Hiệu quả điều trị bệnh trĩ khi “Đông, Tây y kết hợp”
Không thể phủ nhận tác dụng điều trị bệnh trĩ của các loại thuốc y học hiện đại, nhưng cũng nhận thấy tác dụng hỗ trợ điều trị không hề nhỏ của y học cổ truyền, cụ thể là sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) An Trĩ Vương trên bệnh nhân trĩ độ I, II, III, TS.BS Lê Mạnh Cường, Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung Ương (YHCT TW) cùng với nhóm nghiên cứu của mình đã thực hiện đề tài nhằm đánh giá hiệu quả điều trị bệnh trĩ khi kết hợp dùng “Đông - Tây y”.
Nghiên cứu đánh giá này được thực hiện trong 15 tháng với 60 bệnh nhân chia hai nhóm, nhóm nghiên cứu với 30 người sử dụng TPCN An Trĩ Vương và thuốc Daflon 500mg, nhóm đối chứng với 30 người, chỉ sử dụng thuốc Daflon 500mg.
Trong suốt quá trình thực hiện đánh giá này, cả hai nhóm đều được dặn dò chế độ ăn uống, thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, ăn nhiều rau củ quả, nhiều chất xơ, uống nhiều nước…
Theo đó, thời gian hết triệu chứng đau trung bình của nhóm nghiên cứu sử dụng đồng thời cả thuốc Daflon 500mg và TPCN An Trĩ Vương chỉ trong vòng tối đa 3 ngày, còn nhóm chứng chỉ sử dụng mình thuốc Daflon 500mg là hơn 5 ngày.
Với hiện tượng chảy máu, chỉ sau tối đa 4 ngày tình trạng này chấm dứt ở nhóm dùng đồng thời cả thuốc và TPCN An Trĩ Vương. Trong khi đó nhóm chỉ dùng mình thuốc lên tới 5,6 ngày mới hết hiện tượng chảy máu.
Cải thiện tình trạng táo bón ở nhóm dùng thuốc kết hợp TPCN An Trĩ Vương đạt 84%, còn nhóm đối chứng chỉ được 50%. Thời gian hết hẳn hiện tượng táo bón này ở nhóm nghiên cứu khoảng 4 ngày, còn nhóm đối chứng kéo dài tới 10 ngày.
Bên cạnh đó, tỷ lệ bệnh nhân giảm tình trạng sưng nề, xung huyết búi trĩ, giảm thể tích khối trĩ sau thời gian điều trị theo liệu trình ở nhóm dùng thuốc và TPCN An Trĩ Vương lên tới 90%, còn nhóm đối chứng thấp hơn là 83%.
Thực tế, các bệnh nhân trên đều trong giai đoạn trĩ viêm cấp, ngoài làm tăng sức bền của mao mạch của thuốc Daflon còn có thêm tác dụng hỗ trợ của TPCN An Trĩ Vương mà trong thành phần có Cao Đương Quy là một vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, Diếp cá, Rutin, Meriva và Magie Carbonat. Theo quan điểm của y học cổ truyền thì hoạt huyết có tác dụng giúp thông kinh lạc, giảm tình trạng viêm, sưng nề xung huyết của các búi trĩ do cải thiện tình trạng đau tức hậu môn và làm giảm thể tích khối trĩ của bệnh nhân.
Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến Bệnh trĩ, táo bón về hòm thư điện tử: [email protected] để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (04) 39 959 969 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
Doãn Phong
" alt=""/>Đẩy lùi bệnh trĩ nhờ ‘Đông![]() |
Khu đất có 2 công trình xây dựng được đưa ra khỏi danh mục biệt thự cũ nằm cạnh hồ Gươm (Ảnh: Hồng Khanh) |
UBND thành phố Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện rà soát, đề xuất điều chỉnh danh mục biệt thự thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo “Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng từ trước năm 1954 trên địa bàn thành phố Hà Nội” và lập danh mục các công trình nhà cổ, biệt thự cũ, các công trình kiến trúc xây dựng trước năm 1954 theo quy định Nghị quyết số 17/2013/NQ-HĐND.
