"Có rất nhiều yếu tố nguy cơ không xác định, như chất gây ô nhiễm hoặc phụ gia thực phẩm. Chúng ta không thể biết hết được", GS Ogino nói.
GS Ogino cho rằng thực tế rất nhiều bệnh ung thư trong số này - 8 trong số 14 bệnh được nghiên cứu - liên quan đến hệ tiêu hóa cho thấy chế độ ăn uống và vi khuẩn sống trong đường ruột đóng một vai trò lớn.
Tiến sĩ Elizabeth Platz, một nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg, cho biết: "Tôi nghĩ đây thực sự là một vấn đề quan trọng. Hãy lấy ví dụ với béo phì, trước kia tình trạng này hiếm nhưng giờ đây chúng ngày càng trở nên phổ biến. Mọi người đang trở nên béo phì sớm hơn, thậm chí ngay cả khi còn nhỏ. Vì vậy, nguy cơ ung thư này đang hình thành sớm hơn nhiều thập kỷ so với các thế hệ trước".
Bùng nổ ung thư đại trực tràng ở những người trẻ tuổi
Theo CNN, sự gia tăng của bệnh ung thư đại trực tràng khởi phát sớm là đặc biệt cao. Đánh giá của GS Ogino cho thấy trong những năm nghiên cứu, tỷ lệ gia tăng trung bình hàng năm của bệnh ung thư đại trực tràng ở thanh niên là khoảng 2% ở Mỹ, Úc, Canada, Pháp và Nhật Bản. Ở Anh, Scotland và xứ Wales là gần 3%. Ở Hàn Quốc và Ecuador, con số này là khoảng 5% mỗi năm.
Từ năm 1988 đến năm 2015, tỷ lệ mắc ung thư đại trực tràng sớm đã tăng từ gần 8 trên 100.000 người lên gần 13 trên 100.000 - tăng 63%, theo một đánh giá gần đây khác được công bố trên Tạp chí Y học New England.
Các nghiên cứu cho thấy khoảng 1/10 các trường hợp ung thư đại trực tràng ở Mỹ được chẩn đoán ở những người trong độ tuổi từ 20 đến 50.
Bạn càng trẻ, nguy cơ càng cao
Đánh giá của GS Ogino cho thấy những người sinh vào những năm 1990 có nguy cơ phát triển ung thư khởi phát sớm cao hơn so với những người sinh vào những năm 1980.
Các khối u ác tính khác gia tăng ở những người trẻ tuổi ở Mỹ là u ở vú, nội mạc tử cung, túi mật, ống mật, thận, tuyến tụy, tuyến giáp, dạ dày.
Ung thư là một chẩn đoán nghiêm trọng ở mọi lứa tuổi, nhưng khi nó xuất hiện ở những người trẻ tuổi, các khối u thường hung hãn hơn và chúng thường không bị phát hiện trong thời gian dài hơn.
" alt=""/>Một đại dịch toàn cầu về ung thư ở người dưới 50 tuổiÔng Lê Thanh Dũng - Cục trưởng Cục Dân số - Bộ Y tế (Ảnh: PV).
Theo ông Dũng, giai đoạn 2015-2019, mỗi năm trên thế giới có 121 triệu ca mang thai ngoài ý muốn, trong số đó 61% được giải quyết bằng phá thai, tương đương với 73 triệu ca phá thai mỗi năm, ước tính có khoảng 45% số ca phá thai không an toàn.
Vào năm 2024, có 4,7 triệu trẻ sơ sinh, tương đương khoảng 3,5% tổng số trẻ sơ sinh trên toàn thế giới được sinh ra từ các bà mẹ dưới 18 tuổi và khoảng 340.000 trẻ được sinh ra từ các bé gái dưới 15 tuổi - gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe và hạnh phúc của cả bà mẹ trẻ và những đứa trẻ .
Tại Việt Nam, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) khoảng 25 triệu người, dự báo số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục gia tăng, nhu cầu sử dụng các phương tiện tránh thai tiếp tục tăng.
Báo cáo kết quả điều tra các mục tiêu Phát triển bền vững về trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2020-2021 cho thấy, tổng nhu cầu chưa được đáp ứng về kế hoạch hóa gia đình không giảm mà tiếp tục tăng cao, từ 6,1% (năm 2014) lên 10,2% (năm 2021) ở nhóm phụ nữ hiện đã kết hôn hoặc sống chung.
Đặc biệt tỷ lệ này ở nhóm phụ nữ có quan hệ tình dục, hiện chưa kết hôn hoặc không sống chung như vợ chồng lên tới 40,7%.
Một em bé sinh ra khỏe mạnh, có kế hoạch, bố mẹ sẵn sàng nuôi dưỡng trẻ là niềm hạnh phúc của gia đình (Ảnh minh họa: Hồng Hải).
