Trong email, nhân viên này trình bày ngắn gọn tiêu đề "nghỉ phép ngày 8/11" và nội dung là "chào Siddharth Shah. Tôi sẽ nghỉ phép hôm 8/11/2024. Tạm biệt". Bức email khiến ông Siddharth Shah bị sốc. Ông đã chụp màn hình và đăng tải lên mạng xã hội.
Nhanh chóng, bài viết thu hút hơn 2,6 triệu lượt xem và hàng chục nghìn lượt tương tác. Nhiều cư dân mạng tranh cãi về cách báo phép của nhân viên Gen Z nói trên và thực trạng giao tiếp nơi công sở giữa nhân viên với sếp trong thời đại hiện nay.
Không ít người bênh vực cho nhân sự Gen Z và cho rằng cần bình thường hóa việc xin nghỉ phép một cách ngắn gọn. Bởi nghỉ phép là quyền lợi của người lao động, không cần trình bày quá rườm rà.
Tuy nhiên, ở quan điểm ngược lại, nhiều người chỉ trích rằng thế hệ trẻ ngày nay đang "thổi phồng" văn hóa làm việc thiếu kỷ luật, rồi than thở bản thân không có cơ hội phát triển.
"Nếu tôi gửi email như thế này cho cấp trên, chắc chắn tôi sẽ bị gọi lên phòng nhân sự để làm việc về hành động của tôi", một tài khoản mạng xã hội bình luận.
Một người quản lý cũng tỏ vẻ đồng cảm với ông Siddharth. Quản lý này kể trải nghiệm tương tự: "Một nhân viên Gen Z của tôi cũng đột nhiên tuyên bố nghỉ phép 1 tuần. Mặc dù tôi cố gắng giải thích dự án mà nhóm phụ trách đang rất quan trọng đối với công ty, nhưng nhân viên ấy vẫn không để tâm. Nguyên nhân mà người này xin nghỉ phép là do mới chia tay người yêu, cần lên núi để quên đi nỗi buồn đó".
Không ít cư dân mạng cũng chung quan điểm, nếu nhân sự không thể viết một email xin nghỉ phép trang trọng thì có thể sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để hỗ trợ.
Theo báo cáo của Google Trends, cụm từ "email xin nghỉ việc của nhân viên Gen Z" đã trở thành một trong những thuật ngữ được tìm kiếm nhiều nhất tại Ấn Độ, với hơn 20.000 lượt. Sự gia tăng bất ngờ này phản ánh sự tò mò của dư luận về phong cách giao tiếp "độc, dị" tại nơi làm việc của các nhân sự Gen Z.
" alt=""/>Đơn nghỉ phép 2 dòng của nhân viên Gen Z khiến sếp sững ngườiCuộc gọi video hay ứng dụng định vị ra đời cho phép các đôi yêu đương luôn biết được nửa kia của mình đang ở đâu và làm gì.
Trên thực tế, nhiều người cảm thấy an toàn hơn khi chia sẻ vị trí của mình cho người yêu. Họ cho rằng đây là cách giúp việc liên lạc trở nên dễ dàng hơn, đồng thời đề phòng một số sự cố bất trắc.
Tuy nhiên, một số khác phản đối điều này, nhấn mạnh vào cảm giác bị kiểm soát và xâm phạm quyền riêng tư.
Rõ ràng, việc chia sẻ định vị là đúng hay sai tùy thuộc vào quan điểm từng người.
USA Today đưa ra nhận định về những tình huống mà chúng ta nên và không nên chia sẻ định vị của mình với nửa kia.
Theo Lisa Bobby, tiến sĩ, nhà tâm lý học và Giám đốc lâm sàng của Trung tâm Tư vấn - Huấn luyện phát triển con người tại Denver, Colorado (Mỹ), trong một mối quan hệ lành mạnh, việc chia sẻ vị trí không hề là điều khó khăn.
Đối với một số người, họ đơn giản là chỉ muốn quan tâm và thể hiện tình cảm.
"Tất nhiên, bạn vẫn là người quyết định khi người kia yêu cầu việc gửi định vị. Bạn có thể xem xét việc này có phù hợp với tình trạng mối quan hệ và nhu cầu của cả hai hay không. Nếu cảm thấy thoải mái, bạn có thể gửi để đối phương yên lòng", Bobby nói.
Ngoài ra, nếu tình cảm của hai bạn từng gặp vấn đề, ví dụ như một trong hai người từng phản bội, việc gửi định vị sẽ là giải pháp để củng cố lại niềm tin.
![]() |
Chia sẻ định vị hay không là quan điểm riêng của từng người. Ảnh minh họa: Samson Katt/Pexels. |
Tuy nhiên, bên cạnh đó, tiến sĩ Jenni Skyler, Viện Intimacy (Boulder, Colorado, Mỹ), nhấn mạnh rằng bạn cần phân biệt rõ giữa "đòi hỏi" và "yêu cầu".
