Trường hợp khác là một nữ sinh 18 tuổi đang đi bộ về nhà sau buổi đến trường cũng bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn vào gót chân, phải vào viện cấp cứu.
Gần đây nhất, các bác sĩ đã tiếp nhận một nam bệnh nhân (30 tuổi) nhập viện trong tình trạng tình trạng rối loạn đông máu nặng, phải truyền máu cấp cứu sau khi bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Bệnh nhân chia sẻ khi chuẩn bị lên giường đi ngủ, anh đặt chân lên thảm liền cảm thấy mềm, nhói đau gót chân trái. Ngay sau đó, người đàn ông này phát hiện một con rắn lục xanh đuôi đỏ nằm dưới tấm thảm. Hôm nay là ngày thứ 3 bệnh nhân điều trị tại khoa, tình trạng bệnh có cải thiện.
Theo đánh giá của bác sĩ, hầu hết bệnh nhân có triệu chứng bầm tím, sưng nề vùng da bị rắn cắn, vết cắn có 1 hoặc 2 móc độc…, một số gặp biến chứng nặng.
Ông cũng cho biết thêm thời tiết nồm, ẩm là điều kiện lý tưởng để rắn sinh sôi, phát triển, đặc biệt là rắn độc. "Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc từng tiếp nhận các bệnh nhân cầm cả con rắn, đầu rắn hoặc hình ảnh con rắn đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra, kiểm chứng xác định rắn có độc hay không", bác sĩ Đô nói.
Mỗi loại rắn cắn có đặc điểm khác nhau, rắn độc thường cắn người rồi nhả ra ngay. Nọc rắn gây tử vong giai đoạn đầu do gây liệt cơ hô hấp, cơ hầu họng, loạn nhịp tim, tụt huyết áp; giai đoạn sau do rối loạn đông máu nặng, hoại tử, tiêu cơ, suy thận cấp...
Nếu không được cấp cứu kịp thời, nhiều trường hợp có di chứng nặng nề như nhiễm trùng, viêm cơ xương khớp kéo dài gây biến dạng, suy thận, suy thần kinh, thậm chí tử vong…
Khi bị rắn cắn, cần thực hiện ngay các bước sau:
- Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
- Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
- Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
- Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý, hoặc bằng nước sạch.
- Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.
- Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, khẩn trương đưa nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn cắn).
Những việc tuyệt đối không làm khi bị rắn cắn
- Không tự ý garo, sơ cứu bởi nếu không đúng cách có thể dẫn tới hoại tử.
- Không nên tự ý chích rạch vết cắn, không hút nọc bằng miệng hay cố tình bôi các loại hóa chất như xăng, dầu, nước tẩy.
- Không bôi hay đắp thuốc lá làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Không cố đợi có triệu chứng mới đến viện, làm chậm thời gian cấp cứu kịp thời.
Đề phòng rắn cắn, cần lưu ý dọn dẹp xung quanh nhà, cắt ngắn cỏ, phát quang bụi rậm, kiểm tra kỹ các kẽ nứt, khe hở ở tường xung quanh nhà; nhất là trong thời điểm sau các cơn mưa, mùa nồm ẩm.
Nếu ra vườn, ruộng, đi rừng, nên đi ủng, giày cao cổ, đội mũ rộng vàng và mặc quần áo dài, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ. Khi gặp rắn, không đe dọa rắn, không bắt rắn, đuổi hoặc dồn ép rắn trong khu vực khép kín.
Không nằm ngủ trực tiếp trên nền đất, mắc võng ngủ ngoài vườn. Cần hướng dẫn để ý đến trẻ em, không để trẻ chơi gần nơi rắn thích cư trú như đống gạch vụn, đống đổ nát, đống rác, chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm của gia đình.
Chủ trì hội nghị công bố quy hoạch, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm nhấn mạnh, quy hoạch hạ tầng TT&TT có ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại.
Bởi lẽ, quy hoạch này hoạch định không gian cũng như nguồn lực cho sự phát triển hạ tầng TT&TT, với định hướng phát triển hạ tầng TT&TT thành hạ tầng thế hệ mới, tạo ra không gian phát triển mới cho đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển chính phủ số, kinh tế số, và xã hội số.
