Đây cũng là năm nhà trường bắt đầu tuyển sinh 2 chương trình đào tạo chất lượng cao mới, gồm: Chương trình Chất lượng cao Luật Kinh doanh quốc tế theo mô hình thực hành nghề nghiệp và Chương trình Chất lượng cao Tiếng Anh thương mại.
Năm nay, Trường ĐH Ngoại thương công bố 6 phương thức xét tuyển, gồm 5 phương thức đã thực hiện từ năm 2020 và bổ sung thêm một phương thức mới, đó là phương thức xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG Hà Nội và ĐHQG Tp.Hồ Chí Minh.
Cụ thể:
Phương thức 1 - Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi (HSG) quốc gia, đạt giải HSG cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và thí sinh thuộc hệ chuyên của trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT).
Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 25%, trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng. Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ 21/5 đến ngày 28/5 trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường (http://tuyensinh.ftu.edu.vn).
Cụ thể điều kiện đăng ký xét tuyển như sau:
- Đối với thí sinh tham gia kỳ thi HSG quốc gia các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật): phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8 trở lên.
Tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập 5 học kỳ năm lớp 10,11 và Học kỳ 1 năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn tham gia thi HSG quốc gia) và điểm ưu tiên xét tuyển căn cứ trên giải HSG quốc gia.
- Đối với thí sinh đạt giải (nhất, nhì, ba) trong kỳ thi HSG cấp tỉnh/thành lớp 11, 12 (bao gồm cả thí sinh thi vượt cấp) các môn thuộc tổ hợp xét tuyển của nhà trường (bao gồm Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật): phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8 trở lên và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (trong đó có môn thi đoạt giải HSG) đạt từ 8,5 trở lên.
Tiêu chí xét tuyển dựa trên kết quả học tập 5 kỳ và điểm ưu tiên xét tuyển căn cứ trên giải HSG cấp tỉnh/thành phố.
- Đối với thí sinh học hệ chuyên các môn chuyên Toán, Tin, Lý, Hoá, Văn, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nga, Tiếng Nhật: phải có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán, Lý, Hóa, Văn, Ngoại ngữ) đạt từ 9 trở lên. Tiêu chí xét tuyển xác định dựa trên kết quả học tập 5 kỳ.
Phương thức 2- Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 28%, trong đó, từng đối tượng có chỉ tiêu riêng. Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến dự kiến từ 21/5 đến ngày 28/5 trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường (http://tuyensinh.ftu.edu.vn).
Cụ thể điều kiện đăng ký xét tuyển như sau:
- Đối với thí sinh thuộc hệ chuyên, lớp chuyên Toán, Toán-Tin, Tin, Lý, Hóa, Văn và Ngoại ngữ của các trường THPT trọng điểm quốc gia/THPT chuyên:
Đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là: (1) thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương theo qui định của trường, (2) tốt nghiệp THPT năm 2021 và có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8 trở lên và (3) có điểm trung bình chung học tập của 5 kỳ học năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của môn Toán và một môn khác không phải là Ngoại ngữ trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 8,5 điểm trở lên. Đối với ngành ngôn ngữ thương mại, thí sinh cần phải có chứng chỉ quốc tế (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật) theo quy định của trường và có trung bình chung học tập từng năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 8 điểm.
- Đối với thí sinh không chuyên: đối với các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh, điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là: (1) thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương, (2) tốt nghiệp năm 2021 và có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 8,5 trở lên và (3) có điểm trung bình chung học tập của 05 kỳ học lớp 10, 11 và học kỳ 1 lớp 12 của hai môn trong tổ hợp Toán – Lý, Toán – Hóa từ 9,0 trở lên, tổ hợp Toán-Văn từ 8,8 trở lên. Đối với ngành ngôn ngữ thương mại, thí sinh cần phải có chứng chỉ quốc tế (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật) theo quy định của nhà trường và có điểm trung bình chung học tập từng năm lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 8,5 trở lên.
