Trước đó, bài viết khẳng định Facebook sẽ mở văn phòng tại Việt Nam được đăng tải lúc 15h ngày 12/6 trên trang Facebook Người Trẻ Học. Trang này còn dẫn nhiều số liệu người dùng Facebook với câu dẫn "cũng theo bà Trang" và sử dụng hình ảnh vị giám đốc nhằm tăng sự tin cậy cho thông tin.
Sau đó, thông tin này được phát tán rộng rãi bởi người dùng và nhiều trang khác trong đó có fanpage Hóngvới gần 1,6 triệu người theo dõi. Hiện thông tin giả mạo trên vẫn tồn tại trên các fanpage. Thậm chí, fanpage Hóng còn ghim bài lên đầu trang để thu hút nhiều người theo dõi hơn.
![]() |
Việc Facebook đặt trụ sở tại Việt Nam đang được rất nhiều người quan tâm vì vậy tin này thu hút hàng nghìn lượt tương tác. |
Bài viết đánh đúng tâm lý quan tâm của người dùng kèm hình thức trình bày "trông như thật" khiến nó thu hút hơn 7,6 nghìn người thích, 1,4 nghìn người bình luận và 1.000 lượt chia sẻ.
Sáng ngày 13/6, bà Trang cũng đăng bài trên Facebook cá nhân, bác bỏ thông tin sai sự thật trên. Theo Giám đốc Facebook Việt Nam, công việc chính của bà là hỗ trợ khách hàng doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy bà Trang sẽ không bao giờ phát ngôn những vấn đề ngoài công việc.
![]() |
Bà Trang khẳng định thông tin trên là sai sự thật. |
Thực trạng đăng tin giả mạo đang ngày càng khó kiểm soát trên Facebook với nhiều cách thức khác nhau như dẫn nguồn tùy tiện, giật tít sai nội dung chính, dẫn liên kết bên ngoài...
Đặc biệt các thông tin này rất chịu khó "ăn theo" những sự kiện được người dùng Facebook quan tâm như vụ Khải Silk, U23 Việt Nam, Trường Giang - Nhã Phương...
"Mục đích cuối cùng của việc tạo tin giả là để tăng tương tác từ người dùng. Tin giả luôn đáp ứng sự quan tâm của bạn đọc và dễ làm hơn tin thật cũng là một lý do", Trọng Nhân, chuyên gia về marketing trên Facebook chia sẻ.
Facebook là công ty đa quốc gia của Mỹ sở hữu mạng xã hội trực tuyến cùng tên, sáng lập bởi Mark Zuckerberg cùng với bạn bè khi còn theo học Đại học Harvard. Công ty Facebook chính thức lên sàn vào tháng 2/2012 và đến 13/7/2015 trở thành công ty nhanh nhất trong "Chỉ số Standard & Poor's 500" đạt mức vốn hóa thị trường 250 tỷ USD. Tính đến tháng 6/2017, Facebook công bố có hơn 2 tỉ người mỗi tháng dùng sản phẩm mạng xã hội của họ. Ngoài ra, công ty còn mua lại các sản phẩm phổ biến của giới trẻ khác như Instagram (mạng xã hội chia sẻ hình ảnh), Whatsapp (tin nhắn).
Bạn có biết:Facebook mở đầu là một phiên bản "Hot or Not" (một ứng dụng so sánh sắc đẹp) của Đại học Harvard với tên gọi Facemash.
Trong các ngành kinh doanh độc quyền hiện nay thì ngành cấp nước được cho là trì trệ nhất, ít ứng dụng các công nghệ mới để tăng hiệu quả kinh doanh. Hiện ngành cấp nước vẫn đang duy trì một đội ngũ đi đọc số đồng hồ và nhiều nơi vẫn đến tận nhà thu tiền của khách hàng. Điều này có nghĩa bộ máy của các công ty nước rất cồng kềnh và khách hàng sẽ gánh thêm những chi phí đó vào giá nước hàng tháng.
Bên cạnh đó, ngành nước vẫn đang đối mặt với tỷ lệ thất thoát nước lớn. Chương trình quốc gia chống thất thoát, thất thu nước sạch đến năm 2025 với mục tiêu huy động và tập trung các nguồn lực cho hoạt động chống thất thoát, thất thu nước sạch, giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch bình quân từ 30% năm 2009 xuống dưới 15% vào năm 2025.