“Việc triển khai hiệu quả quy hoạch sẽ giúp cho việc thông minh hóa các hạ tầng kinh tế xã hội, từ đó khai thác hiệu quả các nguồn lực phát triển, cũng như kiến tạo ra các động lực mới nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn, hiệu quả hơn và bền vững hơn”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo chia sẻ của ông Trần Minh Tân, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Chiến lược TT&TT, đơn vị được Bộ TT&TT giao xây dựng quy hoạch, thời gian qua, hạ tầng TT&TT Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tuy vậy, kỷ nguyên số đặt ra những yêu cầu cao cho việc phát triển hạ tầng TT&TT để đảm bảo gắn kết sự phát triển trên môi trường số với không gian phát triển vật lý truyền thống, từ đó tạo môi trường thuận lợi hơn nữa cho đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Cũng vì thế, trong quy hoạch hạ tầng TT&TT giai đoạn mới, Việt Nam đặt mục tiêu cao trong phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông, kiến tạo hạ tầng cho phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Hạ tầng TT&TT là một chỉnh thể thống nhất trên cơ sở liên kết giữa mạng bưu chính, hạ tầng số, hạ tầng công nghiệp CNTT, các nền tảng chuyển đổi số quốc gia và hệ thống bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.
Hạ tầng TT&TT cũng được đặt trong sự liên kết, đồng bộ nội ngành và liên ngành để có thể trở thành hạ tầng của hạ tầng, nền tảng cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, hạ tầng TT&TT còn hướng đến các giải pháp về bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, thu hẹp khoảng cách phát triển vùng miền, phát huy lợi thế vùng trên cả nước.
Ông Trần Minh Tân cũng cho biết, để đạt được các mục tiêu cao của quy hoạch, nhiều giải pháp trọng tâm đã được đưa ra, trong đó có thể kể đến một số giải pháp đột phá như: dừng triển khai công nghệ viễn thông di động thế hệ cũ theo lộ trình để chuyển đổi việc sử dụng các băng tần cho công nghệ mới, đồng thời quy hoạch bổ sung băng tần mới để phát triển các công nghệ di động thế hệ mới 4G, 5G và các thế hệ tiếp theo; tập trung phát triển mạng 5G từ năm 2025; phân bổ tài nguyên viễn thông theo cơ chế thị trường đủ để bảo đảm cung cấp chất lượng dịch vụ viễn thông ngang tầm khu vực và thế giới;
Chính sách cho phép trung tâm dữ liệu được áp dụng cơ chế mua điện trực tiếp tại nguồn, cho phép các trung tâm dữ liệu khu vực được áp dụng các cơ chế đặc thù, ưu tiên đặt tại các trung tâm tài chính khu vực và quốc tế của Việt Nam; ban hành chính sách khuyến khích và bắt buộc sử dụng các nền tảng số quốc gia dùng chung; thúc đẩy việc kết nối, liên thông dữ liệu để nâng cao hiệu quả khai thác hạ tầng, tiết kiệm nguồn lực xã hội; xây dựng các phòng thí nghiệm trọng điểm nhằm phát triển các sản phẩm trọng điểm Make in Viet Nam phục vụ Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, chuyển đổi số, sản xuất thông minh, nông nghiệp thông minh...
Bộ TT&TT kêu gọi sự đồng hành trong triển khai quy hoạch
Trao đổi với các đại biểu dự hội nghị, Thứ trưởng Phan Tâm khẳng định, việc triển khai quy hoạch hạ tầng TT&TT giai đoạn mới rất cần sự nỗ lực, chủ động, tích cực, sáng tạo, kịp thời và sự vào cuộc của nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. “Bộ TT&TT kêu gọi sự đồng hành, hợp tác, ủng hộ của tất cả các bộ, ngành, địa phương cùng các tổ chức, doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp TT&TT chủ lực trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch”, Thứ trưởng nói.
Cụ thể, ngoài việc chủ trì thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo chức năng nhiệm vụ, các đơn vị thuộc Bộ TT&TT cần chủ động phối hợp với các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ khó khăn, đặc biệt là hướng dẫn triển khai các nội dung, giải pháp cho quy hoạch.
Với vai trò là đơn vị đầu mối quản lý quy hoạch, Viện Chiến lược TT&TT sẽ tập trung nguồn lực xây dựng Hệ thống thông tin quản lý quy hoạch, kết nối với cơ sở dữ liệu quy hoạch quốc gia. Mục đích là để có thể chủ động theo dõi, kịp thời điều phối trong bối cảnh chúng ta cần tăng cường sự liên kết ngành cũng như sử dụng chung hạ tầng.
