Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thừa nhận, giai đoạn vừa qua công nghiệp ôtô Việt Nam chưa đạt được mục tiêu cả về tham gia chuỗi cung ứng thị trường thế giới cũng như việc tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm trong nước do dung lượng thị trường vốn nhỏ, thiếu liên kết và yếu trong khâu chuyển giao công nghệ.
Về chiến lược phát triển ngành ôtô Việt Nam trong giai đoạn từ nay tới năm 2020, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, công nghiệp ôtô Việt Nam đã có mục tiêu hình thành các chuỗi sản phẩm ôtô và tăng dần tỷ lệ nội địa hóa, hướng đến một số các dòng sản phẩm chính là ôtô dưới 9 chỗ ngồi cũng như ôtô tải và ôtô phục vụ cho các nhu cầu vận chuyển trong sản xuất và sinh hoạt. Việt Nam phấn đấu đến năm 2020 sẽ đạt được quy mô, sản xuất chế tạo trong nước chiếm từ 30-40% dòng xe dưới 9 chỗ ngồi.
Theo Lãnh đạo ngành Công Thương, để đạt được mục tiêu đề ra, cần ưu tiên bằng các chính sách, cơ chế thuế phù hợp và ưu đãi để hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn với những dự án có quy mô, tạo ra hiệu quả và sức lan tỏa. Trong đó tập trung vào dòng xe dưới 9 chỗ ngồi, xe tải, xe khách và tập trung vào phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó, cũng cần có các chính sách về thuế cũng như chính sách đồng bộ phát triển hạ tầng, về cơ sở giao thông cũng như khuyến khích phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ…
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ôtô đã hình thành, nhưng mới chỉ sản xuất được một số ít chủng loại phụ tùng đơn giản, có hàm lượng công nghệ thấp như gương, kính, ghế ngồi, bộ dây điện, ắc quy, săm-lốp, sản phẩm nhựa... Chỉ một số ít doanh nghiệp đầu tư dây chuyền dập thân, vỏ xe.
![]() |
Hiện vẫn còn ý kiến băn khoăn liệu công nghiệp ôtô của Việt Nam có đạt được các mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa hay không, giá bán xe có hợp lý không, chất lượng xe và giá bán xe ở Việt Nam thế nào, việc bảo hộ sản xuất xe trong nước có bảo đảm lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp hay không. Liệu có hiện tượng chuyển giá trong nhập khẩu phụ tùng xe lắp ráp trong nước hay không?
Ngành công nghiệp ôtô trong nước đang lao đao trước sức ép hội nhập ngày càng lớn. Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu quy định thuế suất nhập khẩu ôtô từ châu Âu về Việt Nam sẽ giảm còn 0% sau 10 năm.
" alt=""/>Tương lai nào cho ngành ôtô Việt Nam trong năm 2017?
![]() |
Những ngày giáp Tết, trẻ em xưa rất thích “bám đuôi” cha mẹ đi chợ mua gói mứt, túi kẹo hay chậu quất, cành đào… Ngày nay, các mặt hàng Tết đa dạng, đẹp mắt hơn như dừa, dưa hấu khắc hình, cây cảnh nhiều loại quả, song không thể thay thế không khí sắm Tết của ngày xưa.