Tỷ suất sinh con ở vị thành niên (từ 15-19 tuổi) vẫn còn cao, trên toàn quốc là 42 trẻ sinh ra sống/1000 phụ nữ, cao nhất ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc (115) và Tây Nguyên (76), nơi tập trung đông các dân tộc thiểu số.
"Chủ đề của Ngày Tránh thai Thế giới 26/9 năm 2024 của Việt Nam là: "Giới trẻ hãy có trách nhiệm trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì hạnh phúc của chính mình, vì tương lai của đất nước", nhằm khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ về quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai vì lợi ích và hạnh phúc của chính mình", ông Dũng nói.
Theo Phó giáo sư Phạm Bá Nhất - Chủ tịch Hội Kế hoạch hóa gia đình, mục tiêu của chương trình nhằm nâng cao nhận thức cho giới trẻ, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp tránh thai, giúp họ có sự lựa chọn để không mang thai ngoài ý muốn; đảm bảo mỗi đứa trẻ sinh ra đều là mong đợi của cha mẹ...
Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp từng bước khắc phục tình trạng mang thai và sinh con ở trẻ vị thành niên; ưu tiên đẩy mạnh các đợt chiến dịch truyền thông cao điểm lồng ghép với cung cấp dịch vụ về dân số, sức khỏe sinh sản thân thiện cho vị thành niên, thanh niên...
" alt=""/>Hàng triệu trẻ em được sinh ra từ các bà mẹ vị thành niên trên thế giớiCác bất cập này xảy ra trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt, mô hình bệnh tật thay đổi với sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm, dịch bệnh mới xuất hiện, dịch bệnh cũ bùng phát…
Đây là một thách thức rất lớn, trong điều kiện công tác truyền thông ngành y tế còn thiếu thốn về mọi nguồn lực.
Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị công tác truyền thông y tế 2024 (Ảnh: BV).
Theo bà Liên Hương, đội ngũ cán bộ làm truyền thông y tế từ Trung ương đến cơ sở còn rất thiếu về nhân lực, cần được đào tạo nâng cao năng lực liên tục.
Hiện nay, nhiều cơ sở y tế còn chưa thấy được tầm quan trọng của việc bố trí và đảm bảo nguồn lực, điều kiện làm việc và kinh phí cho công tác truyền thông y tế. Kế đến, một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế thiếu kỹ năng truyền thông và cung cấp thông tin y tế.
Người dân đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất - Đồng Nai (Ảnh: Hoàng Lê).
4 nhiệm vụ trọng tâm
Từ thực trạng nêu trên, Thứ trưởng đề nghị công tác truyền thông y tế trong thời gian tới tập trung thực hiện tốt 4 nhiệm vụ trọng tâm.
Một là, tiếp tục chú trọng và phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực truyền thông y tế; tăng cường, nêu cao nhận thức, trách nhiệm của các đơn vị, nhất là người đứng đầu trong công tác truyền thông y tế; phát huy tính năng động, sáng tạo của đội ngũ làm truyền thông chính sách y tế.
Hai là, quan tâm đầu tư kinh phí trong triển khai truyền thông y tế, có chính sách đãi ngộ hợp lý cho lực lượng thực hiện công tác truyền thông y tế tại tuyến cơ sở.
Đồng thời động viên, khích lệ tinh thần và có các hình thức khen thưởng đối với cán bộ có thành tích cao trong triển khai thực hiện nhiệm vụ truyền thông y tế.
Ba là, tiếp tục xây dựng, củng cố mạng lưới truyền thông y tế rộng khắp, lan tỏa từ Trung ương đến địa phương; chủ động chia sẻ, trao đổi thông tin y tế giữa các cấp, các ngành.
Hình ảnh tái hiện việc cấp cứu bệnh nhân trong cuộc thi Y tế cơ sở giỏi khu vực Nam Bộ (Ảnh: Hoàng Lê).
Đồng thời, không ngừng nâng cao chất lượng nội dung truyền thông và đa dạng, đổi mới phương thức, cách thức truyền thông nhằm kịp thời nắm bắt, xử lý và cung cấp thông tin.
Bốn là, cần phối hợp với các Bộ, Ngành, các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương tăng cường truyền thông chính sách nổi bật, thành tựu về y tế; chủ động cung cấp thông tin kịp thời, minh bạch, chính xác tới người dân.
Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương cũng nhận định, hiện nay còn nhiều vấn đề ngành y tế cần ưu tiên giải quyết, như phòng chống dịch bệnh và bệnh không lây nhiễm; già hóa dân số; tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở các vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi còn cao...
Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại cộng đồng rất quan trọng.
Thứ trưởng Bộ Y tế mong muốn cuộc thi Y tế cơ sở giỏi khu vực Nam Bộ sẽ góp phần tăng cường nhận thức của cán bộ y tế tuyến cơ sở về vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân; động viên, khuyến khích cán bộ y tế tuyến cơ sở thêm yêu nghề.
" alt=""/>Thứ trưởng Bộ Y tế: 4 nhiệm vụ trọng tâm trong truyền thông y tế