Hưng là cậu bé ra đời chỉ 1,35 kg, khi tròn 6 tháng 10 ngày tuổi thai. 18 năm sau, bố em viết thư cho em khi biết được kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2019 của con. Theo bố Hưng, em đạt kết quả 21.0 điểm đại học. VietNamNet xin trích lại bức thư mà bố Hưng, tên facebook là: Bố Cu Hưng viết cho con trai khuya ngày 13/7:
'Con trai!
Con ra đời chỉ 1,35 kg, khi tròn 6 tháng 10 ngày tuổi thai. Khi bố mẹ đang làm nhà từ tiền vay cả mua đất lẫn làm nhà.
Con nằm 20 ngày trong lồng kính. Thị lực 0%, Bệnh viện Từ Dũ mời bác sĩ Bệnh viện Nhi Đồng 1 và Bệnh viện Mắt qua hội chẩn và nói con cần đi Thái Lan thay giác mạc.
Khoa Kangaroo biết bố mẹ nghèo, họ cậy các tổ chức để tìm một suất từ thiện cho con đi Thái Lan. Với điều kiện bố mẹ không đi cùng.
Nhà mình vừa xây xong một tuần, một căn nhà cấp 4 trên bãi đất trống.
 |
|
Bố chuẩn bị bán nhà (nhà mình hoàn thành trước ngày con ra đời một tuần, dù bố dự kiến 3 tháng sau con mới ra đời) để đưa con qua Thái Lan chữa mắt. Bố không nghĩ có thể để con đi đâu mà không có bố mẹ đi cùng.
Điều thần kỳ đã xảy ra, mắt con tăng thị lực từng ngày. Đến ngày lẽ ra bay qua Thái, nó đạt 11/10 như những đôi mắt khoẻ nhất.
Bác sĩ nói phải nuôi con bằng phương pháp Kangaroo. Vì tim và phổi con chưa hoàn thiện, nó không tự hoạt động.
Tức là mặc một cái áo không tay, như cái ống, kê cao gối nửa ngồi nửa nằm. Con nằm trong đó, úp vào ngực người lớn như con ếch để tối đa diện tích tiếp xúc và được sưởi bằng thân nhiệt của người lớn. Để nhịp tim và nhịp thở người lớn kích thích nhịp tim con.
Ba tháng trời, bố, mẹ, cậu Ba và bà ngoại đã chia ra mỗi người 6 tiếng/ ngày, chia làm hai ca mỗi ca ba tiếng, ấp con như thế.
Ba tháng sau, con đạt 2,5 kg cân nặng. Tính ra mỗi tháng lên có mấy trăm gram. Ngày các cô chú đồng nghiệp của bố vào thăm, cái mông con, cái mông trẻ con như cuốn sách nhăn nhúm, đen mốc.
Con được 2,7 kg thì da tái nhợt, đêm đó nhà mình đi 3 chuyến taxi với 6 đợt đi về phòng cấp cứu Bệnh viên Nhi Đồng 1. Bác sĩ trả về vì cháu không bệnh gì, chỉ cảm sốt thường.
Hôm sau, đưa vào, họ nói sao anh đưa trễ, cháu bị sốt cao.
Hôm sau nữa, con giảm tiểu cầu không rõ nguyên nhân. Hai ngày sau thì phát hiện con xuất huyết não. Khi đó con chỉ còn 2,5 kg.
Sáu tháng trời con nằm trong bệnh viện. Bố viết bài cho báo mình xong, cộng tác với 20 báo và tạp chí. Khi đó có mệnh lệnh duy nhất: tháng nào thu nhập của bố xuống thấp, thì con chết.
Bố mẹ, không thể nhìn con chết được.
Ở tuổi 28 (hơn con bây giờ 10 tuổi), bố chỉ ngủ 3 tiếng/ đêm trong 6 tháng trời. Mẹ nghỉ việc chăm con. Bà và cậu làm bảo mẫu.