Thứ trưởng lưu ý thêm, Viện Chiến lược TT&TT không chỉ chủ động trong triển khai mà còn cần chủ động trong phối hợp, tìm ra cách làm mới, tìm những giải pháp hay trong triển khai. Để kịp thời, số liệu quản lý quy hoạch phải đúng, đầy đủ, toàn diện, và quan trọng nhất là hướng tới “dữ liệu thời gian thực, sống”, ứng dụng công nghệ số để cảnh báo tự động dựa trên các kịch bản nhằm sẵn sàng thích ứng với sự biến động.
Bên cạnh những đề nghị cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan truyền thông, đại diện Bộ TT&TT cũng đề nghị các tập đoàn, doanh nghiệp thuộc lĩnh vực TT&TT sớm xây dựng kế hoạch hoặc lồng ghép, cập nhật các nội dung trong quy hoạch này vào chiến lược, kế hoạch, quy hoạch phát triển đơn vị mình, với 5 trọng tâm chính.
Chỉ ra điểm mới trong trong triển khai Luật Quy hoạch 2017 là sự tích hợp, đồng bộ, liên kết trong hệ thống các quy hoạch, các cấp quy hoạch, Bộ TT&TT còn đề nghị các bộ, ngành phối hợp với Bộ để kịp thời đề xuất việc cập nhật, sửa đổi những quy hoạch ngành đã được ban hành để đảm bảo có sự đồng bộ và liên kết; cũng như trong phối hợp xây dựng và chia sẻ cơ sở dữ liệu về quy hoạch.
Một số mục tiêu chính của Quy hoạch đến năm 2030 Bưu chính: Xây dựng 3 - 5 Trung tâm Bưu chính khu vực trên cả nước, năng lực khai thác bình quân của Trung tâm Bưu chính đạt trên 15.750 tấn bưu gửi/ngày; Các Trung tâm Bưu chính vùng có năng lực khai thác bình quân trên 5.000 tấn bưu gửi/ngày. Hạ tầng số: Hạ tầng mạng truy cập băng rộng cố định được đầu tư, nâng cấp bảo đảm 100% người sử dụng có khả năng truy nhập với tốc độ trên 1Gb/s; Mạng băng rộng di động 5G phủ sóng 99% dân số, hướng tới phát triển mạng di động tiên tiến thế hệ tiếp theo; phát triển thêm 4 - 6 tuyến cáp quang biển quốc tế... Hạ tầng ứng dụng CNTT: Các nền tảng số quy mô quốc gia được hoàn thiện, vận hành thông suốt đáp ứng được yêu cầu Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; Mọi người dân được tiếp cận và sử dụng các dịch vụ số tiên tiến với chất lượng cao, giá cước phù hợp. An toàn thông tin mạng, an ninh mạng: Đưa Việt Nam trở thành một trong những trung tâm bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng hàng đầu châu Á; hình thành được thị trường về bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, có sự cạnh tranh và ảnh hưởng trên toàn khu vực và thế giới. Công nghiệp CNTT: Hình thành 16 - 20 khu CNTT tập trung và thành viên chuỗi khu công viên phần mềm |
Theo quy chế, Sở Xây dựng có trách nhiệm đăng tải thông tin về dự án NƠXH. Sau 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ của người mua dự kiến từ chủ đầu tư, phải chuyển thông tin đến các sở, ngành liên quan để phối hợp xác minh.
Trong thời hạn 3 ngày kể từ ngày nhận được ý kiến phối hợp của các sở, ngành, Sở Xây dựng phải phản hồi cho chủ đầu tư về danh sách người mua NƠXH được duyệt, cập nhật danh sách này trên cổng thông tin điện tử của đơn vị.
Trường hợp có phản ánh, tố cáo về người mua NƠXH, Sở Xây dựng phải đề nghị Sở Tư pháp, Cục thuế Thành phố và các cục thuế (ngoài địa bàn TP.HCM) để xác minh.
Sở TN-MT có trách nhiệm cung cấp thông tin về việc sở hữu nhà, đất của người đăng ký mua NƠXH trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
UBND TP.Thủ Đức và các quận - huyện có trách nhiệm xác nhận hoặc chỉ đạo UBND phường - xã - thị trấn xác nhận người mua, thuê, thuê mua NƠXH theo quy định; có ý kiến bằng văn bản gửi Sở Xây dựng trong thời hạn 10 ngày.
Đối với những trường hợp cần thiết, Cục thuế Thành phố phải cung cấp thông tin về thuế thu nhập cá nhân và Sở Tư pháp phải cung cấp thông mua bán nhà đất liên quan đến người mua NƠXH. Mỗi đơn vị này có thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ thông tin trên Hệ thống thư điện tử Thành phố.