
 |
Nền công nghiệp ô tô “bầm dập” do dịch Covid-19. Nguồn: Auto News. |
Chưa dừng lại ở đó, nhiều hãng xe như Hyundai, Toyota, Ford hay BMW còn rơi vào tình trạng khó khăn chồng chất khó khăn khi một số nhân viên của họ được xác định dương tính với virus corona khiến nhiều hoạt động của các hãng bị ảnh hưởng không nhỏ. Theo dự đoán doanh số bán xe tại Mỹ trong tháng 3 này sẽ giảm tới 40% so với cùng kì năm 2019.
Các hãng xe tự cứu mình và sự nhập cuộc của chính phủ
Đứng trước sự tụt dốc về doanh số, nhiều hãng xe đã và đang tung ra nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn để thu hút người tiêu dùng, trong đó phải kể đến các gói hỗ trợ tài chính, cho vay trả góp lãi suất 0%. Đơn cử như GM với chương trình mua xe trả góp 0% lãi suất trong vòng 7 năm, Hyundai với gói trợ giá người thất nghiệp do Covid-19 hay Ford cùng các khoản thanh toán trả chậm cho khách hàng mua xe.
 |
Hàng loạt chương trình ưu đãi được các hãng xe tung ra để “câu khách”. Nguồn: Mesabi Daily News. |
Trong khi đó, chính phủ các nước cũng đau đầu không kém để tìm cách “chữa lành” cho nền công nghiệp ô tô. Đầu tiên phải kể đến Trung Quốc – nơi bùng phát và lây lan virus corona, chính quyền thành phố Quảng Châu đã đưa ra một kế hoạch trợ cấp nhằm kích cầu nhu cầu mua xe trong nước. Thành phố Phật Sơn – thủ phủ của Volkswagen cũng có động thái tương tự khi tuyên bố hỗ trợ tiền cho khách hàng mua xe mới và những người muốn đổi xe. Đồng thời chính quyền thành phố còn cung cấp thêm các khoản trợ cấp nhằm bù đắp chi phí tiếp thị của các công ty ô tô trong giai đoạn này.
Kịch bản tương tự cũng xảy ra đối với Hàn Quốc khi chính phủ nước này quyết định trích một phần trong gói viện trợ 50 nghìn tỉ won (tương đương với 39 tỷ USD) để “bơm máu” cho ngành công nghiệp ô tô nước nhà. Ngoài ra, các hoạt động thông quan, vận chuyển hàng hóa sẽ được đẩy nhanh tốc độ, nhằm hỗ trợ thêm cho sự phục hồi của nền công nghiệp ô tô.
 |
Trung Quốc và Hàn Quốc đều có những gói trợ cấp để “bơm máu” cho các hãng xe. Nguồn: QZ |
Tại Anh, ngành công nghiệp ô tô đang lên tiếng yêu cầu chính phủ nước này đưa ra các chính sách mới nhằm thúc đẩy thị trường và đảm bảo đạt được thỏa thuận thương mại tự do với EU với hi vọng những đổi mới này sẽ phần nào giúp các nhà sản xuất ô tô nước này hồi phục sau cơn ác mộng Covid-19.
Bên cạnh đó, Hiệp hội các nhà sản xuất thiết bị và động cơ Mỹ (MEMA) đề nghị Nhà Trắng cứu trợ khẩn cấp và cung cấp chính sách miễn giảm thuế nhằm giúp họ chống chọi lại tác động kinh tế bất lợi do đại dịch corona gây ra. MEMA cũng đưa ra cảnh báo nếu không hành động ngay, các công ty và nhà sản xuất trong ngành công nghiệp ô tô có thể sẽ “khánh kiệt” và thậm chí hàng chục nghìn công nhân buộc phải nghỉ việc.