- Đối với thí sinh có chứng chỉ năng lực quốc tế, điều kiện để đăng ký xét tuyển là: (1) thí sinh phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế tương đương, (2) Tốt nghiệp THPT, (3) Có chứng chỉ ACT từ 27 điểm hoặc SAT từ 1260 điểm, hoặc có chứng chỉ A-level với điểm Toán từ A trở lên.
![]() |
Trường ĐH Ngoại thương công bố phương thức tuyển sinh đại học năm 2021. Ảnh minh họa. |
Phương thức 3- Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại. Chỉ tiêu của phương thức này dự kiến là 7%. Thí sinh đăng ký đăng ký xét tuyển dự kiến vào tháng 7/2021, ngay sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Điều kiện để thí sinh đăng ký xét tuyển là phải có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (academic) từ 6,5 trở lên hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế (Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Nhật) theo qui định của nhà trường, có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10,11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 7,5 trở lên và điểm thi tốt nghiệp THPT 2 môn thuộc tổ hợp xét tuyển của trường (Toán-Lý, Toán-Hóa hoặc Toán- Văn) đảm bảo ngưỡng qui định của trường.
Phương thức 4- Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn. Chỉ tiêu phương thức này dự kiến 30% chỉ tiêu. Thời gian xét tuyển được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 đạt từ 7 trở lên, có điểm thi 3 môn thuộc các tổ hợp xét tuyển (A00, A01, D01, D02, D03, D04, D06, D07) đáp ứng điểm sàn nhận hồ sơ theo qui định của trường. Tiêu chí xét tuyển xác định dựa trên điểm thi 3 môn thuộc tổ hợp đăng ký xét tuyển.
Phương thức 5- Xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi Đánh giá năng lực do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG tpHCM tổ chức trong năm 2021, áp dụng cho các chương trình tiêu chuẩn. Chỉ tiêu phương thức này dự kiến 7% chỉ tiêu. Thí sinh đăng ký xét tuyển trực tuyến 2 đợt trên Hệ thống tuyển sinh trực tuyến của trường (http://tuyensinh.ftu.edu.vn), dự kiến đợt 1 từ 21/5 đến ngày 28/5 và đợt 2 vào giữa tháng 7/2021. Điều kiện tham gia xét tuyển là thí sinh phải có điểm trung bình chung học tập của từng năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12 từ 7 trở lên, có kết quả bài thi Đánh giá năng lực của ĐHQH Hà Nội từ 105/150 điểm hoặc kết quả bài thi của ĐHQG TP.HCM từ 850/1200 điểm. Tiêu chí xét tuyển xác định dựa trên kết quả của kỳ thi này. Thí sinh xét tuyển theo phương thức này chỉ được chọn đăng ký xét tuyển tại 1 trong 2 cơ sở của trường: Trụ sở chính Hà Nội hoặc Cơ sở II – TP Hồ Chí Minh.
Phương thức 6- Xét tuyển thẳng (dự kiến 3% chỉ tiêu) được thực hiện theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhà trường.
Thanh Hùng
Tối 27/7, Trường ĐH Ngoại thương công mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Theo đó, mức điểm sàn đối với trụ sở chính Hà Nội và cơ sở II TP.HCM là 23,8; cơ sở Quảng Ninh là 20.
" alt=""/>Phương án tuyển sinh Đại học Ngoại thương năm 2021Hệ thống đào tạo với nhiều trình độ
Thông qua SkillsFuture, Chính phủ Singapore đã thiết lập hệ thống đào tạo với nhiều trình độ khác nhau nhắm tới các nhóm xã hội khác nhau để đáp ứng nhu cầu nâng cao, bổ sung kỹ năng thiếu hụt cho người lao động, giúp họ tìm việc làm, chuyển đổi, thăng tiến nghề nghiệp, đặc biệt là hình thành văn hóa học tập suốt đời.
Chương trình bao gồm một số sáng kiến – cấu phần cốt lõi (chẳng hạn như: Gói tín dụng SkillsFuture, chuyển đổi nghề nghiệp,…), dành cho nhiều đối tượng trong đó tập trung vào sinh viên, người trưởng thành, doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo.