Theo đó, TP giao Sở Xây dựng chủ trì khẩn trương triển khai thực hiện việc rà soát, đề xuất điều chỉnh danh mục biệt thự; đề xuất, báo cáo thành phố trình HĐND thành phố xem xét điều chỉnh Nghị quyết của HĐND thành phố theo thẩm quyền quy định vào kỳ họp HĐND thành phố giữa năm 2017.
Trong quá trình thực hiện, các đơn vị được giao chủ trì mời các Ban của HĐND thành phố, đại diện Cục Quản lý nhà (Bộ Xây dựng), Hội Kiến trúc sư Thành phố cùng tham dự; hoàn thành các công việc nêu trên để báo cáo Thường trực HĐND thành phố trước ngày 30/4/2017.
Liên quan đến các công trình biệt thự cổ, trước đó, 2 biệt thự xây trước năm 1954 nằm cạnh hồ Gươm được Hà Nội đưa ra khỏi danh mục quản lý theo Quy chế nhà biệt thự cũ, để dành đất xây khách sạn.
Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng đã có ý kiến về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất số 22-32 phố Lê Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm. Đây là khu đất nằm cạnh hồ Gươm và có 2 công trình từng nằm trong danh mục quản lý nhà biệt thự xây dựng trước năm 1954 (số 30 và 32).
Theo ý kiến của lãnh đạo Hà Nội, ngày 20/10, HĐND thành phố có văn bản về việc đưa công trình nhà số 30, 32 ra khỏi danh mục biệt thự. Trên cơ sở đó, Sở Quy hoạch kiến trúc đã có báo cáo về dự án đầu tư xây dựng công trình khách sạn tại khu đất 22-32 phố Lê Thái Tổ
UBND thành phố chấp thuận về nguyên tắc với nội dung báo cáo của Sở Quy hoạch, giao Sở này hướng dẫn nhà đầu tư hoàn chỉnh phương án quy hoạch, kiến trúc, lấy ý kiến các tổ chức nghề nghiệp, chuyên gia, thông tin rộng rãi để nhân dân biết, góp ý.
Bên cạnh đó, thành phố cũng giao các sở ngành rà soát, xác định đầy đủ, chính xác nhà biệt thự thuộc và không thuộc đối tượng quản lý theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự cũ được xây dựng từ trước năm 1954, báo cáo HĐND thành phố xem xét, điều chỉnh.
2 công trình tại nhà số 30, 32 Lê Thái Tổ nằm trong danh mục 382 biệt thự cũ xếp nhóm 2 (biệt thự có giá trị về kiến trúc), thuộc đối tượng quản lý, sử dụng theo Quy chế nêu trên.
![]() |
Theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà biệt thự được xây dựng trước năm 1954 trên địa bàn TP Hà Nội, tất cả các nhà biệt thự thuộc danh mục quản lý không được tự ý phá dỡ. Trường hợp biệt thự nhóm 1 và nhóm 2 bị hư hỏng nặng, xuống cấp, có nguy cơ sập đổ, đã có kết luận của cơ quan có thẩm quyền về kiểm định chất lượng công trình xây dựng và phải được Sở Xây dựng kiểm tra, báo cáo UBND thành phố và HĐND thành phố (đối với biệt thự nhóm 1) và UBND thành phố (đối với biệt thự nhóm 2) cho phép phá dỡ, xây dựng lại. Đối với biệt thự thuộc nhóm 2, Chủ đầu tư phải có dự án xây dựng lại nhà biệt thự đảm bảo theo kiểu dáng kiến trúc bên ngoài và quy hoạch của nhà biệt thự cũ (mật độ xây dựng và số tầng, độ cao) trước khi được cấp có thẩm quyền cho phép phá dỡ công trình. |
Hồng Khanh
Ngày 20/10/2016, HĐND TP đã có văn bản gửi UBND TP về việc đưa công trình tại nhà số 30, 32 phố Lê Thái Tổ ra khỏi danh mục biệt thự.
" alt=""/>Hà Nội điều chỉnh danh mục biệt thự cổ