Ngoài ra MEMA còn kêu gọi Quốc hội nước này giảm thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc (trong đó có thiết bị và phụ tùng ô tô) và thép nhập khẩu nhằm giảm gánh nặng chi phí đối với các công ty. Cùng với đó, nhóm gồm các hãng xe lớn GM, Volkswagen và Toyota cũng đã nộp đơn kiến nghị Quốc hội Mỹ cung cấp thêm các khoản vay và bảo lãnh cho các công ty trong ngành công nghiệp ô tô.
 |
Các hãng xe châu Âu đang loay hoay xin trợ cấp từ phía chính phủ. Nguồn: Huffpost. |
Bày tỏ quan điểm của mình, ông Michele Crisci, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Ý cho biết Liên minh châu Âu EU nên cân nhắc và xem xét lại việc thực hiện các mục tiêu phát thải đã được đề ra trước đó.
Theo ông, điều chúng ta nên làm bây giờ là chuyển mục tiêu phát thải CO2 của năm nay sang năm 2021. Bởi lẽ rõ ràng với sức tàn phá khốc liệt của virus corona, năm 2020 quả thực là một năm vô cùng khó khăn và phức tạp đối với các nhà sản xuất ô tô. Việc áp dụng mức tiền phạt lớn với một ngành công nghiệp vốn đã chịu nhiều thương tổn sẽ chẳng mang lại gì ngoài tạo thêm áp lực về chi phí và lợi nhuận đối với các nhà sản xuất xe.”
Mai Lý

Tránh dịch Covid-19, Geely dùng flycam giao chìa khóa xe
Ứng phó với đại dịch Covid-19, hãng xe Trung Quốc Geely đã nghĩ ra một sáng kiến mới vô cùng “hợp thời” – giao xe đã khử khuẩn tận nhà cho khách hàng.
" alt=""/>Hàng loạt hãng xe khủng hoảng vì Covid

 |
Honda SH 2020 đang giảm giá mạnh tại các đại lý. |
Như vậy, nếu như thời điểm cận Tết Nguyên đán, SH 2020 có lúc tăng mạnh lên đến 82,5 – 119,2 triệu đồng, chênh từ 11-23 triệu đồng so với giá hãng thì nay mẫu xe này đã “rớt”giá hơn 14 triệu đồng đối với bản 150 ABS. Dù vậy, mức giá này vẫn cao hơn giá đề xuất của hãng đến 9 triệu đồng.
Những mẫu xe khác như Honda Vision, SH Mode cũng giảm giá nhẹ từ 500.000- 3 triệu đồng, kèm quà tặng. Trong khi trước Tết, SH Mode đội 10 triệu, Honda Vision đội 5-6 triệu, Lead và Air Blade tăng ít hơn, khoảng 3-4 triệu.
Tình trạng đội giá thường chỉ diễn ra ở những mẫu xe ga bán chạy, dòng xe số của Honda tương tự trước Tết không có nhiều biến động.
“Giảm giá mạnh như vậy nhưng tại đại lý chúng tôi cũng như các đại lý khác cùng hệ thống lượng khách đến đại lý dường như không nhiều. Có thể do đang trong giai đoạn dịch virus Covid-19 nên hầu hết khách hàng gọi điện thoại dò hỏi giá nhiều hơn khiến việc tư vấn mua xe cho khách của chúng tôi cũng bị hạn chế hẳn”, chị Hà than thở.
Không có tình trạng chênh giá nhiều như đối thủ Honda, các mẫu xe Yamaha ổn định hơn ngay cả ở thời điểm cao điểm cận Tết. Tuy nhiên giá xe máy Yamaha cũng giảm mạnh sau Tết khi sức mua sụt giảm.
Trong khi đó, hầu hết các mẫu xe tay ga của Yamaha hiện đang phân phối như: Exciter, Janus, Grande… đều được đại lý giảm giá khoảng 500.000 – 1 triệu đồng so với trước Tết. Ngoài giảm trực tiếp vào giá xe, Yamaha còn tung chương trình tặng quà gần 3 triệu cho khách hàng mua xe ga FreeGo và Janus trong tháng 2.
 |
Xe ga Yamaha FreeGo và Janus nhận khuyến mại khủng trong tháng 2. |
Cũng giống như các đại lý Honda, ở một số đại lý Yamaha, lượng khách đến cũng giảm đáng kể. Anh Nguyễn Minh, nhân viên bán hàng của đại lý Yamaha trên đường Nguyễn Văn Cừ, Hà Nội cho biết, nếu gần Tết mỗi ngày anh có thể bán được 2 – 3 xe thì nay có ngày không được 1 xe.