Thế nhưng, các chuyên gia cho rằng, nếu ngành cấp nước Việt Nam ứng dụng công nghệ thông minh vào việc cấp nước cho khách hàng có thể giải được những bài toán trên đồng thời tăng hiệu quả kinh doanh.
Chuyên gia của Huawei cho biết, nếu các thiết bị đồng hồ đo nước được gắn thêm thiết bị IoT có thể chuyển thông tin cho các công ty nước và khách hàng qua SIM di động gắn vào thiết bị này. Các thiết bị IoT này gắn vào đồng hồ nước sẽ gửi báo cáo lưu lượng nước tiêu thụ hàng ngày cho công ty và khách hàng. Để cho các thiết bị IoT hoạt động cần gắn thêm pin và có thể sử dụng được trên 5 năm.
Với thiết bị này, khách hàng có thể theo dõi số lượng nước mình sử dụng online và trả tiền hàng tháng cho công ty nước qua tài khoản. Hệ thống đã được Huawei thử nghiệm ở thành phố Valencia của Tây Ban Nha. Huawei cho biết tỷ lệ thất thoát nước rất lớn ở các nước trên thế giới. Ví dụ Trung Quốc là 30%, nhưng Nhật Bản chỉ có 4%, hệ thống này sẽ góp phần giảm thất thoát nước.
Hệ thống có thể giúp các công ty cung cấp nước theo nhiều mức khác nhau ở từng mốc thời gian khác nhau. Tại Úc nếu khách hàng sử dụng nước trong giờ cao điểm giá sẽ đắt hơn nhiều so với giờ thấp điểm. Tùy theo nhu cầu của công ty cấp nước muốn đo và báo cáo thông số gì thì hệ thống IoT sẽ cung cấp dữ liệu đó cho công ty và khách hàng. Ví dụ hệ thống IoT báo về cho khách khi phát hiện lượng nước tiêu thụ liên tục trong 4 giờ, sẽ xác định đây là sự cố bất thường và báo về công ty cấp nước cũng như khách hàng để tránh trường hợp khách hàng quên tắt vời nước hay có sự cố rò gỉ đường ống chẳng hạn.
![]() |
Hôm nay, ngày 25/5/2018, Văn phòng Chính phủ đã ra thông báo truyền đạt kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp ngày 21/5 về việc ứng dụng CNTT kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc theo Đề án “Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và giai đoạn 2017 - 2020”. Cuộc họp có sự tham gia của đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, đại diện Tập đoàn Viettel, lãnh đạo một số Cục, đơn vị thuộc Bộ Y tế và lãnh đạo Văn phòng Chính phủ.
Trong kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, việc thực hiện kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc là giải pháp quan trọng, cần thiết nhằm triển khai các chỉ đạo về tăng cường hiệu quả quản lý thuốc tại Nghị quyết 20 ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng. Với việc kết nối này, các cơ quan nhà nước có thêm công cụ quản lý thuốc trên phạm vi toàn quốc, kiểm soát việc kê đơn, mua bán thuốc theo đơn, giúp người dân thuận tiện tra cứu thông tin về nguồn gốc, chất lượng, hạn sử dụng, giá cả từng loại thuốc, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý thuốc…
"Việc kết nối các cơ sở cung ứng sẽ làm thay đổi căn bản cách thức quản lý, kiểm soát thuốc đối với cơ quan quản lý, các cơ sở cung ứng thuốc và cơ sở y tế, đòi hỏi có quyết tâm cao của ngành y tế và chính quyền các địa phương. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan báo chí ở Trung ương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, tạo đồng thuận và sự ủng hộ của các cơ sở y tế, cơ sở cung ứng thuốc và của nhân dân trong thực hiện giải pháp này", thông báo của Văn phòng Chính phủ nêu rõ.
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng, trong thời gian từ nay đến hết tháng 6/2018, Bộ Y tế tập trung chỉ đạo khẩn trương hoàn thành việc triển khai trước tại các tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hưng Yên; rút kinh nghiệm, nêu ra các yêu cầu quản lý chuyên môn để Tập đoàn Viettel hoàn thiện về kỹ thuật trước khi triển khai rộng rãi trên toàn quốc.
" alt=""/>Kết nối mạng các cơ sở cung ứng thuốc trên toàn quốc vào đầu tháng 7/2018