Các thành phần khác trong bát bún đỏ đặc sản Buôn Ma Thuột gồm có: trứng cút, tiết luộc, bì lợn chiên giòn, rau cải, rắc điểm một chút hành khô.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến đĩa bắp cải thái sợi ăn kèm. Chỉ sau 2 ngày khám phá ẩm thực nơi đây, bạn sẽ phát hiện ra rằng đĩa bắp cải thái sợi này là điểm đặc trưng ở mọi quán bún phở của Buôn Ma Thuột. Bắp cải khi được nhúng xuống bát bún còn nóng hổi sẽ vừa chín tới, giòn mềm vừa đủ, rất dễ ăn.
Ẩm thực Buôn Ma Thuột còn là gỏi cà đắng cá cơm trứ danh. Nhưng chẳng giống như tên gọi, cà đắng nhưng không hề đắng khi đã được thái lát, trộn cùng cá cơm, rau rừng, lạc rang. Ở những nhà hàng cầu kỳ, gỏi cà đắng cá cơm sẽ được trình bày cùng vài miếng phồng tôm ăn kèm. Nước trộn gỏi không rõ gồm những gì nhưng dễ ăn, đủ vị chua, ngọt, cay tê, phù hợp với khẩu vị của cả 3 miền.
Nếu có thời gian ghé thăm các buôn làng, khu du lịch sinh thái ở Buôn, bạn sẽ được khuyến nghị dùng thử gà nướng, cơm lam. Gà ở đây được gọi thân thương là “gà đồng bào”. Cơm lam cũng được nấu từ “gạo đồng bào” - tức là gà đồng bào nuôi, gạo đồng bào trồng.
Gà đồng bào không to, nhưng ngọt thịt, da mỏng không chút mỡ, nên khi nướng sẽ giòn tan.
Nếu bún đỏ cầu kỳ với nhiều thành phần thì bún chìa lại mang lại cảm quan đơn giản tới bất ngờ. Miếng thịt chân giò “khổng lồ” đặt giữa bát bún, kèm đĩa bắp cải thái sợi là 3 thành phần chính của món ăn. Miếng thịt lớn còn được gọi là khúc giò chìa - phần tảng thịt ở phía chân sau của con lợn, nhiều nạc - vốn được ninh kỹ để tạo nước dùng, sau đó nhúng lại nồi nước ninh để thịt nóng đều, rồi đặt nguyên vào bát bún.
Ăn bún chìa, thực khách phải dùng tay và sẽ “bị” no căng bụng nếu không quen ăn nhiều, bởi chỉ riêng miếng thịt là đã quá sức.
Vào một bữa trưa nào đó, bạn có thể thử món bò nhúng me không nên bỏ lỡ khi đến Buôn Ma Thuột. Đĩa thịt bò sống trộn sẵn nước sốt me được mang ra cùng chiếc bếp ga mini. Chủ quán hướng dẫn thực khách tự chia bò và nước sốt thành 3 phần, lần lượt đặt vào chảo nóng, đảo qua cho đến khi bò chín, nước sốt sôi sùng sục.
Để no bụng và đủ tinh bột, bánh mỳ sẽ chấm cùng nước sốt gần giống như bò sốt vang. Vị ngọt, mềm của thịt bò hoà quyện cùng vị đậm đà của nước sốt me sẽ khiến bạn không thể nào quên hương vị của món ăn này.
Nếu có cơ hội ghé qua Buôn Ma Thuột vài ngày, bạn nên thưởng thức cả lẩu rau rừng, lẩu cá lăng, phở 2 tô… cùng những món ăn chơi, ăn sáng: bánh cuốn thịt nướng, bánh hỏi, bánh ướt… Gần như chẳng có món nào trong số đó làm thực khách thất vọng. Và dường như chỉ cần ghé đại một quán ăn, bạn đã có thể thưởng thức một món ngon mà không cần cầu kỳ chọn lựa.
Thậm chí, ở thành phố không hề có biển này, bạn vẫn có thể được thưởng thức các món hải sản tươi và ngon bất ngờ.
Đó là lý do một kẻ không phải tín đồ cà phê như tôi vẫn hoàn toàn bị Buôn Ma Thuột chinh phục chỉ trong một vài ngày ghé chơi.
Có những món ăn bình dân, mộc mạc nhưng luôn khiến người con đất Việt vương vấn. Khi xa nhà, chỉ cần tên món ăn được nhắc đến, bao nhiêu kỷ niệm lại ùa về khiến lòng người thổn thức, nhớ da diết vị quê hương. VietNamNet đăng tuyến bài Những món ăn gợi nhớ quê nhà. Tuyến bài là ghi chép của độc giả VietNamNet trên khắp mọi miền đất nước và ở nước ngoài về các món ăn ngon, hấp dẫn của Việt Nam. Bài viết của độc giả vui lòng gửi về địa chỉ email: [email protected]. |
Hàng trăm người tập trung về đập ngăn mặn An Mỹ để vớt cá chình giống bán cho thương lái (Ảnh: Hằng Nga).
Ghi nhận từ 19h đến 21h hàng ngày, khoảng 300 người dân từ các xã Mỹ Cát và Mỹ Chánh tập trung tại đập ngăn mặn để vớt cá chình con nổi lên mặt nước gần bờ. Người dân sử dụng vải mùng và gậy cán dài làm vợt để vớt cá. Sau 21h, thủy triều rút đi, cá chình lại trôi theo ra biển.
Ông Phan Đình Đông, một người dân xã Mỹ Chánh cho biết, trong những đêm đầu khi cá chình xuất hiện, ít người biết nên có người bắt được cả ngàn con trong 3 giờ, người ít cũng kiếm được 300 con.
"Sau khi vớt, chúng tôi bán ngay cho đại lý thu mua cá chình giống tại xã Mỹ Cát với giá 2.000 đồng/con. Những ngày đầu, mỗi tối gia đình tôi thu được trên 1,5 triệu đồng từ việc bắt cá chình con", ông Đông chia sẻ.
Ông Đặng Thành Sinh, cũng ở xã Mỹ Cát cho biết, đây là lần đầu tiên cá chình con xuất hiện dày đặc tại đoạn sông này.
"Một tuần nay, vợ chồng tôi kiếm được trên 15 triệu đồng. Nhờ 'lộc trời' mà bà con địa phương có thêm thu nhập dịp cuối năm", ông Sinh phấn khởi.
Ông Nguyễn Phúc Phụng, Trưởng thôn An Mỹ, lý giải cá chình đẻ trứng ở thượng lưu sông La Tinh, trứng này theo mưa lớn trôi ra cửa biển. Sau khi trứng nở, cá chình con theo triều cường quay trở lại thượng lưu để sinh trưởng, nhưng bị chặn lại bởi đập ngăn mặn An Mỹ mới xây dựng.
Ông Trần Phụng Chánh, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Cát, cho biết, đập ngăn mặn An Mỹ đang trong giai đoạn xây dựng. Khi hoàn thành, đập sẽ góp phần ngăn mặn, giữ ngọt, tạo nguồn cấp nước tưới ổn định cho 130ha đất canh tác nông nghiệp và cung cấp nước ngọt cho nuôi trồng thủy sản, hỗ trợ nguồn nước ngầm, cải tạo môi trường sinh thái và đảm bảo cảnh quan khu vực.
" alt=""/>Săn loài cá luồn như lươn, nhỏ như tăm từ biển vào kiếm tiền triệu mỗi đêm