|
![]() |
Đây là màn được các 9X đời đầu mong chờ nhất mỗi dịp Tết xưa. Tình cảm gia đình bình dị đến lạ khi cha mẹ, anh chị em ngồi quây quần quanh bếp lửa rực hồng, nghe tiếng củi cháy kêu lép bép, canh nồi bánh chưng sôi lục bục. |
![]() |
Trong ký ức của những 9X đời đầu, Tết không hề có bài Ngày Tết quê em hay Ngày xuân long phụng sum vầy. Ngày ấy, khi giai điệu ca khúc Happy New Year của nhóm ABBA vang lên từ chiếc đài casette, người ta lại thấy không khí Tết tràn ngập khắp nơi. |
![]() |
Những năm 1990, người nào làm ăn phát đạt, khấm khá mới lì xì tiền “nghìn” như 2.000, 5.000 đồng, còn bình thường là 100, 200, 500 đồng. Trẻ con thời ấy vào sáng mùng 1 thích có nhiều tờ tiền với đủ màu sắc và đem ra khoe với nhau. |
![]() |
Khoảng mùng 4, mùng 5 Tết ngày xưa, nhà nào có điều kiện mua máy ảnh (thời đó gọi là máy phim) thường đưa nhau tới các địa điểm đẹp để du xuân, chụp ảnh. Thời ấy, mỗi cuộn phim chỉ chụp được 36 kiểu nên nhiều người rất tiết kiệm, chỉ vào những dịp đặc biệt mới mang ra dùng. Chính vì thế, ký ức của 9X đời đầu về những mùa xuân thập niên 1990 còn nhớ câu nói: “Tết đến để được chụp ảnh”.
|
![]() |
Trẻ em ngày xưa thường cất giấu tiền mừng tuổi ở những nơi bí mật như trong hộc bàn, tủ quần áo để sau Tết lấy tiền mua quà vặt. Nếu không cất kỹ, mẹ phát hiện thì toàn bộ tài sản đó chắc chắn sẽ bị “tịch thu”, chỉ được giữ lại một phần nhỏ.
|
![]() |
Bên cạnh bánh chưng, mứt là món khoái khẩu của trẻ em ngày xưa. Khoảng mùng 5 Tết, quất và đào bắt đầu rụng. Những quả quất chín được đem ra vắt lấy nước, rồi pha với chút đường, muối là có một ly nước hấp dẫn. |
Wendy
" alt=""/>Những ký ức gắn liền với Tết ngày xưa của 8x, 9x đời đầuĐây là nhận xét của một số chuyên gia tại một hội thảo về nguồn nhân lực trong kỷ nguyên số d Bộ LĐ - TB&XH phối hợp với Công ty Manpower Group tổ chức vừa tổ chức.
Thông tin từ trang tin Bộ Công thương, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với sự phát triển bùng nổ của các cuộc cách mạng chuyên ngành thế hệ mới mở ra một thời đại phát triển mới của loài người gắn với trí tuệ nhân tạo, Internet cùng với sự phát triển bùng nổ của nền kinh tế số, cách mạng 4.0 đã tạo ra những thách thức. Trong đó, việc làm của con người sẽ bị thay thế bởi máy móc, công nghệ tự động hoá đặc biệt là các ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da giày,...
Theo ông Simon Matthews, CEO Manpower Group tại thị trường Việt Nam, Thái Lan, Trung Đông, có 40% trong số 42.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát của tập đoàn này cho biết rất khó khăn trong công tác tuyển dụng, đặc biệt là tuyển dụng nhân lực giỏi. Khảo sát cũng cho thấy, tại Đông Nam Á có tới 46% doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong tuyển dụng và năm 2016 được xem là năm tuyển dụng nhân sự khó khăn nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Trong khi đó tại Việt Nam cũng đang thiếu hụt nhân sự quản lý cấp cao do tình trạng “chảy máu chất xám”.
Cũng theo ông này, nguồn nhân lực của Việt Nam chưa phát triển kịp với tăng trưởng kinh tế, lại đang tiếp tục đối mặt với sức ép từ cách mạng 4.0. Cụ thể, chỉ có 9,66 triệu lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật, chiếm 18,6% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên. “Rất nhiều chủ sử dụng lao động than phiền về việc không có đủ ứng viên xin việc và khi có đủ rồi thì họ lại thiếu các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, ngoại ngữ, chậm thích nghi với môi trường làm việc mới...
" alt=""/>Nhân lực tại Việt Nam đang đối mặt với sức ép từ cách mạng 4.0