Khách hàng vẫn chưa “thỏa mãn”
Theo đánh giá của nhiều nhân viên bán xe, việc giảm giá xe máy sau Tết là tình trạng mùa vụ nhưng năm nay do ảnh hưởng từ dịch virus Covid-19, tâm lý người dùng hạn chế ra ngoài đã khiến cho tình hình kinh doanh thêm ảm đạm. Tình trạng này được dự đoán có thể kéo dài đến đầu hè vào khoảng tháng 4, tháng 5.
“Mọi năm tháng 1, tháng 2 cũng giảm giá xe nhưng cao nhất cũng chỉ đến 5-6 triệu đồng, chưa lần nào giảm sốc như bây giờ”, anh Nguyễn Bảo Ngọc, gần 3 năm làm nhân viên kinh doanh tại một đại lý Honda ở Hai Bà Trưng, Hà Nội nói.
Giá xe giảm mạnh là vậy nhưng trên thực tế có nhiều người tiêu dùng có phần chưa “thỏa mãn”. Anh Bùi Duy Song, một người tiêu dùng ở Hà Nội chia sẻ: "Tôi thấy giá vậy cũng chẳng phải giảm sâu. Đây là ít người mua thì các đại lý nâng giá ít so với giá niêm yết của nhà máy. Đội giá 30 chục triệu giờ giảm 10, 15 triệu thì có ăn nhằm gì. Bao giờ bán rẻ hơn giá nhà máy niêm yết thì mới gọi là giảm giá”.
 |
Xe giảm giá nhưng vẫn đội đến gần chục triệu so với giá đề xuất. |
Cũng cùng chung ý kiến với anh Song, anh Ngọc Linh ở Long Biên, Hà Nội cũng bày tỏ: "Giảm dưới giá đề xuất mới là giảm, chứ giảm mà còn đội giá cả chục triệu thì cũng như không thôi. Như tôi, cách đây 1 năm từng ý định mua xe Air Blade đen nhám 2018 giá đề xuất 41 triệu đồng. Trước tết 1 tháng đến Head hỏi báo giá 48,5 triệu. Mùng 6 Tết đến hỏi báo 52,5 triệu. Ngày 3/3 đến hỏi báo 48,5 triệu đồng. Giá kiểu này thì để chạy xe cũ cho đở phí tiền".
Có thể nói, biến động giá xe máy trên thị trường Việt được điều tiết bằng sức mua của khách hàng. Thực tế, doanh số bán hàng của hầu hết các hãng xe máy tiếp tục sụt giảm trong những tháng cuối năm.
Trước đó, giới chuyên môn cũng đưa ra dự báo nhu cầu về xe máy giai đoạn 2020-2024 sẽ tiếp tục giảm. Năm 2020, tổng cầu xe máy sẽ về khoảng 3,1 triệu xe; trong đó, các thành viên VAMM chỉ còn duy trì mức hơn 2,9 triệu xe, các năm tiếp theo sẽ giảm dần, còn 2,5 triệu xe vào 2024.
Chi Bảo

Giá các mẫu xe máy giảm nhiệt, riêng SH 2019 vẫn tăng khủng
Tại khu vực Hà Nội, nhiều đại lý xe máy Honda, Yamaha đã bắt đầu mở bán sau Tết. Tuy nhiên, lượng khách đi xem và mua xe khá ít ỏi trong khi giá bán tại các đại lý đang giảm khá mạnh.