Rồi 6 tháng cũng qua. Con ra viện. Nhưng con mất 2 năm tập vật lý trị liệu: tập cầm nắm, tập nói, tập phân biệt màu xanh với màu đỏ màu vàng.
Bố mẹ không đủ tiền thuê người. Bà ngoại đưa con về Cù Lao ở Bến Tre. Bố đi cày kiếm tiền, mẹ thì muốn trầm cảm và con có dấu hiệu tự kỷ.
Mỗi tuần bà ngoại đưa con đi xe tốc hành (16 chỗ, đưa đón tận nhà) lên thành phố đi tập bài tập vật lý trị liệu cho con.
Hai năm trời chúng ta đã chiến đấu. Con rất kiên cường.
Hai năm sau, con đạt huy chương vàng trong cuộc thi của trường mầm non phường 8, quận 10: 'Ai thông minh nhất?'.
Đời bố đã qua ti tỉ lần thi. Nhưng cho tới giờ, với bố, đó là tấm huy chương vĩ đại nhất: Con, sau những gì đã qua, là một đứa trẻ bình thường về tư duy, tâm lý và thể chất. Dù có một điều chúng ta đều biết: Con bị điếc 2 độ, nhẹ, nhưng con khó khăn nghe và phát âm tròn những âm gió khi học ngoại ngữ.
Hưng ạ, con đi thi mà bố mẹ hồi hộp. Đẻ con ai cũng muốn nó thành kỹ sư bác sĩ tổng thống. Nhưng thẳm sâu, bố chỉ muốn con là người bình thường và hạnh phúc.
Nhưng bố mẹ biết con đã trải qua cái gì. Từ ngày con vào mẫu giáo, bố không cho ai nói với con điều đó. Bố không chấp nhận con vin vào việc đẻ non, có vấn đề về tư duy và nghe nhìn thời nhỏ, để dựa dẫm và biện minh cho những thất bại. Sự cảm thông sẽ biến con thành kẻ tự cho mình cái quyền làm Loser khi cuộc đời chưa mang găng vào đấu với con.
Giờ, chúc mừng chàng trai của bố mẹ. Một chàng trai bình thường.
Con sẽ không đọc được những dòng này. Và không biết có một ông bố đang khóc, chỉ vì có thằng con đậu tú tài. Ở cái thời mà ai cũng đậu tú tài.
Ngoài kia là cuộc đời.
Con chỉ có một nghĩa vụ với bố mẹ thôi: Là con phải vui vẻ và hạnh phúc'.

Xót xa con gái viết thư cho người mẹ quá cố
Một lần nữa, anh lại khóc vì thương con gái. Anh không biết phải làm sao để bù đắp cho con sự thiệt thòi vì thiếu thốn tình mẹ?
" alt=""/>Cảm động bức thư bố viết cho con trai khi biết con đậu tốt nghiệp
Trở về từ nước ngoài sau 6 năm lao động xuất khẩu, tôi mang theo khoản tiền tiết kiệm là mồ hôi, công sức mình kiếm được khi xa quê hương. Bố mẹ tôi mừng rơi nước mắt, cả ngày quấn quýt, hỏi han xem con trai muốn ăn gì? Có mệt không...Suốt thời thơ ấu, bố mẹ vất vả sớm hôm trên đồng ruộng, nuôi anh em tôi ăn học. Tốt nghiệp cấp 3 tôi thi đỗ đại học nhưng quyết định từ bỏ ước mơ giảng đường, sang Hàn Quốc lao động. 2 năm đầu, tôi trả được khoản nợ vay mượn họ hàng làm lệ phí đi và bắt đầu gửi tiền về hỗ trợ bố mẹ nuôi em trai.
 |
Sau 3 ngày dạm ngõ, chú rể toát mồ hôi đi đánh ghen trong nhà nghỉ |
Quãng thời gian xa nhà, tôi và Hương - cô bạn hàng xóm vẫn giữ liên lạc. Chúng tôi học cùng trường, cùng lớp và chớm nở tình yêu ở tuổi 17. Hương động viên tôi gắng lao động, lo cho tương lai. Em hứa sẽ chờ tôi trở về.