Khi đối phương ra mệnh lệnh, buộc bạn phải gửi vị trí của mình, đó chính là lúc mối quan hệ trở nên độc hại.
Bên cạnh đó, nhà tâm lý học Michelle Drouin cho biết thêm bạn còn cần cảnh giác cao hơn khi nửa kia tìm cách đọc trộm tin nhắn hoặc truy cập tài khoản ngân hàng của bạn.
"Nếu sợ hãi chia sẻ vị trí của mình với người yêu, thậm chí còn không dám từ chối điều đó, bạn nên nghĩ đến việc chấm dứt mối quan hệ", ông nói.
Một cuộc khảo sát vào năm 2017 trên 46 nạn nhân của bạo lực gia đình tại Mỹ cho thấy 55% bị nửa kia sử dụng công nghệ định vị để kiểm tra vị trí.
Tiến sĩ Skyler nhận định việc có hay không chia sẻ định vị, hoặc chia sẻ ra sao, vốn dĩ tùy thuộc vào từng mối quan hệ, giữa hai người không nên có những quy tắc cứng nhắc, bảo thủ.
"Yêu cầu ai đó chia sẻ vị trí của họ với bạn không phải là một điều xấu và người kia cũng không phải do dự khi làm như vậy. Nhưng trước đó, các bạn cần ngồi xuống chia sẻ với nhau quan điểm về vấn đề này để tránh những bất đồng không đáng có", ông nói thêm.
Theo Zing
" alt=""/>Khi nửa kia luôn yêu cầu gửi định vị![]() | ![]() |
Và rồi tôi nghĩ ra một cách, đó là “truyện ngắn trong tiểu thuyết”. Mỗi chương của tiểu thuyết phải quy hoạch thành một truyện ngắn độc lập, để người đọc có thể hiểu diễn tiến cốt truyện và hài lòng với cái kết của nó, nhưng lại kết nối hợp lý được với các chương khác trong cả tác phẩm.
Lợi ích là tác giả có thể đăng tải từng chương tiểu thuyết trong lúc đang viết dở cuốn sách, như từng truyện ngắn độc lập trên các ấn phẩm báo chí khác nhau, tạo động lực hứng khởi cho tác giả và cũng thu nhận được góp ý của độc giả để triển khai các phần tiếp theo. Cuối cùng, gộp tất cả các chương lại, tác giả có một cuốn tiểu thuyết khá đặc biệt.
Lấy ví dụ về ba tác phẩm của tôi được viết theo phương pháp này. Lời thề Budapestvới 15 chương là 15 truyện ngắn có thể đứng độc lập, nhưng kết lại với nhau theo trình tự thời gian và logic thành cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh. Tiểu thuyết Nơi anh thuộc vềcó 10 chương, cũng chính là 10 truyện ngắn. Người thầy vĩ đạigồm 38 chương là 38 truyện ngắn hoặc truyện ký độc lập. Tất cả các chương tiểu thuyết được tôi gửi đăng rộng rãi trên các báo như Văn Nghệ, Tiền Phong, Thanh Niên, Thời báo Văn học nghệ thuật…
Qua trải nghiệm thực chiến, tôi thấy đây là một phương pháp sáng tác thú vị, hiệu quả, tạo động lực rất cao trong quá trình viết. Bên cạnh đó, thể loại Truyện ngắn trong tiểu thuyết còn có thể đáp ứng tính chất đọc ngắt quãng của độc giả khi thời gian của con người luôn bị xé lẻ bởi rất nhiều công việc chồng chất, đan xen.
Truyện ngắn trong tiểu thuyết không chỉ là một cách tiếp cận mới mẻ mà còn là một phương tiện sáng tạo cho nhà văn thể hiện khả năng đổi mới của mình một cách linh hoạt. Với mỗi chương tiểu thuyết có thể là một truyện ngắn độc lập, tác giả có thể khám phá nhiều chủ đề và ý tưởng khác nhau, từ những câu chuyện tình yêu lãng mạn đến trải nghiệm phiêu lưu mạo hiểm, mà không cần phải giới hạn bởi một cốt truyện chính.
Bên cạnh đó, các chương được kết nối hợp lý với nhau thông qua những mắt xích tinh tế, tạo ra một cốt truyện phát triển logic theo dòng thời gian và sự kiện khiến cho trải nghiệm đọc trở nên mạch lạc và hấp dẫn hơn bao giờ hết. Mỗi cuốn tiểu thuyết không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một trải nghiệm đọc đầy sáng tạo và đa chiều.
Kiều Bích Hậu