" alt=""/>Xe máy hot 'rớt' giá hơn chục triệu, khách vẫn chưa thỏa mãn

Các nghiên cứu cho thấy các bệnh như béo phì, tiểu đường và huyết áp cao làm gia tăng nguy cơ nhiễm virus corona và tử vong. |
Cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) Tom Frieden chỉ ra rằng, hơn 60% người trưởng thành ở nước này có ít nhất một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Tất cả những vấn đề về sức khỏe đó càng làm gia tăng tình trạng lây nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (Covid-19), thậm chí dẫn tới điều tồi tệ nhất là tử vong.
Theo trang thống kê toàn cầu Worldometers, tính đến ngày 1/4, Mỹ đã ghi nhận hơn 188.500 người mắc Covid-19, đứng đầu thế giới và gần gấp đôi Italia, và hơn 4.000 ca tử vong.
Các chuyên gia y tế lo ngại, cả hai số liệu này sẽ tiếp tục tăng cao vì thực tế rất ít người ở Mỹ thuộc diện nguy cơ lây nhiễm thấp. Họ thậm chí chỉ ra rằng, tình trạng béo phì có nguy cơ đẩy người Mỹ vào một đại dịch tương tự dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918.
Theo CDC, có tới 42,4% dân số trưởng thành Mỹ béo phì và con số này ở trẻ em Mỹ là 18,5%. Các chuyên gia cảnh báo, tỷ lệ người lớn thừa cân ở Mỹ sẽ tăng cao vì nhiều thế hệ người trẻ cũng đã béo sẵn.
Cân nặng quá mức được biết đến như một yếu tố nguy cơ cho nhiều căn bệnh nguy hiểm khác, trong đó có tiểu đường tuýp 2, đột quỵ, đau tim và một số bệnh ung thư. Một nghiên cứu về đại dịch cúm H1N1 năm 2009 cho thấy, người béo phì có nguy cơ nhập viện cao gấp đôi những người bình thường. Điều này có nghĩa là những người thuộc diện này mắc Covid-19 sẽ càng tăng thêm gánh nặng cho các bệnh viện vốn đã quá tải.
Theo một nghiên cứu mới đây của trường Y tế Công Đại học Michigan, người trưởng thành béo phì nhiễm cúm không những có nguy cơ biến chứng nặng hơn mà còn nhiễm bệnh lâu hơn. Như vậy có thể thấy béo phì có liên quan đến nguy cơ cao lây nhiễm cúm. Tuy chưa rõ vì sao nhưng các nhà khoa học tin rằng trọng lượng cơ thể quá lớn có thể làm thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể và dẫn tới viêm nhiễm mãn tính.
 |
Một nhân viên y tế đứng cạnh thi thể được chuyển đến lưu tạm ở một nhà xác di động ở Brooklyn ngày 30/3. |
Thêm nữa, theo một nghiên cứu mới trong tháng 3 vừa qua, các bệnh nhân Covid-19 mắc các bệnh nền có tỷ lệ tử vong cao hơn. Kết quả cho thấy tỷ lệ tử vong là 10,5% với những ai bị bệnh về tim mạch, 7,3% với người tiểu đường, 6,3% với bệnh nhân hô hấp mãn tính, 6% với người huyết áp cao và 5,6% với những người bị ung thư.
Một nghiên cứu của Đại học Bắc Carolina ở Chapel Hill kết luận chỉ 12% người Mỹ trên tuổi 20 được cho là "khỏe mạnh về trao đổi chất". Thành phần dân số này có các số đo vòng eo "tốt", các mức đường huyết, huyết áp và cholesterol tối ưu mà không cần dùng thuốc. Trong khi đó, 80 triệu người (tỷ lệ 1/3) bị huyết áp cao, 100 triệu người bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường, và 102 triệu người có mức cholesterol cao. Nhiều người mắc hai hoặc cả ba vấn đề này.
Như vậy chỉ một tỷ lệ nhỏ dân số ở Mỹ được coi là có nguy cơ nhiễm Covid-19 thấp.
" alt=""/>Lý do bất ngờ khiến người Mỹ dễ nhiễm Covid