Năm đó, Hương thi đỗ cao đẳng nghệ thuật nhờ giọng hát thiên phú và nhan sắc mặn mà. Sau 3 năm, em về đoàn nghệ thuật tỉnh công tác.
Ở bên xứ người với bao bộn bề, vất vả, tôi vẫn giữ nguyên vẹn tình cảm cho em, mơ một ngày rước em về làm vợ, cùng em xây đắp tổ ấm.
Bởi thế, khi về nước, tôi nhanh chóng ngỏ ý muốn đám cưới với Hương. Tôi đưa em đi du lịch, cùng em hưởng trọn giây phút hạnh phúc của tình yêu đôi lứa. Ở thành phố Đà Lạt ngàn hoa, tôi hạnh phúc lồng vào tay em chiếc nhẫn đính ước.
Tuy nhiên, đến lúc thưa chuyện với bố mẹ tôi, hai người phản đối gay gắt. Mẹ tôi nói, giọng đầy mỉa mai, ‘Mẹ không đồng ý để loại ‘xướng ca, vô loài' bước vào nhà mình. Con lấy ai cũng được nhưng trừ con bé Hương ra’.
Mẹ tôi thì thầm to nhỏ rằng, người làng đồn đại Hương cặp kè đại gia, nhiều lần có cả người lớn tuổi đáng tuổi cha chú chở ô tô về làng. Hơn nữa, cách ăn mặc có phần lộ liễu, khoe da thịt của em làm mẹ tôi khó chịu, thiếu thiện cảm.
Trái ngược với mong muốn của mẹ, tôi vẫn khăng khăng bảo vệ Hương. Tôi giải thích với bà, Hương làm nghệ thuật nên việc ăn mặc có phần thoải mái hơn con gái trong làng. Công việc của em cũng đòi hỏi giao lưu với nhiều nơi, không thể lấy việc có người đưa về nhà bằng ô tô mà đánh giá nhân phẩm em một cách phiến diện.
Cuối cùng, trời không chịu đất, đất phải chịu trời, mẹ tôi tặc lưỡi cùng con trai sang nhà gái thưa chuyện, xin phép qua lại và hẹn ngày dạm ngõ. Vì là hàng xóm, gia đình em nhanh chóng đồng ý, chung tay vun vén cho các con thành đôi.
Sang tháng 8, mùa thu mát mẻ, bố mẹ tôi cùng các bác trong họ biện lễ vật, trầu cau sang nhà gái dạm ngõ, chính thức đặt vấn đề kết thông gia, chọn ngày lành tháng tốt cưới hỏi. Tôi và Hương mỉm cười đầy mãn nguyện. Vậy là bao năm chờ đợi, tôi và em cũng có cái kết viên mãn.
Ngờ đâu, chỉ sau lễ dạm ngõ 3 ngày, tôi bàng hoàng phát hiện Hương ‘vi vu’ cùng người khác trong nhà nghỉ.
Theo hẹn, tôi thu xếp công việc, đưa em đi xem nhẫn cưới và mua một số đồ cho ngày ăn hỏi. Hương thuê trọ sống ở thành phố, ngày hôm đó tôi háo hức dậy từ tờ mờ sáng, lên chỗ em. Gọi điện 15 cuộc vẫn tắt máy, cả xóm trọ chưa dậy, tôi không dám gọi cửa làm ảnh hưởng giấc ngủ của mọi người.
Tôi nghĩ em ngủ, tắt máy nên đành dựng xe, đứng đợi ngoài cổng. 6 giờ 30 sáng, đang loay hoay nghịch điện thoại, cánh cổng lạch cạch mở ra, bỗng có tiếng gọi làm tôi giật mình.
