu các món ăn yêu thích. Và mùi thơm hấp dẫn của bữa sáng lan tỏa khắp nhà sẽ khiến trẻ rời khỏi giường ngay khi có thể.
Cho trẻ một ly nước trái cây trước
Thức dậy vào buổi sáng không phải là một công việc dễ dàng, ngay cả đối với người lớn, và trẻ em có thể cảm thấy thực sự khó tỉnh táo ngay sau khi ngủ quá sâu. Hãy mang đến cho trẻ món đồ uống yêu thích ngay khi vừa thức tỉnh để trẻ có chút thời gian thích ứng trước khi rời khỏi giường.
Sử dụng vật nuôi trong gia đình như một chuông báo thức
Nếu con có một con chó hoặc mèo yêu, bạn có thể sử dụng chúng để đánh thức trẻ. Chỉ cần đặt thú nuôi yêu thích trên giường của con và nó sẽ khiến chúng không có cơ hội ngủ thêm nữa.
Hãy để trẻ trải nghiệm những hậu quả của việc dậy muộn
Ngay khi thói quen buổi sáng được thiết lập hãy khiến chúng cảm thấy có trách nhiệm tuân theo nó. Ví dụ, bạn có thể tạo ra một hình phạt nhất định vì không thức dậy đúng giờ, chẳng hạn như không cho phép sử dụng máy tính, xem tivi, chơi ganme ...trong một ngày. Đối với những đứa trẻ lớn hơn, hãy để chúng đi học muộn để trẻ cảm thấy không thoải mái trước mặt giáo viên và bạn bè.

Ứng dụng tìm người trông con được phụ huynh Nhật săn đón
Nhờ các ứng dụng này, phụ huynh Nhật Bản có thể dễ dàng tìm được người trông con đáng tin cậy mùa dịch bệnh.
" alt=""/>Những cách gọi con dậy dễ dàng hơn mỗi sáng