
 |
Nhà báo Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ chia sẻ những khó khăn của việc thu tiền người đọc báo online. Ảnh: Trọng Đạt |
Ở thời điểm đó, những tờ báo giấy có nguồn thu lớn từ bạn đọc, có lượng quảng cáo lớn không mặn mà cho sự ra đời của các phiên bản online. Do ít được đầu tư, phiên bản điện tử của các tờ báo này cũng không đem tới những nguồn thu như kỳ vọng.
Với những báo điện tử xuất phát điểm từ các công ty công nghệ hoặc hợp tác với đối tác công nghệ, họ nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường báo mạng. Lượng độc giả và nguồn thu quảng cáo dồi dào ở thời kỳ đầu khiến các trang này cũng chưa tính tới giải pháp thu tiền người đọc báo online.
Tới khi mạng xã hội xuất hiện và hút phần lớn doanh thu quảng cáo tại Việt Nam, các trang báo điện tử mới bắt đầu nhận thấy sự thiếu hụt nguồn thu từ độc giả. Đến lúc này, người đọc đã hình thành thói quen thụ hưởng nội dung miễn phí từ các tờ báo. Cũng bởi vậy, người làm báo cứ mãi loay hoay tìm cách thu phí độc giả online.
Bản quyền nội dung: Điểm yếu chí tử của báo mạng
Ngoài thói quen tiếp nhận thông tin miễn phí của độc giả, cái khó của việc thu phí người đọc báo online còn nằm ở sự thiếu tôn trọng bản quyền lẫn nhau giữa các cơ quan báo chí.
Vấn nạn xào xáo, copy của các tờ báo mạng khiến nhiều bài viết có nội dung đều na ná. Điều này khiến việc bán sản phẩm của các tòa soạn gặp rất nhiều khó khăn.
 |
Việc thu phí báo chí online đòi hỏi các tòa soạn phải có nội dung chất lượng cao và khác biệt. Ảnh: Trọng Đạt |
“Không thể có một tin bài hay khi bài viết vừa xuất hiện là ngay lập tức tràn ngập trên các trang báo điện tử và mạng xã hội. Các báo điện tử liệu có sẵn sàng cam kết bảo vệ bản quyền cho sản phẩm của nhau không?”, nhà báo Lê Xuân Trung đặt câu hỏi.
Để bán được báo online, công tác bản quyền là điều mà những người làm báo chân chính bắt buộc phải nghĩ đến.
Nhà mạng “ăn" 70% doanh thu tiền bán báo
Một thách thức khác khi tiến hành thu phí người đọc báo online nằm ở công cụ thanh toán. Việc thiếu vắng công cụ thu phí là rào cản khiến các tờ báo online không thể thu phí ngay từ đầu. Đáng buồn hơn khi điều này vẫn đúng ngay cả ở thời điểm hiện tại.
Theo ông Lê Quốc Minh - Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam, khó khăn nhất khi bán báo online chính là khâu thanh toán.
 |
Ông Lê Quốc Minh - lãnh đạo cơ quan báo chí đầu tiên tại Việt Nam triển khai giải pháp thu phí người đọc online. |
Là một trong những tờ báo tiên phong trong việc thu phí độc giả, trang Vietnamplus mà ông Minh từng làm Tổng biên tập đã bắt đầu cung cấp các nội dung thu phí từ tháng 6/2018.
Chia sẻ kinh nghiệm của mình, ông Lê Quốc Minh cho biết, người Việt không thích thanh toán bằng thẻ tín dụng. Họ cũng rất ngại sử dụng ví điện tử. Để tiện lợi cho độc giả, đơn vị này đã liên kết với nhà mạng và chọn tài khoản viễn thông làm công cụ thanh toán online.
Ở thời kỳ đầu, tỷ lệ ăn chia mà nhà mạng áp đặt cho tờ báo này là 70 - 30. Trong đó, 70% doanh thu từ người đọc báo thuộc về nhà mạng, 30% thuộc về chủ sở hữu nội dung. Sau nhiều tranh đấu, dù từng được điều chỉnh thành 35 - 65, tỷ lệ này không kéo dài được lâu và nhanh chóng bị đẩy về mức cũ.
