Trong thông tin mới phát ra chiều 20/5 về chiến dịch “Khiên Xanh”, ông Lưu Minh Trí, Trưởng phòng nghiên cứu phát triển của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC), Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT nhấn mạnh: “Không ai có thể an toàn một mình trên không gian mạng. Vì vậy chúng ta cần có sự liên kết, không chỉ ở phạm vi cá nhân, mà còn ở cộng đồng người dùng và các nhà phát triển”.
Việt Nam đã từng nằm trong nhóm các quốc gia có tỉ lệ lây nhiễm mã độc cao, nguyên nhân chủ yếu là do ý thức của người dùng Internet.
Thời gian gần đây, tình trạng lây nhiễm mã độc đã được cải thiện nhiều, nhờ việc các cơ quan chức năng và nhà quản lý đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp.
Tuy nhiên, trong năm 2020, theo số liệu NCSC đưa ra, vẫn có tới 400.000 đầu thiết bị nhiễm mã độc, hơn 5.000 vụ tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Trước tình hình trên, Trung tâm NCSC phối hợp cùng Cốc Cốc triển khai chiến dịch “Khiên Xanh”. Chiến dịch hướng tới xây dựng một môi trường Internet an toàn cho người Việt và nâng cao ý thức của cộng đồng về an ninh mạng Việt Nam.
Chiến dịch được triển khai từ ngày 20/5/2021 đến ngày 13/6/2021 với hoạt động trọng tâm là kêu gọi mỗi cá nhân chủ động báo cáo trang web không an toàn để tạo thành một “tấm khiên xanh” bảo vệ người dùng internet tại Việt Nam.
![]() |
Tham gia chiến dịch "Khiên Xanh", người dùng có thể báo cáo các website có yếu tố nguy hiểm tại các trang https://safe.coccoc.com, https://canhbao.ncsc.gov.vn. |
Cụ thể, người dùng có thể tham gia báo cáo các website có yếu tố nguy hiểm tại địa chỉ https://safe.coccoc.com/, hoặc https://canhbao.ncsc.gov.vn/. Đội ngũ chuyên gia NCSC và Cốc Cốc sẽ kiểm tra độ tin cậy của trang web, đồng thời gửi cảnh báo đến hàng triệu người dùng Internet khác.
Bên cạnh đó, những người yêu thích tìm kiếm các lỗ hổng bảo mật, khi phát hiện điểm yếu, lỗ hổng bảo mật, có thể gửi thông tin tới website trên của Trung tâm NCSC để cùng thực hiện cảnh báo, hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức đang bị ảnh hưởng.
Ngoài việc thu thập và cảnh báo về các trang web nguy hiểm, chiến dịch cũng sẽ cung cấp thông tin về những rủi ro trên không gian mạng, cũng như các giải pháp hỗ trợ mọi người chủ động bảo vệ bản thân và cộng đồng thông qua các hoạt động truyền thông quảng bá, chương trình giao lưu trực tuyến “Lên mạng an toàn thời Covid-19”…
Ông Nguyễn Vũ Anh, Phó Tổng giám đốc Cốc Cốc cho biết, Cốc Cốc là trình duyệt “Made in Vietnam” đang phục vụ cho hơn 25 triệu người dùng.
“Chúng tôi tự nhận thấy doanh nghiệp mình có trách nhiệm xây dựng một môi trường Internet an toàn cho người Việt. Cốc Cốc kỳ vọng rằng chiến dịch “Khiên Xanh” sẽ thu hút được sự quan tâm và nâng cao được ý thức của cộng đồng về an ninh mạng Việt Nam”, ông Nguyễn Vũ Anh chia sẻ.
Theo các chuyên gia, trong bối cảnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một quốc gia số an toàn và lành mạnh và ở vào thời điểm toàn quốc đang “online hóa” các hoạt động như hiện nay, chiến dịch như “Khiên Xanh” là một chiến dịch rất cần thiết và cấp bách.
Bởi lẽ, sẽ rất khó nếu chỉ một cá nhân, một tổ chức nỗ lực tìm kiếm các trang web độc hại, bởi có vô vàn những trang web không an toàn xuất hiện hàng ngày, hàng giờ. Vì thế, để có thể tạo một môi trường Internet “xanh”, tất cả người dùng Internet cần chung tay tạo ra một tấm khiên vững chắc bảo vệ cho chính bản thân và cộng đồng.
“Mỗi đóng góp của bạn đều đáng trân trọng, nếu tất cả người dùng cùng chung tay tham gia chiến dịch này, chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn hơn nữa”, ông Lưu Minh Trí, Trưởng phòng nghiên cứu, phát triển của NCSC nhấn mạnh.
Vân Anh
Chiến dịch “Rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020” do Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT chủ trì hướng đến việc giảm 50% tỷ lệ lây nhiễm mã độc, giảm 50% địa chỉ IP của Việt Nam nằm trong 10 mạng botnet phổ biến.