Đó là Hảo - thuê trọ cạnh phòng Hương, chắc cô chuẩn bị về quê, tay xách ba lô. Vài lần tôi lên thăm người yêu, thi thoảng trò chuyện. Hảo nhìn tôi với ánh mắt đầy thương hại, cất giọng: ‘Anh đứng đây làm gì thế? Không gọi được cho Hương à? Em thấy Hương khóa cửa đi từ tối hôm qua, vừa qua phòng vẫn khóa cửa. Anh vào xem xem’.
Tôi khẽ gật đầu, mặt buồn thiu, bước lên phòng người yêu. Đúng như Hương nói, căn phòng khóa im ỉm.
Lúc này, Hảo mới kéo tay tôi ra một chỗ, giọng đầy chân tình hỏi: ‘Anh với Hương xác định lấy nhau, đã nghĩ kỹ chưa? Em chỉ là người lạ nhưng thấy anh tốt bụng nên khuyên thật, cứ cân nhắc, đừng vội vàng. Hôn nhân là chuyện cả đời người. Anh tìm hiểu bạn bè, mọi người xung quanh xóm trọ Hương ở nhé’.
Dứt lời, Hảo vẫy xe ôm lại gần, leo lên xe, vẫy tay tạm biệt tôi.
Thấy khó hiểu về lời của Hảo, lòng tôi bấn loạn. ‘Lẽ nào Hương…’.
Đang hoang mang, tôi nháy thử điện thoại Hương, lần này có chuông, em bắt máy. Tôi hỏi em ở đâu, Hương ráo hoảnh đáp: ‘Em ở phòng trọ chứ ở đâu? 10 giờ anh lên đón em nhé, honey’.
Giận sôi máu nhưng tôi kìm nén, giục em dậy ăn sáng, nói dối tôi chuẩn bị đi. Sau đó, tôi bí mật bật phần mềm định vị. Điện thoại tôi và em là dòng iphone đời mới nhất, tôi mua một đôi nhân ngày cầu hôn. Theo định vị, em đang ở trong một nhà nghỉ cách nhà trọ 3 km. Bám theo bản đồ, tôi vào nhà nghỉ, thuê một phòng nhưng ngồi đợi dưới sảnh. Đúng 9 giờ, tôi bấm điện thoại, báo cho em biết mình sắp đến nơi.
30 phút sau, Hương cùng người tình từ trên tầng đi xuống. Người đàn ông sánh bước cùng em là ông bầu sô ca nhạc. Hương giới thiệu cho tôi để lo phần âm thanh, loa đài cho đám cưới.
Bắt tận tay vợ chưa cưới trong hoàn cảnh đó, tôi thất vọng não nề, nói lời chia tay rồi quay lưng đi.
Muối mặt với gia đình, tôi không dám tiết lộ sự thật cho bố mẹ biết mà chỉ nói hủy hôn vì cả hai tính cách không hòa hợp. Hương không xấu hổ, trở mặt tung tin đồn là tôi trăng hoa, phủi tay để đến với cô gái khác.
Tính tôi ít va chạm, không thích cãi cọ nên giữ im lặng. Mẹ tôi nghe đến tai, ức nghẹn, về bắt tôi kể hết mọi chuyện. Bây giờ, bà đang bực tức, tôi tiết lộ sự thật, chẳng khác nào thêm dầu vào lửa...

Thu nhập trăm triệu, chủ quán cà phê cay đắng vì vợ ngoại tình với tài xế
Thu nhập cao, quan tâm vợ con nhưng tôi không ngờ người phụ nữ mình yêu thương nhẫn tâm lừa dối, ngoại tình ngay sau khi cưới.
" alt=""/>Sau 3 ngày dạm ngõ, chú rể toát mồ hôi đi đánh ghen trong nhà nghỉ