Nhìn chung SkillsFuture liên quan tới một loạt các công cụ chính sách với phạm vi đối tượng thụ hưởng nhiều hơn, trong thời gian lâu hơn, hỗ trợ một cách tốt nhất các nguồn lực để sinh viên, người lao động đạt được mức độ thành thạo của kỹ năng nghề nghiệp.
Công dân Singapore từ 25 tuổi trở lên đều có cơ hội tiếp cận gói hỗ trợ tín dụng SkillsFuture của Chính phủ với mức hỗ trợ 500 đô la Singapore trở lên để tham gia đào tạo phát triển kỹ năng. Tính đến cuối năm 2017, tổng số công dân Singapore được hỗ trợ từ gói tín dụng là 285.000 người, tương ứng với 18.000 khóa đào tạo kỹ năng được triển khai.
SkillsFuture đã thiết lập hệ thống đào tạo đa cấp độ với hàng chục sáng kiến và chương trình khác nhau nhắm tới nhu cầu về phát triển kỹ năng ở các nhóm đối tượng khác nhau như sinh viên, người lao động ở các giai đoạn khác nhau của nghề nghiệp.
Chương trình đã đầu tư, hợp tác với các ngành công nghiệp khác nhau để mở rộng đối tác doanh nghiệp tư nhân, tăng cường hợp tác giữa các cơ sở đào tạo, hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức đoàn thể và người sử dụng lao động cùng tham gia phát triển kỹ năng cho người lao động.
The báo cáo ngân sách năm 2018, Chính phủ Singapore đã dành khoản đầu tư 220 triệu đô la để triển khai những kế hoạch, chính sách và chiến lược phát triển kỹ năng thông qua chương trình này.
Bốn mục tiêu của SkillsFuture
Thứ nhất, hỗ trợ công dân Singapore có được những lựa chọn đúng đắn về giáo dục, đào tạo và nghề nghiệp.
Chính phủ Singapore thiết lập hệ thống tư vấn, hướng nghiệp hoàn thiện được triển khai ở tất cả cấp học phổ thông đến cơ sở đào tạo nghề, trường cao đẳng, đại học và tiếp diễn trong suốt quá trình nghề nghiệp của mỗi người dân.
Thông qua các chương trình hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan của Chính phủ, các ngành công nghiệp, các doanh nghiệp, người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo, người dân Singapore tiếp cận được một cách đầy đủ thông tin về các ngành nghề, ngành công nghiệp liên quan từ rất sớm. Họ cũng được tiếp cận những thông tin thực tế về việc làm và những thay đổi nhu cầu của thị trường lao động.
Thứ 2, phát triển hệ thống giáo dục đào tạo tích hợp, chất lượng cao đáp ứng những thay đổi liên tục của thị trường lao động.
Nền giáo dục và đào tạo Singapore được đánh giá, tổng kết thường xuyên và theo định kỳ để đảm bảo hệ thống này luôn được bổ sung, hoàn thiện đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu học tập, nâng cao trình độ kỹ năng, năng lực chuyên môn thường xuyên của người dân, đáp ứng nhu cầu về phát triển chuyên sâu.
Thứ 3, thúc đẩy người sử dụng lao động về việc công nhận và phát triển nghề nghiệp dựa vào kỹ năng và kỹ xảo. Người sử dụng lao động được tham gia vào quá trình thiết kế và triển khai một khung để người lao động có thể thăng tiến trong nghề nghiệp thông qua việc phát triển kỹ năng.
Thứ 4, nuôi dưỡng văn hóa để hỗ trợ và tôn vinh việc học tập suốt đời. Đây là quá trình lâu dài nhằm tôn vinh, coi trọng những kỹ năng, giá trị của thành quả lao động mà lao động có kỹ năng tạo ra trong lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp. Đồng thời đề cao văn hóa học tập suốt đời để đáp ứng yêu cầu của công việc, sự đam mê và phát triển nghề nghiệp mỗi cá nhân.
Minh Vy
" alt=""/>Singapore: ‘Kỹ năng tương lai’ và văn hóa học tập suốt đời