" alt=""/>Chung tay tạo “Khiên Xanh” vì môi trường Internet an toàn cho người ViệtLiên quan đến tờ Giấy khen của một học sinh lớp 4, trường Tiểu học Gia Vượng, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) được nhà trường khen có "thành tích vượt trội 7 môn học" gây nhiều bàn luận, ông Dương Quốc Nam, Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Ninh Bình, cho biết Sở đã sớm nắm bắt được sự việc và cũng lường được sẽ xảy ra các khả năng như vậy. Sở cũng đã có chỉ đạo với Phòng GD-ĐT Gia Viễn về việc này.
![]() |
Tờ giấy khen gây bàn tán |
"Sở đã trao đổi với Phòng là yêu cầu nhà trường phải gặp gỡ cha mẹ học sinh. Được biết, nhà trường đã gặp gỡ phụ huynh học sinh, xin lại tờ giấy khen, chia sẻ để họ thông cảm và sẽ xử lý lại sự việc cho chuẩn hơn", ông Nam nói.
Ông Nam cho hay "Quan điểm của Sở là cái gì chưa chuẩn thì uốn nắn cho chuẩn".
"Ở đây, giấy khen chỉ không chuẩn nhất là viết sai lỗi chính tả. Lời khen trên giấy khen thì hơi dài, có thể ngắn gọn hơn nữa cho chính xác cụ thể. Trong 7 môn đó thì nên chọn những môn thực sự nổi trội để khen. Hay là các năng lực phẩm chất thì có 3 năng lực, 4 phẩm chất thì chọn những năng lực nổi trội và những phẩm chất nổi trội. Nổi trội ở đây là phải nổi trội so với chuẩn và so với chính sự tiến bộ của học sinh đó, chứ không phải so hai học sinh với nhau" – vị Trưởng Phòng Giáo dục Tiểu học bày tỏ quan điểm.
Còn Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Gia Viễn cho hay, Phòng đã kiểm tra, có chỉ đạo, giải quyết sự việc tại Trường Tiểu học Gia Vượng.
Trước đó, một nữ học sinh lớp 4A trường Tiểu học Gia Vượng được tặng Giấy khen kèm dòng chữ "Có thành tích vượt trội về môn tiếng việt, khoa học, lịch sử địa lí, tiếng anh, đạo đức, âm nhạc, thể dục và rèn luyện năng lực phẩm chất" năm học 2016-2017. Như vậy, học sinh này được khen vì có thành tích vượt trội ở 7 môn học trong chương trình.
Sau khi xuất hiện tờ giấy khen trên, nhiều ý kiến băn khoăn cụm từ “có thành tích vượt trội” nên hiểu là mức độ thế nào. Đa phần bình luận cho rằng, giấy khen quá rườm rà, dài dòng, rối rắm. Bên cạnh đó, giấy khen còn sai lỗi chính tả, cụ thể là không viết hoa tên môn học, không có dấu ngăn cách giữa hai môn Lịch sử và Địa lý.
Theo Thái Bá/ Báo Dân trí
" alt=""/>Trường “xin lại” giấy khen của học sinh có “thành tích vượt trội 7 môn học”Trong một bài đăng được lan truyền trên Facebook, Brittni Darras – một giáo viên ở Colorado – đã chụp lại những bức thư và giải thích tại sao cô quyết định làm vậy.
Cô Darras kể câu chuyện cách đây 2 tháng, cô đã khóc tại một cuộc họp phụ huynh sau khi một bà mẹ thông báo lý do tại sao con gái chị vắng mặt tại lớp.
“Con gái cô ấy – một cô bé trẻ trung, xinh đẹp, thông minh và thân thiện – không chỉ lên kế hoạch tự tử, mà còn đang thực hiện hành động ấy thì cảnh sát đột nhập và ngăn lại” – cô Darras viết.
Sau khi viết thư cho học trò đang nằm trong bệnh viện, cô Darras nói, mẹ cô bé đã kể lại với cô rằng “con gái cô ấy đã khóc, quay sang mẹ và nói: “Sao lại có người nói toàn những lời tốt đẹp về con thế này? Con đã không nghĩ rằng có ai đó sẽ nhớ con nếu con ra đi”.
“Nó khiến tôi nhận ra rằng tôi đã gần như mất một học trò vì tự tử” – cô viết.
![]() |
Những hình ảnh này được đăng tải trên Facebook của cô Brittni Darras |
Việc này tạo động lực cho cô viết thư cho hơn 100 học sinh mà cô đã dạy, “nói với mỗi em rằng chúng thật đặc biệt và là duy nhất”.
“Tự tử đang trở nên ngày càng phổ biến, và tôi không thể không cho rằng đó là kết quả trực tiếp của những áp lực mà chúng ta đang đặt lên vai bọn trẻ - để thành công, để thích nghi, để là người giỏi nhất trong lớp, trong đội thể thao…” – cô viết.
“Chúng ta cần nhớ rằng mỗi con người là một thực thể duy nhất, và đó là cái khiến họ trở nên đặc biệt”.
Bài đăng của cô được chia sẻ hơn 160.000 lượt và thu hút hàng chục bình luận khen ngợi.
“Dành thời gian để viết tất cả những bức thư này thật vô cùng chu đáo, Britni. Bạn thực sự là một giáo viên đặc biệt” – độc giả tên Ajisai Brittany bình luận.