Theo ông Lê Quốc Minh, dù chỉ hưởng 30% doanh thu từ việc bán báo mạng, tòa soạn tiếp tục phải chia sẻ khoản tiền này cho các công ty công nghệ, đơn vị kinh doanh. Với tỷ lệ ăn chia về phương thức thanh toán như hiện nay, các tòa soạn chắc chắn sẽ không thể trang trải được chi phí hoạt động.
Vẫn còn rất nhiều điều phải làm để có thể thu phí người đọc báo online. Tuy vậy, “Chúng ta không thể cứ mãi làm việc không công. Thu phí người đọc báo là xu thế tất yếu phải xảy ra.”, ông Lê Quốc Minh khẳng định.
(Đón xem kỳ 3: Mô hình kinh tế nào cho báo chí Việt Nam?)
Trọng Đạt

Tìm lời giải về nguồn thu cho báo chí Việt Nam
Nhiều cơ quan báo chí đã sụt giảm doanh thu đến 50%, thậm chí 60-70% do tác động của dịch Covid-19. Do vậy, nhiều mô hình kinh doanh đang được cân nhắc nhằm tìm ra lời giải cho báo chí Việt Nam.
" alt=""/>Vì sao khó thu tiền người đọc báo online?
Hướng đến thiết kế toàn màn hình, bộ tứ smartphone dưới đây đều áp dụng màn hình giọt nước với viền bên tối giản kèm theo những trang bị giúp gia tăng tính cạnh tranh như camera chụp xóa phông, mở khóa bằng khuôn mặt, hay viên pin lớn…Realme C2, 2,79 triệu đồng
So với phần khuyết tai thỏ hơi dư dả của người anh em C1, thì Realme C2 đã chuyển sang dùng thiết kế màn hình giọt nước tối giản kèm phần cằm bên dưới được gọt mỏng hơn. Điều đó góp phần giúp tỉ lệ hiển thị lên đến 89,35% so với thân máy.
Mặt lưng máy cũng được chăm chút hơn với mặt lưng nhựa nhám được hoàn thiện dạng vân kim cương tạo thành các đa giác mang đến cảm giác vừa là mắt vừa tăng độ bám khi cầm nắm đi kèm khả năng chống bám vân tay, mồ hôi…
Máy có màn hình IPS LCD 6,1 inch HD+ tỉ lệ 19,5:9 được bảo vệ bằng kính cường lực Gorilla Glass 3. Realme C2 chạy chip Helio P22 tám nhân cùng RAM 2GB, bộ nhớ 16GB kèm khe thẻ nhớ mở rộng và được cài đặt Android 9.0 Pie.
Smartphone màn hình giọt nước của Realme cũng tập trung vào khả năng chụp xóa phông với cụm camera kép 13MP & 2MP kết hợp camera trước 5MP hỗ trợ làm đẹp bằng AI. Viên pin Li-Po 4.000mAh đi kèm giúp Realme C2 có thể duy trì thời gian sử dụng trung bình đến 2 ngày.
Vivo Y91C, 2,89 triệu đồng
Cùng áp dụng màn hình giọt nước mềm mại như Realme C2, Vivo Y91C còn có phần viền dưới mảnh mai hơn và đi kèm mặt lưng gradient cho hiệu ứng chuyển màu lạ mắt.
Máy được trang bị màn hình IPS LCD 6,22 inch HD+ tỉ lệ 19:9 được thiết kế tràn viền theo phong cách Halo FullView. Smartphone của Vivo chạy Android 8.1 Oreo và có RAM 2GB đi kèm bộ nhớ trong 32GB.
Camera sau 13MP của Vivo Y91C hỗ trợ chụp xóa phông (bằng phần mềm) đi kèm khả năng chụp ảnh bằng giọng nói và cử chỉ thuận tiện cho việc tự chụp từ xa cùng camera trước 5MP đi kèm chế độ làm đẹp.
Con chip Helio P22 giúp máy đáp ứng mượt các nhu cầu cơ bản lẫn chơi được những tựa game 3D như Liên Quân Mobile ở mức thiết lập cấu hình tối thiểu.
Vivo Y91C đồng hành cùng viên pin 4.030mAh kết hợp chế độ siêu tiết kiệm pin cho phép duy trì thời gian sử dụng lâu dài sau mỗi lần sạc.
" alt=""/>Đây là 4 smartphone màn hình giọt nước đẹp mắt mà giá chỉ xấp xỉ 3 triệu đồng